Về tài sản có tính thanh khoản/ tổng tài sản (LIQ)

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam (Trang 77 - 78)

Để nâng cao tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam tác giả sẽ đưa ra những giải pháp nhằm gia tăng khả năng thanh khoản. Cụ thể là việc xây dựng quy chế quản trị rủi ro thanh khoản không chỉ dựa vào Thông tư 13/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 20/5/2010 (Thông tư 22/2011/TT – NHNN V/v sửa đổi, bổ sung một số điều của TT13) quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng mà còn phải chú trọng xác định mức dự trữ thanh khoản phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng ngân hàng. Đặc biệt là hệ thống thông tin báo cáo phải khoa học, có cấu trúc tốt nhằm đảm bảo thu thập được đầy đủ thông tin về tình hình cung cầu thanh khoản của ngân hàng.

Các ngân hàng cần xây dựng cơ chế chuyển vốn nội bộ phù hợp tức ngoài việc tính bài toán chi phí - lợi nhuận mang lại khi mở các chi nhánh, phòng giao dịch, các ngân hàng phải tính đến việc luân chuyển vốn giữa chi nhánh, phòng giao dịch với hội sở chính như thế nào để đảm bảo tính thanh khoản của cả hệ thống với chi phí là thấp nhất. Hiện nay các ngân hàng đã áp dụng hệ thống core banking tương đối hiện đại. Tuy nhiên, việc luân chuyển vốn nội bộ phải gắn với hiệu quả kinh doanh của từng chi nhánh, phòng giao dịch và vốn được tập trung về hội sở chính, có như vậy mới đủ cơ sở thu thập dữ liệu phục vụ cho công tác dự báo, đánh giá được thanh khoản của hệ thống ngân hàng mình một cách chính xác và từ đó có chính sách quản trị phù hợp. Gắn rủi ro thanh khoản với rủi ro thị trường tức trong hoạch định chiến lược cũng như quản trị, điều hành thanh khoản hàng ngày cần phân tích, đánh giá rủi ro thanh khoản với rủi ro thị trường, có như vậy chiến lược quản trị đề ra mới có tính khả thi và hiệu quả cao.

Thiết lập mô hình tổ chức phù hợp nhằm tăng khả năng quản lý rủi ro thanh khoản một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, chức năng quản lý rủi ro cũng bị phân tán do mỗi phòng, ban chỉ thực hiện quản lý rủi ro thuộc nghiệp vụ của phòng mình. Do vậy, cần tập trung chức năng quản lý rủi ro về hội sở chính và điều này đòi hỏi các ngân hàng phải thiết lập được mô hình tổ chức phù hợp với đặc điểm, phạm vi, quy mô hoạt động của ngân hàng mình.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w