Các yếu tố thuộc nội tại ngân hàng tác động đến tăng trưởng tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam (Trang 38 - 44)

* Lạm phát (INFt)

Tỷ lệ lạm phát hàng năm được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng chi số giá tiêu dùng. Khi lạm phát gia tăng, NHNN sẽ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ như tăng lãi suất, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất tái chiết khấu, ... qua đó làm giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng. Lê Tấn Phước (2016), Đàm Văn Lộc (2016), Sharma và Gounder (2012), Henry Waleru Akani và Joseph I. Onyema (2017), đã tìm thấy bằng chứng cho rằng lạm phát có mối tương quan nghịch với tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Vậy, nghiên cứu cũng kỳ vọng lạm phát sẽ tác động ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng. Như vậy, giả thuyết được đặt ra là:

H1: Lạm phát có tác động ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng

* Tăng trưởng GDP (GDPt)

Tăng trưởng GDP là chỉ tiêu đo lường tốc độ tăng trường của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế của một quốc gia phản ánh sự gia tăng hoạt động kinh tế, hoạt động đầu tư vốn ngân hàng đối với nền kinh tế hiệu quả. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Nhàn và các cộng sự (2014), Đàm Văn Lộc (2016), Lê Tấn Phước (2016), Guo và Stepanyan (2011), Sharma và Gounder (2012), Ali Awdeh (2016), Henry Waleru Akani và Joseph I. Onyema (2017) tăng trưởng GDP tăng dẫn đến nhu cầu về tín dụng tăng. Cuộc khủng hoảng kinh tế khiến cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giảm sút, tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng giảm mạnh. Vậy, nghiên cứu cũng kỳ vọng tăng trưởng GDP sẽ tác động cùng chiều đến tăng trường tín dụng. Như vậy, giả thuyết được đặt ra là:

H2: Tăng trường GDP có tác động cùng chiều đến tăng trưởng tín dụng

3.1.2. Các yếu tố thuộc nội tại ngân hàng tác động đến tăng trưởng tín dụng. dụng.

* Tăng trưởng tiền gửi (DGi,t)

Tăng trưởng tiền gửi được sử dụng để xem xét quy mô của hoạt động tín dụng. Không chỉ vậy, tăng trưởng tín dụng còn thể hiện lợi thế cạnh tranh cho bản thân các ngân hàng. Khi huy động được lượng tiền gửi càng nhiều, ngân hàng có thêm nhiều

tiền để cho khách hàng vay, lúc này việc cho vay được mở rộng, lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế tăng lên. Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2011), Sharma and Gounder (2012), Đàm Văn Lộc (2016), Ali Awdeh (2016) cho rằng tăng trưởng tiền gửi dẫn đến sự gia tăng tăng trưởng tín dụng. Vậy, nghiên cứu cũng kỳ vọng tăng trưởng tiền gửi tác động cùng chiều đến tăng trưởng tín dụng.

Như vậy, giả thuyết được đặt ra là:

H3: Tăng trưởng tiền gửi có tác động cùng chiều đến tăng trưởng tín dụng.

* Thanh khoản (LIQi,t)

Thanh khoản được xem là vấn đề sống còn của mỗi ngân hàng. Khả năng thanh khoản tăng các ngân hàng thương mại sẽ sẵn sàng cho vay, hoạt động tín dụng mở rộng tăng trưởng tín dụng gia tăng đáng kể. Trong phần nghiên cứu của mình Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2011), Đàm Văn Lộc (2016) đã cho thấy khả năng thanh khoản có tác động cùng chiều đến tăng trưởng tín dụng. Do vậy, nghiên cứu cũng kỳ vọng thanh khoản sẽ tác động cùng chiều đến tăng trưởng tín dụng. Như vậy, giả thuyết được đặt ra là:

H4: Thanh khoản có tác động cùng chiều đến tăng trưởng tín dụng.

* Nợ xấu (NPLi,t)

Nợ xấu được coi là cục máu đông của nền kinh tế, nó làm ách tắc quá trình cung ứng vốn ngân hàng đầu tư cho nền kinh tế. Nợ xấu gia tăng đồng nghĩa chất lượng tín dụng thấp, các ngân hàng thương mại sẽ thận trọng khi cho khách hàng vay dù nguồn vốn vẫn dồi dào, khả năng thanh khoản vẫn cao. Điều này sẽ làm cho tăng trưởng tín dụng bị hạn chế lại để đảm bảo chất lượng tín dụng. Theo đó nợ xấu có mối quan hệ ngược chiều với tăng trưởng tín dụng và quan hệ này cũng đã được chứng minh trong kết quả nghiên cứu của Guo and Stepanyan (2011), Nguyễn Thanh Nhàn và các cộng sự (2014), Đàm Văn Lộc (2016). Do vậy, nghiên cứu cũng kỳ vọng nợ xấu sẽ tác động ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng. Như vậy, giả thuyết đặt ra là:

* Chênh lệch lãi thuần (NIMi,t)

