Vĩnh Phúc.
a) Công tác tham mưu ban hành văn bản chỉđạo
Ngay sau khi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực thi hành (01/07/2008), UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉđạo như:
- Quyết định 3216/QĐ-CT ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc Thành lập Ban chỉ đạo Thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Quyết định 3943/QĐ-BCĐ của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Luật PCBLGĐ tỉnh;
- Quyết định số 2777/QĐ-UB ngày 28/10/2012 về phân bổ kinh phí thực hiện phòng chống BLGĐ cho các sở, ngành, UBND các huyện, thành, thị và UBND các xã, phường thị trấn trên địa bàn tỉnh.
- Quyết định số 1877/QĐ-CT ngày 23 tháng 7 năm 2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc thành lập Ban chỉ đạo công tác gia đình tỉnh Vĩnh Phúc; Quyết định số2909/QĐ-BCĐ ngày 18 tháng 10 năm 2013 về việc ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo công tác gia đình tỉnh Vĩnh Phúc.
- Kế hoạch số 3838/KH-UBND ngày 26 tháng 6 năm 2008 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
- Kế hoạch 6530/KH-UBND ngày 28/12/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 tầm nhìn 2030;
- Kế hoạch số 2934/KH-BCĐ ngày 7 tháng 6 năm 2013 của Trưởng Ban chỉ đạo Phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Vĩnh Phúc về Sơ kết 5 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình giai đoạn 2008-2013;
Các sở, ngành của tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch, văn bản chỉ đạo thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của sở ngành như: SởTư Pháp xây dựng Kế hoạch gắn nội dung Luật Phòng, chống bạo lực gia đình vào kế hoạch công tác ngành và chỉ đạo hướng dẫn cơ sở thực hiện tốt công tác tư vấn, hoà giải can thiệp Phòng chống BLGĐ. Công an tỉnh triển khai lồng ghép phòng chống tội phạm, phòng ngừa ngăn chặn vi phạm BLGĐ ở nhiều mô hình liên quan “Câu lạc bộgia đình hạnh phúc, CLB phòng chống bạo lực gia đình; Hội Liên hiệp Phụ nữ ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và Kế hoạch phối hợp thực hiện Phòng chống BLGĐ, thực hiện phong trào xây dựng gia đình hạnh phúc, phong trào “5 không, 3 sạch”, hoạt động tư vấn, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, tập huấn hòa giải ở cơ sở; Sở Giáo dục Đào tạo triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011-2015”;
Sở Lao động TBXH xây dựng kế hoạch và các văn bản chỉđạo thực hiện Luật Bình đẳng giới, luật giáo dục trăm sóc trẻ em, chương trình xoá đói giảm nghèo và hoạt động bảo trợ xã hội; SởVăn hoá, Thể thao và Du lịch, Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo công tác gia đình cũng đã chủ động ban hành nhiều văn bản, kế hoạch phối hợp với các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành, thị trong công tác chỉđạo, triển khai thực hiện Phòng, chống bạo lực gia đình; Hướng dẫn nghiệp vụ đối với phòng Văn hoá và Thông tin cấp huyện; Xây dựng các Mô hình can thiệp phòng, chống BLGĐ ở cơ sở; xây dựng địa chỉ tin cậy, đường dây nóng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao kiến thức cho người dân về thực hiện Luật PCBLGĐ; đặc biệt giúp cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình từ tỉnh xuống cơ sở có đầy đủ kiến thức kỹ năng, tư vấn hoà giải và xử lý kịp thời trong việc phòng, chống bạo lực gia đình.
Các huyện, thành, thị trên cơ sởhướng dẫn và chỉđạo của tỉnh, đến nay 9/9 huyện, thành thị đã xây dựng Kế hoạch thực hiện Luật PCBLGĐ, Ban Chỉ đạo Phòng, chống bạo lực gia đình nay kiện toàn lại thành Ban chỉ đạo Công tác Gia đình cấp huyện, thành, thị.
b) Công tác tuyên truyền,phổ biến giáo dục pháp luật
Ban chỉ đạo cấp huyện cũng đã làm tốt công tác tham mưu cho UBND ban hành các văn bản chỉ đạo, phối hợp với các ban, ngành đoàn thể chỉ đạo thí điểm và nhân rộng các mô hình Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, nhóm phòng chống BLGĐ, xây dựng địa chỉ tin cậy, thành lập đường dây nóng; chỉ đạo các xã phường thị trấn làm tốt công tác hoà giải, công tác thu thập xử lý các dữ liệu vềgia đình và phòng chống bạo lực gia đình.
