Trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng trong phòng, chống vi ph ạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 56 - 59)

Luật Phòng chống bạo lực gia đình có một chương riêng quy định trách nhiệm của của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Có thể thấy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong phòng, chống bạo lực gia đình còn rất mờ nhạt, mà nguyên nhân chính là do các cơ quan này chưa thật sự ý thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác này, cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ đã được pháp luật quy

định.Trong khi đó, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình cũng chưa có một quy định chặt chẽ để ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan này.

Thực tiễn vấn nạn bạo lực gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy: Việc thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình để nâng cao sự hiểu biết, từ đó làm thay đổi về nhận thức vấn đề là hết sức quan trọng và cần thiết, nhưng dường như chưa được chú ý đúng mức. Pháp luật đã quy định nhưng lại không đề ra cơ chế cho việc thực thi trên thực tế, mà chỉ quy định chung chung trong Chương 4 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình về trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong thi hành Luật [29]. Vì vậy, cần có những quy định chi tiết hơn về vấn đề này. Cần quy định việc tuyên truyền này như là một trách nhiệm thường xuyên của một cơ quan, tổ chức cụ thể ở từng địa phương, từng cơ sở.

Để mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần ngăn chặn bạo lực gia đình, trước tiên chính bản thân mỗi nạn nhân phải chủ động lên tiếng nhờ sự can thiệp, giúp đỡ từ các đoàn thể, chính quyền địa phương.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng luật bình đẳng giới và luật phòng chống bạo lực gia đình trong mọi tầng lớp nhân dân.

Về mặt quản lý nhà nước, bên cạnh việc hoàn thiện khung hành lang pháp lý, thì chính quyền các cấp cần xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể nhân dân mà nòng cốt là Hội Nông dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ xây dựng mô hình phòng chống bạo lực gia đình ở địa phương, làm cho mỗi gia đình hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình để xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bền vững.

Cần xem công tác phòng chống bạo lực gia đình là trách nhiệmcủa mọi gia đình và toàn xã hội chứ không của riêng ai.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Chương 2 của luận văn tập trung phân tích thực trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc từ năm 2008 đến nay đồng thời chỉ ra và phân tích các nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về bạo lực gia đình, các báo cáo tình hình xét xử của Toà án tỉnh Vĩnh Phúc, cho ta thấy tình trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đang ở mức báo động, sốlượng, tính chất và mức độ vi phạm của các vụ vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình ngày càng tăng, càng nguy hiểm, gây thiệt hại lớn cho gia đình và cho cả xã hội.

Qua sự trình bày thực trạng cũng như nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình cho thấy bức tranh toàn cảnh về vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc hiện nay. Đây là cơ sở thực tiễn để làm căn cứ cho việc đề ra và luận chứng giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình trong thời gian tới.

Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở TỈNH VĨNH PHÚC 3.1. Phƣơng hƣớng giảm thiểu vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)