Tỷ lệ chênh lệch lãi thuần được xem như một giải pháp để gia tăng lợi nhuận và tăng trường tín dụng của các NHTM. Nó còn là biểu thị cho hiệu quả của hoạt động tín dụng. Nghiên cứu tìm thấy tác động cùng chiều của tỷ lệ chênh lệch lãi thuần đến tăng trưởng tín dụng như Natalia T. Tamirisa & Deniz 0. Igan (2007) tại 217 NHTM ở một số quốc gia có nền kinh tế mới nổi thuộc Trung và Đông Âu giai đoạn từ 1995 -2004. Kết quả này cũng tìm thấy tương tự trong nghiên cứu của Deniz Igan and Marcelo Pinheiro (2011) tại 90 quốc gia giai đoạn từ 1995-2005. Do vậy, nghiên cứu cũng kỳ vọng tỷ lệ chênh lệch lãi thuần sẽ tác động cùng chiều đến tăng trưởng tín dụng. Như vậy, giả thuyết được đặt ra là:

H6: Tỷ lệ chênh lệch lãi thuần có tác động cùng chiều đến tăng trưởng tín dụng.

* Quy mô ngân hàng (SIZEi,t)

Quy mô ngân hàng (SIZE) = Logarit (tổng tài sản ngân hàng A/ tổng tài sản của tất cả ngân hàng trong cùng hệ thống tại một thời điểm) (Burcu Aydin, 2008; Nguyễn Văn Lê, 2014)

Quy mô ngân hàng cho biết khả năng huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh, quy mô lớn tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng đối tượng cho vay, dư nợ cho vay tăng. Size bằng logarit của tổng tài sản. Biến độc lập này phản ánh quy mô của ngân hàng, khi quy mô ngân hàng càng lớn tạo điều kiện trang bị được công nghệ hiện đại hơn để có thể dạng hóa dịch vụ. Kết quả nghiên cứu của Burcu Aydin, (2008) cho thấy có bằng chứng đa dạng hóa thu nhập ảnh hưởng thuận chiều với tăng trưởng tín dụng. Nguyễn Văn Lê, (2014) đã chỉ ra SIZE có ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu này cũng dự đoán SIZE ảnh hưởng tích cực đến biến tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Do vậy, nghiên cứu cũng kỳ vọng tỷ lệ quy mô ngân hàng sẽ tác động cùng chiều đến tăng trưởng tín dụng. Như vậy, giả thuyết được đặt ra là:

H7: Quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều đến tăng trưởng tín dụng.

* Dự phòng rủi ro tín dụng (LLR)

Mục tiêu tăng trưởng tín dụng (TTTD) là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ và ngành Ngân hàng nhằm góp phần hỗ trợ doanh nghiệp (DN) và phát

triển nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, TTTD quá nhanh dễ dẫn đến không kiểm soát được chất lượng tín dụng và gây ra một số hệ lụy cho hệ thống ngân hàng như nợ xấu tăng cao, lợi nhuận sụt giảm, khả năng thanh toán giảm. Rủi ro lớn nhất mà các ngân hàng phải đối mặt khi đặt mục tiêu TTTD là rủi ro tín dụng (RRTD), do đó trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (DPRRTD) là phương pháp các ngân hàng sử dụng để bù đắp những tổn thất mà RRTD gây ra.

DPRRTD được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD). Việc xác định mức trích lập DPRRTD được căn cứ vào việc phân loại nợ tại ngân hàng. Các TCTD, ngân hàng căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp. Sau khi đã phân loại các khoản vay thành 5 nhóm nợ khác nhau, các ngân hàng thực hiện trích lập dự phòng chung và cụ thể đối với RRTD. Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, dự phòng chung được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ tiền gửi và cho vay liên ngân hàng; dự phòng cụ thể được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.

Về phương diện quản lý rủi ro, tỷ lệ DPRRTD là một trong những chính sách thiết lập của các ngân hàng để khắc phục RRTD có thể xảy ra trong tương lai hay nói cách khác tỷ lệ DPRRTD được sử dụng như một công cụ để kiểm soát RRTD. Nghiên cứu này đo lường tỷ lệ DPRRTD là tỷ suất giữa chi phí DPRRTD và tổng dư nợ cho vay (Burcu Aydin, 2008; Nguyễn Văn Lê, 2014). Tín dụng tăng trưởng quá nhanh dễ dẫn đến sự suy giảm chất lượng tín dụng, chạy đua lợi nhuận sẽ khiến ngân hàng trở nên thiếu kiểm soát hơn trong công tác cho vay, làm cho nợ xấu cũng tăng lên, do đó ngân hàng cần trích lập DPRRTD nhiều hơn. TTTD năm hiện hành gắn với RRTD thấp hơn nhưng tác động khá yếu, TTTD mạnh dẫn đến RRTD cao hơn với độ trễ từ 2 - 4 năm (Hess, Grimes & Holmes, 2009). Ngược lại, nếu chỉ xem xét mối quan hệ giữa TTTD và RRTD ở thời điểm hiện tại thì Laeven & Majnoni (2003) cho thấy mối quan hệ ngược chiều.

