I. Chu kỳ huấn luyện năm
3.3.2. Đánh giá hiệu quả thực nghiệm
3.3.2.1. Thời điểm trước thực nghiệm
Trước thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra trình độ SMTĐ của nam VĐV nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm bằng các test đã lựa chọn của đề tài, đồng thời so sánh sự khác biệt trình độ SMTĐ của VĐV thuộc hai nhóm. Nếu hai nhóm không có sự khác biệt về SMTĐ, chứng tỏ sự phân nhóm là
khách quan. Nếu có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trình độ SMTĐ, chúng tôi sẽ tiến hành phân nhóm lại để đảm bảo tính khách quan trong quá trình đánh giá hiệu quả các bài tập.
Kết quả kiểm tra trình độ SMTĐ của VĐV thời điểm trước thực nghiệm được trình bày tại bảng 3.23.
Bảng 3.23. So sánh trình độ SMTĐ của VĐV nhóm đối chứng và thực nghiệm, thời điểm trước thực nghiệm (n=17)
TT Nội dung đánh giá
Kết quả kiểm tra Nhóm đối chứng (n=8) nNhóm thực ghiệm (n=9) So sánh x x t P 1 Nhảy dây 15s (lần) 39.75 3.28 39.56 3.13 0.12 >0.05 2 Cơ lưng 15s (lần) 17.50 1.20 18.11 1.17 1.06 >0.05 3 Cơ bụng 15s (lần) 15.75 0.89 16.33 1.22 1.13 >0.05 4 Nằm sấp chống đẩy 15s (lần) 18.38 1.19 17.89 1.36 0.79 >0.05 5 Đá ngang hai đích đối diện cách
2.5m 20s (lần) 15.00 1.31 14.78 1.39 0.34 >0.05
6 Di chuyển đổi chân chữ V tại
chỗ đấm tốc độ 20s (lần) 14.00 1.31 14.11 1.27 0.18 >0.05
7 Quét sau 15s (lần) 9.00 0.76 9.11 0.60 0.33 >0.05
8 Đá tống trước 15s (lần) 24.25 1.58 24.22 1.20 0.04 >0.05
9 Tổ hợp 3 đòn tay phối hợp tự
chọn 8 lần (s) 12.55 0.44 12.51 0.36 0.21 >0.05
Qua bảng 3.23 cho thấy: Ở thời điểm trước thực nghiệm, trình độ SMTĐ của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là tương đương nhau, thể hiện ở ttính
< tbảng ở ngưỡng xác xuất P>0.05, hay nói cách khác sự phân nhóm là khách quan.
Song song với việc so sánh kết quả trung bình thành tích kiểm tra các test, chúng tôi tiến hành so sánh phân loại thể lực của VĐV nhóm đối chứng và thực nghiệm theo tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ đã xây dựng của đề tài. Kết quả so sánh được trình bày tại bảng 3.24 và biểu đồ 3.1.
Bảng 3.24. So sánh tỷ lệ phân loại SMTĐ của VĐV nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, thời điểm trước thực nghiệm (n=17)
TT Phân loại Nhóm đối chứng (n=8) Nhóm thực nghiệm (n=9) So sánh mi % mi % 2 P 1 Tốt 2 25.00 2 22.22 0.234 >0.05 2 Khá 2 25.00 2 22.22 3 Trung bình 3 37.50 4 44.44 4 Yếu 1 12.50 1 11.11 5 Kém 0 0.00 0 0.00
Biểu đồ 3.1. So sánh tỷ lệ phân loại SMTĐ của VĐV nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, thời điểm trước thực nghiệm
Qua bảng 3.24 và biểu đồ 3.1 cho thấy: Tương tự khi so sánh giá trị trung bình kết quả kiểm tra các test đánh giá SMTĐ cho VĐV nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng bằng tham số t, khi so sánh tỷ lệ phân loại SMTĐ cho VĐV hai nhóm theo tiêu chuẩn phân loại đã xây dựng của luận án cũng cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, thể hiện ở 2
tính < 2
bảng ở ngưỡng P>0.05. Như vậy, ở thời điểm trước thực nghiệm, tỷ lệ phân loại SMTĐ của VĐV nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm là tương đương nhau, hay nói cách khác, sự phân nhóm là khách
quan.
