trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình đang hoành hành và lây lan nhanh chóng trong xã hội, xâm nhập vào mỗi gia đình và ngày càng nhiều gia đình đang phải sống chung với bạo lực gia đình nhưng giường như xã hội vẫn thờ ơ, dửng dưng với vấn đề này. Mặc dù vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình đã được Luật hoá, được đặt dưới sự điều chỉnh của pháp luật, bạo hành gia đình đã trở thành vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình nhưng cộng đồng xã hội vẫn khoanh tay đứng nhìn, vẫn coi đó là vấn đề riêng của mỗi gia đình, vì thế mỗi gia đình tự đóng cửa bảo nhau. Như vậy, phải chăng, chính cộng đồng xã hội đã tạo điều kiện để vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình phát triển. Vì vậy, đã đến lúc, cả xã hội phải chung tay, góp sức lại để triệt tiêu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo hành gia đình. Sự chung tay của cả xã hội sẽ tạo nên một sức mạnh tổng hợp có thể ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Chính vì vậy, việc hoàn thiện cơ chế xã hội phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình là rất cần thiết và đặc biệt quan trọng.
Hoàn thiện cơ chế xã hội phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình tức là hoàn thiện cách thức tổ chức, hành động của xã hội đối với vấn đề vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống
bạo lực gia đình. Điều đó có nghĩa là tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội cần có cách thức hành động cần thiết, tích cực trong sự phối kết hợp chặt chẽ đối với hiện tượng xã hội là vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Nội dung của giải pháp này, trước hết, cần nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Tiếp đó, xã hội cần có những hành động cụ thể góp phần vào việc ngăn chặn, đẩy lùi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững, giữ vững trật tự và ổn định xã hội.
a) Xây dựng mạng lưới phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình có sự thống nhất chỉ đạo hành động từ Trung ương đến các cấp chính quyền địa phương
Để công tác phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đạt được hiệu quả, theo luận văn, cần phải thành lập ngay một mạng lưới chuyên trách ngăn chặn bạo lực từ Trung ương tới từng địa phương. Ở cấp Trung ương cần có một Uỷ ban về phòng, chống bạo lực gia đình, mỗi tỉnh, huyện, có Ban phòng, chống bạo lực; mỗi xã có đội phòng, chống bạo lực gia đình; mỗi thôn, xóm có nhóm can thiệp phòng, chống bạo lực gia đình.
Thành phần của Ban/đội phòng, chống bạo lực gia đình gồm:
- Trưởng ban/đội trưởng: đại diện của chính quyền (chủ tịch hoặc phó chủ tịch tỉnh, huyện, xã) ;
- Các phó ban/ phó đội trưởng;
- Các uỷ viên: cán bộ chính quyền, công an, y tế, thành viên trong các tổ chức chính trị - xã hội.
Các thành viên phải là người có uy tín, nghiêm túc, có kinh nghiệm, gương mẫu trong cuộc sống, được người dân địa phương tín nhiệm, những người đứng đầu trong các dòng tộc, các chức sắc tôn giáo, những người có
kiến thức và kỹ năng về pháp luật về bình đẳng giới, tư vấn, hoà giải, biết cách tiếp cận đối tượng...
Ở cấp xã, phường, thị trấn, việc thành lập Đội phòng, chống bạo lực gia đình là đặc biệt cần thiết bởi cấp xã là nơi trực tiếp xảy ra các vụ bạo lực gia đình. Vì vậy, phòng, chống từ cơ sở sẽ có tác dụng rất lớn trong việc ngăn chặn các vụ bạo lực gia đình bởi vì nếu không ngăn chặn kịp thời, nó sẽ kéo theo các vụ vi phạm pháp luật phòng, chống vi phạm pháp luật liên quan cũng như các vụ vi phạm khác. Các thành viên của đội phòng chống BLGĐ tư vấn cho các nạn nhân cũng như những người gây ra bạo lực đồng thời các thành viên làm luôn nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, quyền của phụ nữ, trách nhiệm của mỗi công dân trước vấn đề bạo lực gia đình. Đội phòng, chống bạo lực gia đình có trụ sở sinh hoạt tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn. Đội có mạng lưới các thành viên và cộng tác viên ở khắp các xóm, thôn.