Xác định, công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống bạo lực gia đình là một trong những giải pháp cơ bản góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo hướng dẫn tổ chức nhiều hoạt động truyền thông, vận động nhằm phổ biến,
giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và hậu quả của các hành vi bạo lực gia đình đến với mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh cụ thể:
Từ năm 2008 đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức in và phát hành được 11 nghìn cuốn tài liệu gồm: “Văn bản Quản lý nhà nước về công tác gia đình”,“Sổ tay công tác gia đình”, “Văn bản Quản lý Nhà nước về xây dựng đời sống văn hóa và gia đình” Giáo dục đời sống gia đình và 57.064 tờ rơi “Kiến thức gia đình”, “Hỏi đáp Luật Phòng, chống bạo lực gia đình”, “Tuyên truyền phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ CNH-HĐH đất nước; Cấp phát 1.000 cuốn kiến thức gia đình, hỏi đáp về luật PCBLGĐ, Luật Bình đẳng giới; Xây dựng 8cụm Pa nô tấm lớn, 724 cụm pa nô, áp phích, 274 băng zôn, 411 khẩu hiệu truyên truyền về giáo dục đạo đức lối sống truyền thống của gia đình Việt Nam và Phòng, chống bạo lực gia đình; Mỗi năm có hơn 480 chuyên mục, 1.200 tin, bài được phản ánh về phòng, chống bạo lực gia đình thông qua Đài truyền thanh cấp xã, cấp huyện; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Vĩnh Phúc với tổng số 21 chuyên mục với 15 phóng sự, 3 buổi toạ đàm; Xây dựng chuyên trang weside “Chung tay phòng chống bạo lực gia đình” trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc, Báo điện tử Vĩnh Phúc với 6 chuyên mục; nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản quản lý nhà nước về gia đình, Luật PCBLGĐ, Luật bình đẳng giới, kiến thức gia đình, địa chỉ tin cậy, đường dây nóng hỗ trợ nạn nhân BLGĐ, Thông qua đó, đã nâng cao nhận thức cho người dân về phòng, chống bạo lực gia đình, phòng, chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình [33]
Hàng năm nhân kỷ nhiệm ngày gia đình Việt Nam (28/6) từ cấp tỉnh đến cấp xã đều tổ chức nhiều hoạt động như; Hội diễn văn hoá, văn nghệ, thi đấu thể dục thể thao gia đình, tổ chức biểu dương, gặp mặt gia đình tiêu biểu xuất sắc, nói chuyện chuyên đề về công tác gia đình và phòng chống BLGĐ, đặc biệt năm 2012, năm 2014 nhân ngày Quốc tế xoá bỏ bạo lực đối với Phụ nữ 25/11, Sở VHTTDL tổ chức Lễ mít tinh diễu hành hưởng ứng chiến dịch truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới trên địa bàn
tỉnh, thu hút đượcđông đảo cán bộcông chức của các sở ngành, phòng VHTT cấp huyện và người dân hưởng ứng tham gia [33];
Phối hợp với Sở Tư pháp, Hội LHPN tỉnh chỉđạo tổ chức cuộc thi tìm hiểu Luật PCBLGĐ với hình thức sân khấu hoá ở cấp huyện, cấp tỉnh, qua đó tạo sức lan toả rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Sở Tư Pháp đăng tải các văn bản về phòng, chống bạo lực gia đình trên 30 bản tin tư pháp, bình quân 5.500 cuốn/sổ, phát hành tới các ngành, các cấp và tổ hòa giải; xây dựng và phát hành 30 số chuyên mục băng casset, đĩa CD, bình quân 960 đĩa/chuyên mục. Phối hợp với Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh, Báo Vĩnh Phúc xây dựng và phát hơn 408 chuyên mục “pháp luật và đời sống"... Đưa Luật Phòng, chống bạo lực gia đình vào hương ước, quy ước thôn, tổ dân phố. Sau 8 năm triển khai tuyên truyền dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thông qua các ấn phẩm báo, tạp chí, tài liệu, tờ rơi; Các chuyên mục, phóng sự truyền hình; Các cụm pa nô, áp phích, khẩu hiệu, băng zôn; Các buổi hội thảo, hội nghị chuyên đề hay lồng ghép với phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”, xây dựng quy ước, hương ước...Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thực sự đi vào cuộc sống được đông đảo cán bộ, đảng viên và người dân hưởng ứng góp phần vào xây dựng "gia đình, no ấm, tiến bộ, hạnh phúc" [33]
c) Tổ chức bộ máy
Từ năm 2008 mảng gia đình thuộc chức năng quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch với vai trò là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về công tác gia đình, tuy nhiên về đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình, nhìn chung còn thiếu và hạn chế về chuyên môn. Theo kết quả thống kê về số lượng cán bộ làm công tác gia đình, đối với cấp tỉnh hiện có 03 đồng chí, trong đó có 1 lãnh đạo Sở trực tiếp phụ trách; cấp huyện có 9 đồng chí; Ở cơ sở, không có cán bộ chuyên trách làm công tác gia đình, chỉ có cán bộvăn hóa - xã hội kiêm nhiệm từ đó làm ảnh hưởng đến việc tổ chức triển khai, thực hiện các nhiệm vụ công tác
gia đình, đặc biệt là công tác thu thập, thống kế số liệu về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình là rất khó khăn.
d) Công tác phối hợp liên ngành
Công tác phối hợp liên ngành là một nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của từng ban, ngành, đoàn thể, đồng thời tạo nên sức mạnh tổng hợp góp phần tích cực thực hiện tốt luật PCBLGĐ. Hầu hết các Sở, ngành của tỉnh đã làm tốt công tác tuyên truyền, triển khai các nội dung phòng, chống bạo lực gia đình theo ngành mình quản lý.