3.3.2.2. Thời điểm sauthực nghiệm
Sau 12 tháng thực nghiệm ứng dụng các bài tập phát triển SMTĐ và kế hoạch phát triển SMTĐ đã xây dựng của luận án, chúng tôi tiếp tục sử dụng các test đã lựa chọn và tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ đã xây dựng của luận án để kiểm
tra và so sánh trình độ SMTĐ của VĐV nhóm đối chứng và thực nghiệm sau 1 năm học ứng dụng các bài tập và so sánh sự khác biệt kết quả kiểm tra của 2 nhóm.
Kết quả kiểm tra trình độ SMTĐ của VĐV nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm được trình bày tại bảng 3.25.
Bảng 3.25. So sánh trình độ SMTĐ của VĐV nhóm đối chứng và thực nghiệm, thời điểm sau 12 tháng thực nghiệm (n=17)
TT Nội dung đánh giá
Kết quả kiểm tra Nhóm đối chứng (n=8)nghiệm (n=9)Nhóm thực So sánh x x t P 1 Nhảy dây 15s (lần) 41.00 1.69 43.22 1.72 2.69 <0.05 2 Cơ lưng 15s (lần) 18.50 1.07 20.00 1.22 2.70 <0.05 3 Cơ bụng 15s (lần) 17.50 1.07 18.67 1.00 2.32 <0.05 4 Nằm sấp chống đẩy 15s (lần) 19.00 0.76 20.11 1.05 2.52 <0.05 5 Đá ngang hai đích đối diện
cách 2.5m 20s (lần) 15.88 1.36 17.22 1.09 2.24 <0.05 6 Di chuyển đổi chân chữ V tại
chỗ đấm tốc độ 20s (lần) 15.00 1.31 16.44 0.88 2.63 <0.05 7 Quét sau 15s (lần) 9.88 0.83 11.00 1.00 2.53 <0.05 8 Đá tống trước 15s (lần) 25.50 1.60 27.22 1.09 2.56 <0.05 9 Tổ hợp 3 đòn tay phối hợp tự
chọn 8 lần (s) 12.39 0.45 11.99 0.13 2.37 <0.05 Qua bảng 3.25 cho thấy: sau 12 tháng thực nghiệm ứng dụng các bài tập phát triển SMTĐ đã lựa chọn và kế hoạch phát triển SMTĐ đã xây dựng của luận án, trình độ SMTĐ của VĐV nhóm thực nghiệm đã tốt hơn hẳn nhóm đối chứng ở tất cả các test kiểm tra, thể hiện ở ttính>tbảng ở ngưỡng xác xuất P<0.05. Như vậy, các bài tập phát triển SMTĐ đã lựa chọn và kế hoạch xây dựng đã có hiệu quả cao trong việc phát triển SMTĐ cho VĐV nhóm thực nghiệm.
Để thấy rõ hơn sự khác biệt về sự phát triển SMTĐ của VĐV, chúng tôi tiến hành so sánh nhịp tăng trưởng trình độ SMTĐ của VĐV nhóm đối chứng và thực nghiệm sau 1 năm thực nghiệm. Kết quả được trình bày tại bảng 3.26.