Ở cấp thôn, xóm, thành lập nhóm người tình nguyện tham gia phòng, chống bạo lực gia đình. Họ sẽ là người phát hiện sớm nhất những trường hợp bạo lực gia đình trong thôn, xóm để hoà giải hoặc báo cáo cho Đội phòng, chống bạo lực gia đình ở cấp xã, huyện. Chức năng chính của nhóm phòng, chống bạo lực gia đình: rà soát, lập danh sách theo dõi các gia đình hay có hành vi bạo lực; lập kế hoạch và thực hiện tuyên truyền vận động; tập huấn cho cán bộ cơ sở; thành lập, chỉ đạo hoạt động của các Câu lạc bộ; tham gia tư vấn trực tiếp cho các gia đình; can thiệp xử lý các vụ bạo lực gia đình; tư vấn hoà giải, giúp đỡ nạn nhân và gia đình nạn nhân bị bạo lực. Hoạt động của nhóm phòng, chống bạo lực gia đình cần đảm bảo cho các vụ vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình được:
- Trấn áp tức thời: Khi phát hiện một hành vi bạo lực gia đình, một hoặc nhiều thành viên của nhóm can thiệp phòng, chống bạo lực gia đình phải có mặt kịp thời và phải phối hợp cùng nhau ngăn chặn ngay hành vi bạo lực đó, trấn áp người gây ra bạo lực và bảo vệ, chăm sóc nạn nhân.
- Tư vấn, hoà giải: Mỗi xã, phường cần có một phòng tư vấn để tiến hành công tác tư vấn nhằm giải quyết vấn đề bạo lực cho địa phương. Các thành viên trong nhóm ngăn chặn bạo lực có trách nhiệm tìm cách tiếp cận phù hợp để tư vấn, hoà giải và giải quyết mâu thuẫn. Bên cạnh đó cũng khuyến khích sự can thiệp, hoà giải ởgia đình, dòng họ.
- Xử lý theo pháp luật: Chính quyền phải xử lý một cách nghiêm minh những người có hành vi bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm để không bỏ lọt, bao che, dung túng cho hành vi bạo lực từ đó dẫn đến tình trạng có tâm lý coi thường pháp luật. Việc xử lý kịp thời, nghiêm khắc có tác dụng giáo dục và răn đe đối với người vi phạm đồng thời với những người khác trong cộng đồng.
- Theo dõi, giám sát để hành vi bạo lực gia đình không tái diễn: Đối với các đối tượng đã từng có hành vi bạo lực gia đình thì mạng lưới ngăn chặn bạo lực cần thực hiện những hoạt động có tính giáo dục trực tiếp để họ không tái diễn.
b) Mở rộng và đẩy mạnh hoạt động của các cơ sở tư vấn, cơ sở hỗ trợ về phòng, chống bạo lực gia đình
Bên cạnh việc xây dựng mạng lưới chuyên trách ngăn chặn bạo lực gia đình, để hoàn thiện cơ chế xã hội phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, cần mở rộng và đẩy mạnh hoạt động của các cơ sở tư vấn và hỗ trợ về phòng, chống bạo lực gia đình đồng thời thực hiện xã hội hoá trên các lĩnh vực: giáo dục, y tế, dạy nghề, văn hoá, văn nghệ, thể thao. Số lượng và chất lượng hoạt động của các cơ sở tư vấn và hỗ trợ phải được tăng cường. Các cơ sởtư vấn và hỗ trợ về phòng, chống bạo lực gia đình được thành lập và giải thể theo sự hướng dẫn của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Các cơ sởtư vấn, hỗ trợ sẽ giúp người bị bạo hành nâng cao nhận thức của mình về pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, thấy được mình là đối tượng được pháp luật bảo vệ, biết cách bảo vệ mình trước bạo lực gia đình đồng thời bảo vệ, hỗ trợ họ khi họ là nạn nhân của bạo lực gia đình. Các cơ sở
tư vấn và hỗ trợ về phòng, chống bạo lực gia đình còn có vai trò tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng, chống bạo lực gia đình.
c) Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực hoạt động của cả xã hội trong sự phối kết hợp chặt chẽ
Trong thực tế xã hội, ở nhiều địa phương, khi nạn nhân cần sự giúp đỡ của chính quyền thì nhiều cơ quan chức năng vẫn chỉ muốn "bình thường hoá" những xung đột trong gia đình, không quan tâm giải quyết đơn thư, lơ là công tác giám sát, giải quyết các vụ bạo lực gia đình.
