Về trích lập quỹ dự phòng rủi ro

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam (Trang 73 - 76)

Các ngân hàng, tổ chức tín dụng thực hiện việc sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng một quý một lần. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro hiệu quả cần tuân theo những nguyên tắc sau:

- Phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: Tổ chức tín dụng phải khẩn trương tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm theo thoả thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.

- Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro tín dụng đối với khoản nợ đó.

- Trường hợp phát mại tài sản không đủ bù đắp cho rủi ro tín dụng của khoản nợ thì được sử dụng dự phòng chung để xử lý đủ.

Việc tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý rủi ro không phải là xoá nợ cho khách hàng. Tổ chức tín dụng và cá nhân có liên quan sẽ không được phép thông báo dưới mọi hình thức cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro tín dụng.

Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng phải chuyển các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để.

Để phòng ngừa nợ xấu, nhiều biện pháp cần được áp dụng gồm:

- Thiết lập chính sách tín dụng phù hợp: Chính sách tín dụng bao gồm: Chính sách khách hàng, chính sách quy mô và giới hạn tín dụng và chính sách lãi suất. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp giúp tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro, và nâng cao khả năng sinh lời.

- Phân tích tín dụng và thẩm định dự án đầu tư: Việc này nhằm đánh giá tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh và dự án đầu tư mà khách hàng xin vay vốn, đồng thời đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, góp phần làm giảm thiểu RRTD.

- Xếp hạng tín dụng: Hệ thống xếp hạng tín dụng phải được xây dựng cho từng đối tượng khách hàng làm cơ sở cho việc xét duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng. Như vậy để giải quyết nợ xấu, các NHTMCP cần phải thực hiện kiểm tra, đánh giá lại chất lượng tài sản và khả năng thu hồi nợ cũng như giá trị của nợ xấu cần giải quyết. Trên cơ sở đó tiến hành bán những khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo cho VAMC1. Bên cạnh việc mua nợ, VAMC cũng đã phối hợp với ngân hàng thực hiện việc thu hồi nợ, thanh toán trái phiếu đặc biệt cũng như cơ cấu lại nợ cho khách hàng. Mặt khác, các khoản nợ có tài sản đảm bảo nhưng không bán được, các ngân hàng sẽ tiến hành bằng cách thanh lý tài sản theo phương thức bán đấu giá tài sản trên thị trường. Cuối cùng, sau khi đã thanh lý tài sản đảm bảo nhưng vẫn không đủ để bù đắp nợ xấu thì sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xóa nợ. Ngoài ra, chủ động tăng mức trích lập dự phòng các khoản nợ xấu là một biện pháp an toàn, nợ quá hạn trên cơ sở mức

rủi ro của từng khoản vay chứ không chỉ trên cơ sở nợ quá hạn và chấp nhận giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ.

- Bảo đảm tín dụng: Việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tín dụng bằng tài sản nhằm phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.

- Mua bảo hiểm tín dụng: Đây là một biện pháp phòng ngừa RRTD khá phù hợp với điều kiện ở Việt Nam hiện nay. Nếu khách hàng không may rơi vào tình trạng thất nghiệp, không có thu nhập để trả nợ thì công ty bảo hiểm sẽ chi trả

- Lập quỹ dự phòng RRTD: Tất cả các NHTM đều phải lập quỹ dự phòng RRTD nhằm khắc phục các rủi ro nếu có các tình huống xấu xảy ra.

- Khi RRTD đã xảy ra, các biện pháp cần được thực hiện bao gồm:

+ Biện pháp khai thác: Khi người vay gặp khó khăn về tài chính do tình hình kinh doanh không thuận lợi, ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp như: Đưa ra lời khuyên giúp người vay khôi phục tình hình kinh doanh dựa trên sự am hiểu về khách hàng và thị trường; Gia hạn nợ cho khách hàng: Gia hạn nợ vay là việc kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc (gốc, lãi) vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng đã ký.

Trong những trường hợp khách hàng có khả năng khôi phục tình hình kinh doanh, các ngân hàng có thể xem xét áp dụng biện pháp cấp phát thêm vốn để “nuôi nợ”. Bên cạnh đó, chuyển tín dụng ngân hàng thành vốn cổ phần của doanh nghiệp cũng là một trong những biện pháp khai thác được áp dụng.

+ Các biện pháp thanh lý thường được áp dụng gồm: Ngân hàng thuyết phục khách hàng tự bán tài sản thế chấp; Ngân hàng bán tài sản tài chính để thu nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng; Sử dụng biện pháp pháp lý để thu hồi nợ vay...

+ Bán nợ: Bán nợ là việc chuyển nhượng khoản nợ, theo đó bên bán nợ chuyển giao quyền chủ nợ của khoản nợ cho bên mua nợ và nhận thanh toán từ bên mua nợ.

+ Xóa nợ: Xóa nợ (gốc, lãi) là biện pháp không thu hồi nợ gốc, nợ lãi đối với khách hàng gặp rủi ro không còn khả năng trả nợ sau khi đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi và xử lý nợ theo quy định.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w