Bảng 3.26. Nhịp tăng trưởng trình độ SMTĐ của nam VĐV nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau 12 tháng thực nghiệm (n=17)
TT Nội dung kiểm tra W So sánh
ĐC WTN Chênh lệch
1 Nhảy dây 15s (lần) 3.10 8.84 5.75
2 Cơ lưng 15s (lần) 5.56 9.92 4.36
3 Cơ bụng 15s (lần) 10.53 13.37 2.85
4 Nằm sấp chống đẩy 15s (lần) 3.32 11.68 8.37
5 Đá ngang hai đích đối diện cách 2.5m 20s (lần) 5.70 15.25 9.55 6 Di chuyển đổi chân chữ V tại chỗ đấm tốc độ
20s (lần) 6.90 15.25 8.36
7 Quét sau 15s (lần) 9.32 18.80 9.47
8 Đá tống trước 15s (lần) 5.03 11.66 6.64
9 Tổ hợp 3 đòn tay phối hợp tự chọn 8 lần (s) 1.28 4.24 2.96 Qua bảng 3.26 cho thấy: Sau 12 tháng thực nghiệm ứng dụng các bài tập phát triển SMTĐ đã lựa chọn và kế hoạch phát triển SMTĐ đã xây dựng của luận án, nhịp tăng trưởng trình độ SMTĐ của VĐV nhóm thực nghiệm đã cao hơn hẳn nhóm đối chứng. Nhịp tăng trưởng trình độ SMTĐ của VĐV nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng chênh lệch từ 2.85 tới 9.48% tùy từng test kiểm tra. Điều này chứng tỏ các bài tập phát triển SMTĐ đã lựa chọn và kế hoạch xây dựng đã có hiệu quả cao trong việc phát triển SMTĐ cho VĐV nhóm thực nghiệm.
Biểu đồ 3.2. Nhịp tăng trưởng trình độ SMTĐ của VĐV nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau 12 tháng thực nghiệm
Biểu đồ 3.2 cho ta dễ dàng nhận thấy nhịp tăng trưởng SMTĐ của VĐV nhóm thực nghiệm tốt hơn hẳn so với nhóm đối chứng.
Song song với việc so sánh kết quả kiểm tra trình độ SMTĐ của VĐV nhóm đối chứng và thực nghiệm, chúng tôi tiến hành so sánh tỷ lệ phân loại trình độ SMTĐ của VĐV nhóm đối chứng và thực nghiệm sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ đã xây dựng của luận án. Kết quả cụ thể được trình bày tại bảng 3.27 và biểu đồ 3.3.
Bảng 3.27. So sánh tỷ lệ phân loại trình độ SMTĐ của VĐV nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau 12 tháng thực nghiệm (n=19)
TT Phân loại Nhóm đối chứng (n=8) Nhóm thực nghiệm
(n=9) So sánh mi % mi % 2 P 1 Tốt 2 25.00 4 44.44 2.435 >0.05 2 Khá 3 37.50 4 44.44 3 Trung bình 2 25.00 1 11.11 4 Yếu 1 12.50 0 0.00 5 Kém 0 0.00 0 0.00
Biểu đồ 3.3. Nhịp tăng trưởng trình độ SMTĐ của nam VĐV nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau 12 tháng thực nghiệm
Qua bảng 3.27 và biểu đồ 3.3 cho thấy: Sau 12 tháng thực nghiệm ứng dụng các bài tập phát triển SMTĐ đã lựa chọn và kế hoạch phát triển SMTĐ đã xây dựng của luận án, tỷ lệ VĐV có trình độ SMTĐ loại tốt và khá của nhóm thực nghiệm đã cao hơn hẳn nhóm đối chứng. Tỷ lệ VĐV xếp loại SMTĐ trung bình của nhóm thực nghiệm thấp hơn hẳn nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm không có VĐV có trình độ SMTĐ loại yếu và kém. Tuy nhiên, khi so sánh sự khác biệt tỷ lệ phân loại SMTĐ của VĐV nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm bằng thông số 2 chưa thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0.05).
3.3.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu mục tiêu 3
3.3.3.1. Bàn luận về quá trình tổ chức thực nghiệm
Sau khi lựa chọn được 92 bài tập phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an thuộc 02 nhóm: Bài tập phát triển SMTĐ chung và bài tập phát triển SMTĐ chuyên môn, để đánh giá hiệu quả tác động của các bài tập lên đối tượng nghiên cứu, luận án đã tiến hành thực nghiệm ứng dụng các bài tập trên thực tế và đánh giá hiệu quả.