Sở Tư pháp đã chỉ đạo Phòng tư pháp các huyện, thành, thị tổ chức hàng chục buổi tập huấn cho cán bộ làm công tác hoà giải của 137 xã, phường, thị trấn; hơn 100 buổi tuyên truyền, tư vấn, phổ biến Luật PCBLGĐ, Luật Bình đẳng giới cho hàng nghìn cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Trung tâm trợ giúp pháp lý tổ chức nhiều buổi tuyên truyền lưu động, phổ biến pháp luật hôn nhân và gia đình và Luật PCBLGĐ [33]
Sở Giáo dục - Đào tạo tuyên truyền nội dung giáo dục đạo đức lối sống trong nhà trường qua các giờ học, buổi chào cờ, những buổi nói chuyện chuyên đề, những giờ học ngoại khóa; Tuyên truyền công tác, phòng, chống bạo lực gia đình trong các Hội thi như “Hội thi Gia đình Sức khỏe và trẻthơ” “Hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật”, Hội diễn văn nghệ ...[33].
Sở thông tin truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Vĩnh Phúc tỉnh đã chỉ đạo làm tốt công tác truyền thông giáo dục, xây dựng các chuyên mục, phóng sự truyền hình, các trang Wesibe tuyên truyền về công tác phòng, chống bạo lực gia đình [33]
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới, Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
Sở Y tế triển khai chỉ đạo các cơ sở Y tế trên địa bàn tỉnh làm tốt công tác sàng lọc, khám và điều trịchăm sóc, giúp đỡ các nạn nhân bị bạo hành gia đình. Điển hình là các nạn nhân được cơ sở y tế giúp đỡ gần đây như: Nạn nhân Đỗ Thị Quyên, xã Đồng Cương, huyện Yên Lạc nhiều lần bị chồng đánh
đập phải nhập viện; Chị Nguyễn Thị Liên, xã Bồ Sao, huyện Vĩnh Tường bị chồng dùng búa đập vào đầu gây tổn hại sức khỏe ... [33]
Hội Liên hiệp Phụ nữ xây dựng mô hình can thiệp PCBLGĐ, tổ chức ngày hội Gia đình nhân kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam (28/6) gắn với triển khai nội dung cuộc vận động gia đình “5 không, 3 sạch”; Tổ chức cuộc thi sáng tác tranh, triển lãm giới thiệu hình ảnh người phụ nữ với phẩm chất, đạo đức truyền thống; thực hiện đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước”; Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức cho phụ nữ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vùng miền [33].
Ủy ban MTTQ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên, Hội Người cao tuổi tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền nhằm góp phần nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí và trách nhiệm của xã hội và từng gia đình trong việc thực hiện chính sách, pháp luật hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới; Lồng ghép nội dung PCBLGĐ vào các hoạt động của phong trào xây dựng "Gia đình văn hóa" và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào “Xây dựng nông thôn mới” và “Xây dựng đô thị văn minh”. Các ban, ngành, đoàn thểđã cụ thể hóa nội dung PCBLGĐ với các nội dung thi đua như phong trào: “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền”, “Nuôi con khỏe, dạy con ngoan”, “Xóm, phố bình yên, gia đình hạnh phúc”, phong trào xoá đói, giảm nghèo..., đồng thời gắn nội dung PCBLGĐ với việc đăng ký và bình xét danh hiệu "Gia đình văn hóa" [33].
Công an tỉnh, Viện kiểm sát, Toà án thực hiện công tác đấu tranh chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đúng pháp luật. Bên cạnh đó Công an tỉnh luôn tích cực làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở, trực tiếp tư vấn pháp luật, tư vấn tâm lý cho các nạn nhân trong quá trình giải quyết các vấn đề liên quan đến BLGĐ [33].
Nhìn chung công tác phối hợp giữa các Sở, ban ngành, đoàn thể trong việc triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được triển khai
khá đồng bộ từ tỉnh đến cở sở, đem lại nhiều kết quả đáng khích lệ, giúp cho lãnh đạo, cơ quan đơn vị và người dân nâng cao nhận thức hành vi vi phạm pháp luật, tham gia vào công tác phòng chống BLGĐ có hiệu quả.
đ) Công tác thanh tra, kiểm tra.
Hàng năm, UBND cấp huyện, xã đã chủ động ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình. Về cơ bản các địa phương đã thực hiện nghiêm văn bản chỉ đạo về triển khai việc thi hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình; đã chủ động tham mưu cho UBND cùng cấp ban hành kế hoạch phòng, chống bạo lực gia đình và phối hợp với các ban, ngành đoàn thể để triển khai thực hiện; sự vào cuộc của các ngành bước đầu đã đảm bảo theo quy định của Luật; các địa phương đã thực hiện việc tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình trên diện rộng và một số địa bàn trọng điểm; việc nhân rộng mô hình được nhiều địa phương quan tâm, chú trọng, hoạt động của các câu lạc bộ, nhóm phòng chống bạo lực gia đình được duy trì với nội dung sinh hoạt phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra ở một sốđịa phương chưa được chú trọng.