Yếu tố pháp lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 34 - 36)

Việt nam đang tiếp tục hoàn thiện và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa của dân, do dân và vì dân. Vì vậy, pháp luật có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, tạo ra trật tự và ổn định cho xã hội nhất là trong việc ngăn chặn và đẩy lùi hiện tượng vi phạm pháp luật. Một hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình hoàn thiện, đầy đủ, thống nhất, cụ thể, tính khả thi cao, dân chủ, tiến bộ, hướng tới các giá trị nhân văn cùng với hệ thống các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xoá bỏ nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình ngày càng đầy đủ; hoạt động của hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật ngày càng đạt hiệu quả cao hơn sẽ là những đảm bảo pháp lý để ngăn chặn, hạn chế vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, để công cuộc phòng chống bạo lực trong gia đình đạt hiệu quả thì không chỉ xây dựng một đạo luật về phòng chống bạo lực gia đình là đủ, cần phải có các văn bản pháp luật khác điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình để mọi người có cơ chế tự bảo vệ mình, tự tránh khỏi các áp lực, các yếu tố và hành vi dẫn đến bạo hành, nhằm xây dựng gia đình hòa thuận, tiến bộ và văn minh. Pháp luật cũng phải là đại lượng công bằng nhất, xóa tan khoảng cách và xây dựng lại các gia đình từ các đổ vỡ, bất đồng, xung đột tiềm ẩn hoặc đã thể hiện trong thực tế, tạo cơ sở pháp lý để mọi người thể hiện được thái độ đúng đắn của mình, những ứng xử phù hợp với pháp luật đối với nhau trước những bất đồng, xung đột của gia đình. Như vậy, trong các yếu tốđảm bảo thì pháp luật được xem là yếu tốđảm bảo cơ bản nhất nhằm phòng và chống bạo lực trong gia đình.

1.3.5. Yếu t xã hi

Một xã hội phát triển, ổn định, có sự tham gia hoạt động xã hội của các tổ chức và đoàn thể quần chúng sẽ tạo ra những bảo đảm về mặt xã hội cho việc hạn chế vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Mỗi công dân

sẽ phát huy quyền làm chủ của mình đối với đất nước, đối với xã hội; mỗi tổ chức sẽ phát huy khả năng tập hợp lực lượng, tạo ra khối đoàn kết chặt chẽ trong xã hội nhằm phát huy sức mạnh của tập thể. Cả xã hội liên kết gắn bó chặt chẽ với nhau tạo nên một sức mạnh lớn mà sức mạnh đó có thểđẩy lùi sự xuất hiện của vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Nếu như, nhà nước tạo ra các cơ chế bảo đảm cho pháp luật đi vào đời sống, thì xã hội chính là môi trường nuôi dưỡng pháp luật đó, đảm bảo cho pháp luật hiện hữu và có sức sống. Do đó, trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực trong gia đình, xã hội luôn luôn được xem là cái nôi cho sự phát triển lành mạnh của gia đình và là cơ sở, là tiền đề để Nhà nước cũng như mọi cá nhân, tổ chức tỏ thái độ và có hành vi phản ứng lại với những hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện ra những hành vi vi phạm pháp luật cũng như bảo vệ, che chắn cho người phụ nữ thoát khỏi nạn bạo hành gia đình. Nạn bạo lực gia đình chỉ có thể bị hạn chế nếu xã hội, cộng đồng lên tiếng bảo vệ và thực sự chung tay, góp sức chống lại nó.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)