Quá trình thực nghiệm được ứng dụng trên 17 nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an, trong đó có 6 VĐV có trình độ kiện tướng và 11 VĐV có trình độ cấp 1. Thực nghiệm được tiến hành tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT CAND trong năm 2019. Phương pháp được sử dụng trong quá trình thực nghiệm là thực nghiệm so sánh song song.
Tác động vào quá trình huấn luyện của một đội tuyển thể thao là công việc khó khăn bởi Ban huấn luyện các đội tuyển đều phải chịu trách nhiệm về thành tích của VĐV đội mình. Chính vì vậy, để ảnh hưởng ít nhất tới quá trình huấn luyện VĐV mà vẫn đảm bảo kết quả thực nghiêm đạt được là chính xác nhất, trong quá trình xây dựng kế hoạch thực nghiệm của đề tài, chúng tôi đã tuân thủ theo quy trình gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1. Giai đoạn chuẩn bị. Ở giai đoạn này, chúng tôi đã nghiên cứu kỹ kế hoạch huấn luyện năm 2019 của đội tuyển Pencak Silat nam Bộ Công an, trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch huấn luyện cho STMĐ cho VĐV. Việc làm này đảm bảo quá trình huấn luyện VĐV ở cả nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm diễn ra chung với nhau, chỉ có khác biệt trong khoảng thời gian huấn luyện phát triển SMTĐ cho VĐV. Với phương pháp tiếp cận này, sự khác biệt về hiệu quả huấn luyện VĐV chính là sự khác biệt do quá trình tập luyện phát triển SMTĐ của VĐV gây ra. Sau khi hoàn thành kế hoạch huấn luyện SMTĐ cho VĐV, chúng tôi tiến hành xin ý kiến Ban huấn luyện về việc ứng dụng kế hoạch huấn luyện SMTĐ đã xây dựng cho VĐV nhóm thực nghiệm. Việc làm này đảm bảo tính pháp lý khi ứng dụng các bài tập đã lựa chọn và kế hoạch đã xây dựng trong thực tế quá trình huấn luyện VĐV. Cũng trong giai đoạn chuẩn bị thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành thống kê về số lượng, danh sách đối tượng thực nghiệm (bao gồm cả VĐV nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm), đồng thời tiến hành kiểm tra trình độ SMTĐ của đối tượng thực nghiệm thời điểm trước thực nghiệm để làm căn cứ theo dõi sự phát triển SMTĐ của VĐV trong 1 năm thực nghiệm. Quá trình kiểm tra đã tiến hành so sánh giá trị trung bình kết quả kiểm tra các test đánh giá SMTĐ của VĐV và tiến hành so sánh phân loại tổng hợp trình độ SMTĐ của VDDV thuộc các nhóm đối tượng nghiên cứu. Kết quả so sánh ban đầu cho thấy, sự phân nhóm là khách quan, trình độ SMTĐ của VĐV nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm là tương đương nhau.
Giai đoạn 2. Giai đoạn tiến hành thực nghiệm. Ở giai đoạn này, chúng tôi tiến hành thực nghiệm ứng dụng các bài tập phát triển SMTĐ cho VĐV theo
đúng kế hoạch huấn luyện SMTĐ đã xây dựng cho VĐV. Đồng thời thường xuyên trao đổi với các HLV để tìm hiểu về những vấn đề phát sinh trong quá trình thực nghiệm để có điều chỉnh phù hợp. Với cương vị là một trong số các HLV trực tiếp tham gia huấn luyện nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an, quá trình huấn luyện ứng dụng đã áp dụng chính xác kế hoạch huấn luyện và có những điều chỉnh phát sinh phù hợp nhất. Kết thúc quá trình huấn luyện, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra trình độ SMTĐ của VĐV nhóm đối chứng và thực nghiệm và tiến hành so sánh sự khác biệt kết quả kiểm tra, làm căn cứ đánh giá hiệu quả tác động của các bài tập. Trong quá trình tổ chức thực nghiệm, luận án đã xây dựng chi tiết tiến trình thực nghiệm ứng dụng các bài tập phát triển SMTĐ đã lựa chọn của luận án trong năm 2019. Đây là tài liệu quan trọng giúp định hướng quá trình ứng dụng các bài tập phát triển SMTĐ đã lựa chọn vào thực tế với định hướng chính xác nhất.