Đã đến lúc cần xã hội hoá vấn đề phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Mỗi cá nhân, mỗi cơ quan, tổ chức trong xã hội, cần xác định được trách nhiệm của mình đối với vấn đề vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình không còn là vấn đề riêng của mỗi gia đình để mỗi gia đình tự đóng cửa bảo nhau mà là vấn đề chung của xã hội, cần sự chung tay của cả xã hội. Có như vậy, việc phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình mới đạt được hiệu quả thiết thực. Mỗi cá nhân trong xã hội sẽ là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới phòng, chống vi phạm pháp luật mà hổng mắt xích nào trong mạng lưới đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc đấu tranh chống lại vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Vì thế phải nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực hoạt động của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cơ quan nhà nước, mỗi tổ chức xã hội trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Mỗi cá nhân phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thông báo cho cơ quan, tổ chức , người có thẩm quyền. Mỗi gia đình phải giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình mình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới...; hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình, can ngăn người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực, chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình; phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng,
chống bạo lực gia đình. Các cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình: Chính phủ, BộVăn hoá, Thể thao và Du lịch; Bộ, cơ quan ngang bộ; Uỷ ban nhân dân các cấp cần làm tốt chức năng và nhiệm vụ của mình trong việc quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình để đạt được hiệu lực và hiệu quả. Đặc biệt, các cơ quan bảo vệ pháp luật: cơ quan Công an, Toà án, Viện kiểm sát cần phát huy vai trò tích cực, chủ động của mình trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình để mỗi hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình được phát hiện sớm và bị xử lý theo quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân bạo lực gia đình; không bao che, dung túng, xử lý không nghiêm đối với hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình để tránh tình trạng coi thường pháp luật, tiếp diễn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Cần nâng cao và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội nhất là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
Đối với Hội phụ nữ, cần đề cao vị trí, vai trò của các cấp Hội trong việc tuyên truyền pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; tuyên truyền về tác hại, ảnh hưởng của bạo lực gia đình cho cán bộ phụ nữ tại các cấp Hội, nhất là chị em phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa... Hội phụ nữ phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức các khoá tập huấn nâng cao cho chị em phụ nữ các cấp về kỹ năng tư vấn, hoà giải và kỹ năng tự bảo vệ mình và gia đình mình trong các tình huống bạo lực gia đình đồng thời tổ chức các chương trình nhằm xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho các gia đình ở mỗi địa phương; xoá bỏ tệ nạn xã hội trong cộng đồng dân cư.
Đối với Mặt trận Tổ quốc: tổ chức tuyên truyền sâu rộng chính sách, pháp luật của đảng và nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, về bình đẳng giới...; kiến nghị những biện pháp cần thiết với cơ quan nhà nước có liên quan để thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới; tham gia giám sát việ thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Đối với Đoàn thanh niên, cùng phối hợp với cơ quan quản lý, cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền về chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trong thế hệ trẻ về kỹnăng tư vấn, xử lý và phòng ngừa bạo lực gia đình, tránh để xảy ra bạo lực gia đình nhất là bạo lực gia đình đối với phụ nữ khi xây dựng gia đình.
d) Nhà nước cần quy định chế độ khen thưởng, khuyến khích người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình
Thực hiện tốt vấn đề này sẽ góp phần kích thích tinh thần tích cực của cộng đồng trong việc góp sức mình vào cuộc đấu tranh loại bỏ vi phạm pháp luật đặc biệt là vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình trong xã hội. Bên cạnh việc xử lý kiên quyết, nghiêm minh những hành vi vi phạm thì việc khen thưởng kịp thời, đúng mức sẽ giấy lên một phong trào phòng, chống bạo lực gia đình mạnh mẽ trong xã hội và điều này sẽ làm hoàn thiện hơn cơ chế xã hội phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.
Như vậy, để hoạt động phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đạt được hiệu quả cao, ngày càng giảm về số lượng, tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật, cần có sự góp sức, chung tay, đồng lòng của cả xã hội. Mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội cần nâng cao nhận thức và thấy được trách nhiệm của mình đối với vấn đề phòng, chống vi phạm pháp luật nói chung và phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình nói riêng, từ đó góp sức lực của mình vào cuộc đấu tranh chung đó. Cách thức hoạt động của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội phải có sự phối kết hợp chặt chẽ, đặt trong một chỉnh thể thống nhất, một mục đích chung là tạo điều kiện để xã hội phát triển. Xã hội cần có sự hoàn thiện cách thức tổ chức, hoạt động phù hợp, kịp thời để làm đường hướng, làm cơ sở cho việc phòng, chống bạo lực gia đình đạt được kết quả cao, thiết thực. Đó chính là nội dung của giải pháp hoàn thiện cơ chế xã hội phòng, chống bạo lực gia đình trong lĩnh vực phòng,
chống bạo lực gia đình. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ góp phần giảm thiểu số vụ vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình.