Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 53 - 56)

2.2.3.1. Kết quảđạt được

- Hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc luôn nhận được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, nhiều văn bản chỉđạo, hướng dẫn, nhiều chương trình, kế hoạch hành động đã được xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện, góp phần ngăn chặn và làm giảm các hành vi bạo lực gia đình. Luật phòng, chống bạo lực gia đình từng bước chuyển tải đến người dân để người dân hiểu biết và tự giác chấp hành, góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa, hạn chế bạo lực gia đình xảy ra trong ra đình.

- Việc triển khai thi hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình và triển khai thực hiện thí điểm Mô hình can thiệp PCBLGĐ đã có tác dụng thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức, phát huy vai trò vị trí của gia đình, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đối với

công tác gia đình, đặc biệt trong việc thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và Gia đình... góp phần giảm thiểu các vụ bạo lực gia đình; công tác can thiệp, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình đã được triển khai kịp thời và có hiệu quả; các huyện, thị, thành phố đã xây dựng được kế hoạch triển khai thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; một số ban, ngành đã phối hợp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép tuyên truyền nội dung phòng, chống bạo lực gia đình với Phong trào "Toàn

dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" với nhiều nội dung, hình thức phong phú, góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi trong phòng, chống bạo lực gia đình, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cộng động trong việc PCBLGĐ, xây dựng gia đình hoà thuận, ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc [33].

- Công tác tuyên truyền, phổ biến được phối hợp triển khai thực hiện với nhiều nội dung, hình thức phong phú, làm cho người dân nâng cao nhận thức về pháp luật, đặc biệt là nắm rõ được các hành vi vi phạm về bạo lực gia đình, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân trong việc Phòng chống BLGĐ, xây dựng gia đình hoà thuận, tiến bộ, hạnh phúc. Việc tuyên truyền giáo dục đạo đức lối sống tốt đẹp trong gia đình Việt Nam, đặc biệt là giáo dục thanh thiếu niên được chú trọng như giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo, kính trên nhường dưới, ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền ...được duy trì thường xuyên và liên tục. Tuy nhiên lĩnh vực QLNN về gia đình còn mới, nên các hoạt động về PCBLGĐ vẫn còn hình thức, chưa phản ánh đúng thực tế.

- Nhiều địa phương làm tốt công tác thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình: Thành phốVĩnh Yên tổ chức thành công cuộc thi “Hòa giải viên giỏi về PCBLGĐ cấp thành phố” năm 2012 và tổ chức đánh giá sơ kết 5 năm thực hiện luật bài bản có hiệu quả; Huyện Vĩnh Tường vận dụng sáng tạo đưa nội dung Luật Phòng, chống bạo lực gia đình bổ sung vào hương ước, quy ước của các thôn, làng, tổ dân phố và nhân rộng nhiều mô hình can thiệp PCBLGĐ; Huyện Bình Xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, điều tra, thu

thập thống kê, xử lý vềBLGĐ; huyện Yên Lạc triển khai chỉđạo thí điểm các mô hình can thiệp PCBLGĐ có hiệu quả [33].

2.2.3.2. Hạn chế

- Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Luật PCBLGĐ của một số cấp uỷ đảng, chính quyền cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, vẫn còn hình thức, mới chỉ dừng lại ở khâu tổ chức, quán triệt, chưa chỉ đạo quyết liệt, chưa đưa nội dung PCBLGĐ gắn với kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm của địa phương; sự phối kết hợp giữa các cấp, các ban ngành đoàn thể chưa chặt chẽ đồng bộ, các nội dung hoạt động chưa phong phú, chính vì vậy công tác phòng chống BLGĐ còn nhiều hạn chế.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến Luật và các văn bản thi hành Luật phòng chống BLGĐ còn đơn giản chưa sâu, hình thức tuyên truyền chưa đổi mới, do đó người dân thiếu hiểu biết về pháp luật nói chung, luật phòng chống BLGĐ nói riêng.

- Công tác quản lý nhà nước vềlĩnh vực này chưa phát huy vai trò trách nhiệm và kỷcương thực hiện pháp luật chưa nghiêm, Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành nhất là ở cơ sởchưa chặt chẽ đồng bộ; các biện pháp ngăn chặn, xử lý các hành vi bạo lực gia đình chưa kịp thời; công tác tư vấn, giải quyết mâu thuẫn trong gia đình theo pháp luật còn yếu.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình nhất là ở cơ sở chưa thật sự nắm chắc các quy định của Luật PCBLGĐ, ảnh hưởng không nhỏ đến việc chỉ đạo thực hiện các mô hình điểm thể hiện ở sự lúng túng, hiệu quả chỉ đạo chưa cao.

- Công tác thống kê, thu thập số liệu về bạo lực gia đình chưa thực sự chính xác, chưa phản ánh đúng thực tế, nhiều vụ BLGĐ xảy ra chưa được thống kê đầy đủ, số liệu này chủ yếu là phụ thuộc vào sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộcơ sở.

- Kinh phí dành cho công tác phòng chống bạo lực gia đình còn ở mức thấp. Thực sự chưa đáp ứng được so với nhiệm vụđặt ra.

Kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình còn hạn chế.

Việc triển khai chỉ đạo thực hiện Luật phòng chống bạo lực gia đình chưa được các cấp ủy Đảng quan tâm đúng mức; đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình từ cấp huyện, cấp xã còn hoạt động kiêm nhiệm, chưa nắm chắc về kiến thức về Luật phòng chống bạo lực gia đình, phần lớn còn yếu về năng lực chuyên môn, đôi khi còn lúng túng trong việc triển khai hoạt động.

Bạo lực gia đình đã bị nhìn nhận chưa đúng với tính chất nghiêm trọng của nó, công tác tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình chưa thực sự hiệu quả để giúp cho chính quyền và người dân nhận thấy trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc ngăn chặn bạo lực gia đình ở mỗi địa phương.

Việc phát hiện và xử lý các vụ bạo lực gia đình chưa kịp thời, kiên quyết, nghiêm minh. Hình thức phạt đối với các đối tượng gây bạo lực gia đình còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe.

Việc kiểm tra, cập nhật thông tin về bạo lực gia đình còn chậm, chưa kịp thời.

Công tác phát hiện, thống kê báo cáo về bạo lực gia đình rất khó khăn nên việc xử lý các hành vi vi phạm bạo lực gia đình chưa kịp thời.

Ý thức chấp hành pháp luật nói chung và các chính sách, pháp luật liên quan công tác gia đình của một bộ phận người dân chưa cao.

2.3. Trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng trong phòng, chống vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)