Giai đoạn 3. Giai đoạn sau thực nghiệm. Sau khi kết thúc thực nghiệm, chúng tôi tiến hành đánh giá giá hiệu quả các bài tập phát triển SMTĐ đã lựa chọn và kế hoạch huấn luyện SMTĐ đã xây dựng cho VĐV thông qua mức độ phát triển SMTĐ của VĐV trong 1 năm thực nghiệm.
Việc tổ chức thực nghiệm ứng dụng các bài tập đã lựa chọn vào thực tế công tác huấn luyện nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an đã đảm bảo lộ trình khoa học, loại bỏ được tối đa các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình ứng dụng các bài tập lựa chọn, kế hoạch huấn luyện và tiến trình thực nghiệm đã xây dựng của luận án. Lộ trình thực nghiệm của luận án tương đồng với lộ trình thực nghiệm của các công trình nghiên cứu tương tự có liên quan và đã được kiểm chứng tính hiệu quả rõ nét.
3.3.3.2. Bàn luận về kết quả thực nghiệm
Sau 12 tháng ứng dụng các bài tập phát triển SMTĐ và kế hoạch huấn luyện SMTĐ đã lựa chọn cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an, trình độ SMTĐ của VĐV nhóm thực nghiệm đã tốt hơn hẳn nhóm đối chứng khi so sánh giá trị trung bình kết quả kiểm tra từng test và so sánh nhịp tăng trưởng SMTĐ
của VĐV sau 12 tháng thực nghiệm. Khi so sánh tỷ lệ đánh giá tổng hợp trình độ SMTĐ của VĐV theo tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ đã xây dựng của luận án, tỷ lệ VĐV có trình độ SMTĐ đạt loại tốt và khá của nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng. Tỷ lệ VĐV có trình độ STMĐ loại trung bình thấp hơn. Đặc biệt, ở nhóm thực nghiệm, không còn VĐV có trình độ SMTĐ xếp loại yếu và kém. Kết quả này khẳng định các bài tập lựa chọn, kế hoạch huấn luyện SMTĐ và tiến trình thực nghiệm đã xây dựng trong việc phát triển SMTĐ cho VĐV nhóm thực nghiệm, hay nói cách khác, các bài tập lựa chọn, kế hoạch huấn luyện SMTĐ và tiến trình thực nghiệm đã xây dựng đã có hiệu quả tốt trong việc phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an. Tuy nhiên, khi so sánh sự khác biệt phân loại tổng hợp SMTĐ của VĐV nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm bằng thông số 2 chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng P>0.05.
Nếu như trong các công trình nghiên cứu của các tác giả trước đây khi nghiên cứu trên VĐV, các tác giả chủ yếu chỉ so sánh giá trị trung bình kết quả kiểm tra các test như các tác giả: Cao Hoàng Anh (2000) [2], Nguyễn Đương Bắc (2000) [3], Đỗ Tuấn Cương (2014) [13], Nguyễn Thùy Dương (2013) [16], Nguyễn Mạnh Đức (2000) [17], Đỗ Thế Hồng (2009) [21], Nguyễn Trí Quân (2014) [47]… thì ở công trình nghiên cứu của mình, song song với việc so sánh giá trị trung bình kiểm tra các test, chúng tôi đã qua tâm tới việc phân loại tổng hợp trình độ thể lực của VĐV. Đây cũng là một điểm mới trong đánh giá hiệu quả quá trình thực nghiệm.
Qua nghiên cứu mục tiêu 3, đề tài có các nhận xét sau:
Quá trình nghiên cứu đã ứng dụng các bài tập phát triển SMTĐ đã lựa chọn và kế hoạch phát triển SMTĐ đã xây dựng của luận án vào thực tế và đánh