tạo, thông tin về bình đẳng giới, về bạo lực gia đình và nâng cao khả năng
tự bảo vệ mình trước bạo lực gia đình
Để pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đi vào thực tiễn đời sống, được nhân dân chấp hành nghiêm minh là một công việc cực kỳkhó khăn bao gồm nhiều hoạt động, nhiều giai đoạn và do nhiều chủ thể thực hiện. Đây là những hoạt động mang tính khoa học, đòi hỏi có kinh nghiệm, năng lực và nghệ thuật. Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình là rất quan trọng và không thể thiếu được nhưng cũng chỉ là bước đầu. Khó khăn lớn nhất là việc tổ chức thực hiện, đưa pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình vào cuộc sống, biến pháp luật thành hoạt dộng thực tiễn của nhân dân. Đây là hoạt động mang tính quyết định thành công của việc điều chỉnh hành vi của con người bằng pháp luật, để pháp luật do Nhà nước ban hành được chấp hành. Vì vậy, tổ chức thực hiện tốt pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình sẽ là một trong những biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình hiệu quả.
Để tổ chức thực hiện tốt pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình thì một trong những biện pháp có ý nghĩa quyết định là giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật, năng lực thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình trong cộng đồng. Giáo dục pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình sẽ giúp cho các chủ thể trong xã hội có kiến thức về pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, có lòng tin vào sự điều chỉnh của pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, từ đó hình thành thói quen xử sự theo pháp luật, có ý thức pháp luật cao từ đó thực hiện những hành vi hợp pháp, phù hợp với những quy định mà pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đặt ra. Thực tiễn cho thấy, ở Vĩnh Phúc hiện nay, tình trạng vi phạm pháp luật trong đó có vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình còn sẩy ra ở một số cán bộ, công chức cũng như trong các
tầng lớp nhân dân. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do sự thiếu hiểu biết pháp luật hoặc hiểu không sâu sắc, không thấu đáo về pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Có chủ thể hiểu biết pháp luật nhưng thiếu tình cảm, lòng tin vào pháp luật, không tôn trọng pháp luật, thiếu trách nhiệm đối với nhà nước và xã hội đồng thời các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật không nghiêm, dẫn đến tâm lý coi thường và vi phạm pháp luật phòng chống bạo lực gia đình. Vì vậy, việc giáo dục pháp luật có vai trò và tác dụng rất lớn trong việc ngăn chặn việc hình thành vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Để tổ chức thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đạt được hiệu quả thiết thực cần:
- Xây dựng một chương trình giáo dục truyền thông mạnh mẽ, rộng khắp thông qua nhiều phương thức khác nhau: xã hội, nhà trường, y tế, đoàn thể quần chúng, các phương tiện thông tin đại chúng (vô tuyến, đài truyền thanh, báo chí, các tài liệu truyền thông , các hình thức truyền thông khác như: tờ rơi, áp phích, sách bỏ túi, tổ chức câu lạc bộ, văn nghệ quần chúng, hội thi...) nhằm phổ biến kiến thức, nâng cao hiểu biết của cộng đồng về pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực gia đình, huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc ngăn chặn vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Khi có điều kiện, cần đưa các nội dung này vào chương trình giảng dạy, học tập ở các cấp học, đồng thời cần nghiên cứu sớm để hình thành một số chuyên đề về phòng, chống vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình để đưa vào giảng dạy cho các lớp bồi dưỡng, đào tạo tại các trường chính trị tỉnh, thành phố và các lớp bồi dưỡng chính trị tổ chức tại huyện, thịxã đểđội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở có kiến thức đầy đủ về pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Từđó làm tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong việc phòng, chống vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Nội dung giáo dục pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình phải nhất quán, có hệ thống.
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân đặc biệt là thế hệ trẻ để họ có kiến thức xây dựng một gia đình hạnh phúc không có bạo lực gia đình. Tại các địa phương, cần đảm bảo thực hiện 100% các gia đình được học tập nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đặc biệt cần có sự tham gia của nam giới.
- Tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộlãnh đạo các cấp, tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ làm công tác gia đình từ tỉnh đến cơ sở; tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động, kỹ năng tư vấn, kỹ năng thương thuyết, hoà giải, kỹnăng công tác xã hội với gia đình cho Ban chỉ đạo cấp xã, trưởng thôn, ấp, cán bộ tổ hoà giải cấp cơ sở, tổ trưởng, tổ phó Tổ nhân dân tự quản, cán bộ tác nghiệp tại Trung tâm Dân số - KHHGĐ; tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể trong cộng đồng với nhiều hình thức khác nhau có nội dung tuyên truyền về pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, đặc biệt có sự tham gia của nam giới nhằm tạo ra một phong trào, một môi trường mới làm thay đổi quan niệm của người dân địa phương về bạo lực gia đình.
- Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cần đảm bảo về số lượng, chất lượng các chuyên mục được đăng tải để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn hiện nay.
- Kiểm tra việc thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình ở các cơ quan, đơn vị.
- Xây dựng các câu lạc bộ gia đình hạnh phúc không có bạo lực gia đình ở các địa phương. Các Câu lạc bộ này sẽ tiến hành xây dựng quy chế hoạt động, chương trình hoạt động, phân công trách nhiệm cho từng thành viên. Câu lạc bộđược tập huấn, bồi dưỡng các chuyên đề về xây dựng gia đình bền vững, phòng, chống vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Chính quyền, các đoàn thể địa phương cần phối hợp với chương trình xây dựng gia đình văn hoá mới và phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương để xây dựng các
câu lạc bộ gia đình hạnh phúc không có bạo lực gia đình với các biện pháp cụ thể:
+ Đưa vấn đề bạo lực gia đình vào Hương ước và giám sát việc thực hiện hương ước tại địa phương. Cần đưa những người vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình vào Hương ước để xử lý. Phát huy vai trò tích cực, chủ động của gia đình, dòng họ trong việc giáo dục, ngăn chặn bạo lực gia đình; đề nghịcác thành viên gia đình cam kết, ký vào văn bản về lối sống văn hoá, không để xảy ra bạo lực gia đình. Một thực tế xảy ra là những kẻ vũ phu thường đánh vợ con khi còn nhỏ, khi con lớn thì họít đánh hoặc ngừng đánh. Nguyên nhân một phần là do con cái ngăn cản, mặt khác họ không muốn biểu lộ những hành vi tàn bạo trước mặt con cái. Do đó, trong chương trình giáo dục những người này, có thể chúng ta nên sử dụng áp lực từ phía con cái.
+ Các Câu lạc bộ thường xuyên sinh hoạt với nội dung liên quan đến pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, tạo điều kiện cho nam giới tham gia. Đây chính là một hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương đem lại hiệu quả cao.
Bên cạnh việc giáo dục kiến thức pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, nâng cao ý thức pháp luật cho cộng đồng, việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, thông tin về bạo lực gia đình, bình đẳng giới, về quyền con người, quyền của phụ nữ và trẻ em... là việc làm rất cần thiết. Do vậy, việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bạo lực gia đình, bình đẳng giới và quyền của con người phải được tiến hành nhanh trong thời gian tới và tiến hành một cách toàn diện.
3.2.4. Tăng cường pháp chế trong lĩnh vực phòng, chống vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình