Trầm cảm là bệnh, cần được quan tâm, chẩn đoán và điều trị. Ở giai đoạn bệnh nhẹ, người bệnh có thể chưa cần phải dùng đến thuốc và tình trạng không quá nguy hiểm. Ở người bệnh nặng người bệnh có hành vi tự sát. Vì vậy, trên hết, người bệnh cần nhận được sự quan tâm của gia đình, người thân và cả bác sĩ để hỗ trợ khắc phục tình trạng này, bởi lẽ, trầm cảm có thể tồi tệ hơn rất nhiều nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
1Hình 1.1. Mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần Việt Nam
Chẩn đoán rối loạn trầm cảm dựa trên việc xác định các triệu chứng, dấu hiệu và các tiêu chuẩn lâm sàng. Để giúp phân biệt rối loạn trầm cảm với những biến đổi về khí sắc bình thường, rối loạn trầm cảm thường có sự suy giảm đáng kể trong các lĩnh vực xã hội, nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực hoạt động quan trọng khác.
Hiện nay, chẩn đoán rối loạn trầm cảm đã được xác định trong tâm thần học bởi 2 hệ thống chẩn đoán là hệ thống chẩn đoán của hiệp hội Tâm thần Mỹ (DSM-IV) và hệ thống chẩn đoán trong bảng phân loại bệnh quốc tế (ICD-10); các thang đánh giá rối loạn trầm cảm như PHQ-9, BECK, HAMILTON, ZUNG… Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, tại các cơ sở y tế chẩn đoán rối loạn trầm cảm đều được áp dụng các nguyên tắc chẩn đoán giai đoạn trầm cảm được mô tả trong ICD-10. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm theo ICD-10 của Tổ chức y tế thế giới có giá trị lâm sàng để chẩn đoán các mức độ rối loạn trầm cảm và được sử dụng cho nhiều nghiên cứu cộng đồng [60], [89- 90], [99].
1.1.3.1. Các thang đánh giá rối loạn trầm cảm
1. Thang đánh giá rối loạn trầm cảm PHQ-9 [91], [160] được hai bác sĩ Spitzer Williams và Kroenke hợp tác thiết kế. Người bệnh có thể sử dụng PHQ-9 để tự [đánh giá mức độ rối loạn trầm cảm. PHQ-9 bao gồm 9 câu hỏi. Mỗi câu hỏi có sẵn 4 đáp án. PHQ-9 được thiết kế nhằm sàng lọc và hỗ trợ theo dõi tình trạng đáp ứng điều trị của người bệnh. Thang đánh giá trầm cảm PHQ-9 có thể thực hiện hàng tuần, hàng tháng. Kết quả đánh giá rối loạn trầm cảm PHQ-9 theo tổng điểm, nếu 0 ≤ tổng điểm ≤ 4: không trầm cảm; 5 ≤ tổng điểm ≤ 9: có nguy cơ; 10 ≤ tổng điểm ≤ 14: trầm cảm nhẹ; 15 ≤ tổng điểm ≤ 19: trầm cảm vừa; 20 ≤ tổng điểm ≤ 27: trầm cảm nặng.
2. Thang đánh giá rối loạn trầm cảm BECK [42], [160] được tạo ra bởi Aaron T.Beck. BECK là một thang đánh giá gồm 21 câu hỏi, từ câu 1 đến câu 15 để kiểm tra nội sinh, từ câu 16 đến 21 là để kiểm tra trầm cảm tâm căn, trầm cảm cơ thể. Tổng điểm cho 21 câu hỏi là 63. Thang đánh giá trầm cảm BECK đã được tổ chức y tế thế giới công nhận trong điều trị. Mỗi câu hỏi được đánh giá bởi một số điểm phản ánh mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Đối tượng được đánh giá
sẽ khoanh tròn vào số liên quan đến nhận định chính xác nhất cảm xúc của mình trong hai tuần qua. Chỉ số BECK chỉ đơn giản là cung cấp thông tin về mức độ triệu chứng trầm cảm. Sử dụng thang BECK để đánh giá rối loạn trầm cảm cần thiết phải do nhà tâm lý lâm sàng hoặc bác sĩ tâm thần, ở những người có điểm số BECK cao có thể cần được đánh giá bởi bác sĩ lâm sàng để có chẩn đoán rối loạn trầm cảm chủ yếu. Kết quả đánh giá của BECK dựa trên tổng điểm, nếu điểm tổng kết <14 là không biểu hiệu trầm cảm, 14 ≤ điểm tổng kết ≤ 19 là trầm cảm nhẹ, 20 ≤ điểm tổng kết ≤ 29 là trầm cảm vừa, điểm tổng kết ≥ 30 là trầm cảm nặng.
3. Thang đánh giá rối loạn trầm cảm HAMILTON [63], [160] được đánh giá cao về độ tin cậy và mang lại giá trị cao cho người bệnh cũng như cán bộ y tế. HAMILTON là công cụ tham khảo để đánh giá tình trạng của bản thân. Đây là một thang được công nhận có giá trị và độ tin cậy cao được sử dụng trong nghiên cứu lâm sàng và để chứng minh những chuyển biến của rối loạn trầm cảm trong quá trình điều trị. Thực hiện thang HAMILTON mất khoảng 20 - 30 phút để hoàn thành và nên được thực hiện bởi người phỏng vấn đã được đào tạo. Thang đánh giá HAMILTON bao gồm 17 hạng mục khác nhau. Mỗi hạng mục sẽ có 5 đáp án sẵn. Kết quả đánh giá của HAMILTON dựa vào tổng điểm, nếu tổng điểm <14: không bị trầm cảm, nếu tổng điểm ≥ 14: bắt đầu có dấu hiệu bệnh.
4. Thang đánh giá rối loạn trầm cảm ZUNG [155]: đây là thiết kế của tác giả W. W. Zung để đo lường mức độ và chẩn đoán nguyên nhân gây nên bệnh trầm cảm cho người bệnh. ZUNGđược sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu dịch tễ học. Tuy nhiên, cách trả lời tính điểm (không bao giờ, đôi khi, phần lớn thời gian, luôn luôn), khi thực hiện với những người bệnh lớn tuổi nên có sự trợ giúp của trắc nghiệm
viên hoặc những người khác để hoàn thành bài trắc nghiệm. ZUNG có 20 mô tả, chia đều cho hai trạng thái là tiêu cực và tích cực. Mỗi mô tả có 4 lựa chọn có sẵn. Tổng điểm tối đa là 80. Kết quả đánh giá của thang Zung cũng dựa trên tổng điểm, nếu tổng điểm < 50 điểm: không bị rối loạn trầm cảm; nếu tổng điểm ≥ 50: mắc rối loạn trầm cảm.
1.1.3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm DSM-5
Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm DSM-5 [8], [38], [47], [62], [68], [91], [95], [100], [117] là cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần, phiên bản thứ năm được cập nhật năm 2013 do Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ xuất bản. DSM-5 là công cụ phân loại và chẩn đoán rối loạn tâm thần. Tại Hoa Kỳ, DSM-5 đóng vai trò là thẩm quyền chủ đạo cho việc chẩn đoán tâm thần. DSM-5 có 9 triệu chứng bao gồm:
(1) Khí sắc trầm cảm,
(2) Giảm sút rõ về thích thú hoặc thú vui, (3) Giảm cân,
(4) Mất ngủ hay ngủ nhiều,
(5) Kích động hay chậm chạp tâm thần vận động, (6) Mệt mỏi hoặc mất năng lượng,
(7) Cảm giác bị mất giá trị hoặc cảm giác tội lỗi,
(8) Giảm khả năng suy nghĩ hoặc tập trung chú ý hoặc thiếu quyết đoán, (9) Ý nghĩ về cái chết tái diễn.
Tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-5: thời gian người bệnh mắc các triệu chứng kéo dài từ hai tuần trở lên; ít nhất một trong hai triệu chứng phải là khí sắc trầm cảm, mất hứng thú hoặc mất vui.
Trầm cảm nhẹ: người bệnh chỉ có 5-6 triệu chứng; Trầm cảm vừa: người bệnh chỉ có 7-8 triệu chứng;
Trầm cảm nặng: người bệnh có đủ 9 triệu chứng;
Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần: người bệnh có đủ 9 triệu chứng kèm theo triệu chứng loạn thần như hoang tưởng, ảo giác.
1.1.3.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm ICD-10
Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm ICD-10 là phiên bản thứ 10 của Bảng phân loại quốc tế mã hoá bệnh tật, nguyên nhân tử vong của Tổ chức Y tế thế giới, được chứng thực bởi Hội nghị Y tế thế giới lần thứ 43 vào năm 1990, và lần đầu tiên được sử dụng bởi các quốc gia thành viên vào năm 1994 [48], [91], [99].
Các triệu chứng rối loạn trầm cảm theo ICD-10 [77], [91], [136] gồm: Ba triệu chứng điển hình:
(1) giảm khí sắc;
(2) mất mọi quan tâm và thích thú; (3) giảm năng lượng;
Bảy triệu chứng phổ biến:
(4) giảm sút sự tập trung và chú ý; (5) giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin; (6) những ý tưởng bị tội, không xứng đáng; (7) nhìn vào tương lai thấy ảm đạm, bi quan; (8) ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát; (9) rối loạn giấc ngủ;
(10) rối loạn ăn uống;
Ba triệu chứng tăng nặng, loạn thần: (11) tự sát;
(12) hoang tưởng; (13) ảo giác.
các triệu chứng kéo dài ít nhất là hai tuần, nếu có triệu chứng đặc biệt không cần đến hai tuần; ít có khả năng hoạt động xã hội, nghề nghiệp và công việc gia đình.
Rối loạn trầm cảm nhẹ: có hai trong số những triệu chứng điển hình của giai đoạn trầm cảm kèm theo hai trong số những triệu chứng phổ biến;
Rối loạn trầm cảm vừa: có ít nhất hai trong 3 triệu chứng điển hình của giai đoạn trầm cảm kèm theo 3 hoặc 4 triệu chứng phổ biến; Rối loạn trầm cảm nặng: có 3 triệu chứng điển hình của giai đoạn trầm
cảm kèm theo ít nhất 4 triệu chứng phổ biến và có triệu chứng tăng nặng là tự sát;
Rối loạn trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần: thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn rối loạn trầm cảm nặng kèm theo có ít nhất một trong hai triệu chứng loạn thần là hoang tưởng và ảo giác, phù hợp với khí sắc người bệnh hoặc sững sờ trầm cảm.