Quán triệt quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội ch ủnghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ở Việt Nam hiệ n nay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 60 - 63)

Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền là một bước tiến khoa học vĩ đại trong lịch sử nhân loại. Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước riêng gắn liền với một giai cấp, như nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa, mà là một hình thức tổ chức nhà nước, một trình độ phát triển của nhà nước về phương diện tổ chức - thiết kế, hoạt động trong đó có sự phân công và tổ chức quyền lực nhà nước để bảo đảm Hiến pháp và pháp luật giữ vị trí tối cao. Chính vì tính tối ưu của Nhà nước pháp quyền mà Đảng ta nhất quán chủ trương xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam sẽ là tiền đề quan trọng tạo ra sự đồng thuận, phát triển trong xã hội, xây dựng một đất nước hiện đại, đem lại hạnh phúc cho nhân dân.

Từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VII (1-1994), Đảng ta đã dùng khái niệm nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa. Trong nội dung phần 2 về những nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian tới, đã nêu nhiệm vụ thứ 7: "xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân". Đại hội VIII cũng đã tiếp tục khẳng định tinh thần, quan điểm này. Văn kiện Đại hội XI khẳng định: "Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm Nhà nước ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo; thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội; giải quyết đúng mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức

khác trong hệ thống chính trị, với nhân dân, với thịtrường. Nâng cao năng lực quản lý và điều hành của Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủnghĩa và kỷ luật, kỷcương. Nhà nước chăm lo, phục vụ nhân dân, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của mọi người dân. Nghiên cứu xây dựng, bổ sung các thể chế và cơ chế vận hành cụ thể để bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” [16].

Văn kiện đại hội XII cũng khẳng định đường lối tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa: " Tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, vững mạnh; hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; phát huy dân chủ, tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tệ nạn xã hội và tội phạm" [17]

Nhà nước pháp quyền mà Việt Nam đang xây dựng và hoàn thiện có các đặc trưng sau đây:

Một là, đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân.

Hai là, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Ba là, Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

Bốn là, Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

Năm là, Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công dân; thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷcường, kỷ luật.

Sáu là, Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tưtưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Với những đặc trưng trên, Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam, đặt dưới sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽphát huy được vai trò làm chủ của nhân dân. Mỗi người dân, khi họ thực sự là chủ thể của mọi quyền lực và là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, họ sẽ có trách nhiệm hơn đối với đất nước, phát huy và cống hiến hết khả năng của mình cho đất nước. Điều này sẽ tạo nên một sức mạnh tổng hợp rất lớn, sức mạnh ấy là tiền đề quyết định sự thành công trong sự nghiệp đổi mới toàn diện xã hội. Đồng thời, với vai trò là người chủ của quyền lực nhà nước, mỗi công dân sẽ sống tốt hơn, thực hiện nghiêm minh những quy định do ý chí chung của toàn xã hội đặt ra, sống và làm việc theo pháp luật, đặt mình trong khuôn khổ pháp luật, từ đó sẽ hạn chế được tình trạng vi phạm pháp luật nói chung trong đó có vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bao lực gia đình. Các cơ quan nhà nước, trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ của mình, thực hiện tốt chức năng của mình, có sự phối kết hợp trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Như vậy, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình sẽ được hạn chế ngay từ khi nó có nguy cơ hình thành đồng thời mọi hành vi vi phạm sẽ được phát hiện và xử lý nghiêm minh, từ đó hình thành nên ý thức pháp luật cao trong xã hội. Pháp luật là phương tiện quan trọng và hữu hiệu nhất trong việc điều chỉnh hành vi của con người, các mối quan hệ xã hội. Các cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi công dân đều phải đặt mình trong khuôn khổ pháp luật. Phòng, chống bạo lực gia đình đã được luật hoá, mỗi thành

viên trong gia đình được bảo vệ trong hành lang pháp luật. Do vậy, các chủ thể trong xã hội không thể lấy gia đình ra làm rào chắn cho hành vi trái pháp luật của mình và họ sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý khi xâm hại đến các quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình là hành vi xâm hại đến quyền con người, quyền công dân. Vì vậy, trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nạn nhân của bạo hành gia đình sẽ được bảo vệ kịp thời và tốt nhất, đảm bảo các quyền con người và quyền công dân của mình.

Như vậy, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là một chủtrương đúng đắn của Đảng ta, thể hiện sự nhận thức sâu sắc tính ưu việt của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một đảm bảo để loại bỏ, triệt tiêu mọi lực cản đối với sự phát triển trong xã hội trong đó có tình trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Quán triệt và thực hiện tốt chủ trương này, nhất định Việt Nam sẽ thu được nhiều thành công tốt đẹp trên con đường đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng thành công chủnghĩa xã hội.

3.2. Giải pháp giảm thiểu vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)