H8: Dự phòng rủi ro tín dụng có tác động cùng chiều đến tăng trưởng tín dụng. Sau khi tổng quan kết quả nghiên cứu trước đây phù hợp với hầu hết các nền kinh tế và thực tiễn điều kiện Việt Nam, đề tài đưa ra các giả thuyết nghiên cứu sau:

Bảng 3.1. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết Diễn giải Kỳ vọng

H1 Tăng trưởng GDP có tác động cùng chiểu đến tăng trưởng

tín dụng (+)

H2 Lạm phát có tác động ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng (-) H3 Tăng trưởng tiền gửi có tác động cùng chiều đến tăng

trưởng tín dụng (+)

H4 Thanh khoản ngân hàng có tác động cùng chiều đến tăng

trưởng tín dụng (+)

H5 Nợ xấu ngân hàng có tác động ngược chiều đến tăng trưởng

tín dụng (-)

H6 Chênh lệch lãi thuần có tác động cùng chiều đến tăng

trưởng tín dụng (+)

H7 Quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều đến tăng trưởng

tín dụng (+)

H8 Dự phòng rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều đến tăng

trưởng tín dụng (+)

Nguồn: Tác giả đề xuất, 2019

3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận về tăng trưởng tín dụng; xem xét và tham khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến các yếu tố tác động tới tăng trưởng tín dụng, tác giả quyết định kế thừa và ứng dụng nghiên cứu của Kai Guo và stepanyan (2011) vào đề tài của mình vì:

Đối tượng nghiên cứu của tác giả Kai Guo và Vahram Stepanyan (2011) là các quốc gia đang phát triển (trong đó có Việt Nam) - tương đồng với tình hình và điều kiện thực tiễn của Việt Nam và có khá nhiều các yếu tố trong mô hình có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM.

Nghiên cứu đều đề cập tới các yếu tố bên cung và bên cầu của nền kinh tế có ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng và cho kết quả rõ ràng với phương pháp tiếp cận.

Bên cạnh đó, đề tài có sửa đổi một số yếu tố ảnh hưởng (dựa theo kết quả các nghiên cứu trước đây) để phù hợp với phạm vi nghiên cứu, thời gian nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài. Cụ thể các biến trong mô hình nghiên cứu gồm:

33

Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng

(CR)

Các yếu tố vĩ mô

Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP) Tỷ lệ lạm phát (INF)

Các yếu tố nội tại ngân hàng

Tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi (DG) Tỷ lệ thanh khoản (LIQ)

Tỷ lệ nợ xấu (NPL)

Tỷ lệ chênh lệch lãi thuần (NIM) Quy mô ngân hàng (SIZE)

Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất.

Nguồn: Tác giả đề xuất, 2019. Với phương trình hồi quy tuyến tính được viết dưới sạng sau:

CRi,t = β0 + β1*GDPt + β2*INFt + β3*DGi,t + β4*LIQi,t + β5*NPLi,t + β6*NIMi,t + β7*SIZEi,t + β8*LLRi,t + εi,t

Trong đó:

Biến phụ thuộc CRi,t: Tăng trưởng tín dụng các NHTM tại Việt Nam Nhóm các yếu tố vĩ mô:

GDPt: Tỷ lệ tăng trưởng GDP INFt: Tỷ lệ lạm phát

Nhóm các yếu tố vi mô:

DGi,t: Tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi LIQi,t: Tỷ lệ thanh khoản ngân hàng NPLi,t: Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng NIMi,t: Tỷ lệ chênh lệch lãi thuần SIZE: Quy mô ngân hàng.

LLRi,t: Dự phòng rủi ro tín dụng. εi,t: sai số

Với β1, β2…. Β7, β8: hệ số hồi quy, cho biết mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng i năm t.

Giả thuyết: H0: β1 = β2= β8 = 0 (Mô hình không phù hợp) H1: Có ít nhất một βi ≠ 0 [với i = 1 —> 8]

Bảng 3.2: Các yếu tố trong mô hình nghiên cứu

Đơn vị: %

Mã hóa Tên yếu tố Kỳ vọng Nguồn tham khảo Yếu tố phụ thuộc

CR Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng

Burcu Aydin (2008); Guo, Kai và Stepanyan, Vahram (2011); Kai Guo và Vahram Stepanyan (2011)

Yếu tố vĩ mô

GDPt

Tỷ lệ tăng trưởng

GDP (+)

Burcu Aydin (2008); Guo, Kai và Stepanyan, Vahram (2011); Kai Guo và Vahram Stepanyan (2011)

INFt Tỷ lệ lạm phát (-) Chu Khánh Lân, (2012);, Burcu Aydin (2008); Kai Guo và Vahram Stepanyan (2011)

Yếu tố nội tại ngân hàng

DG Tỷ lệ tăng tiền gửi (+)

Natalia T. Tamirisa và Deniz O. Igan (2007); Burcu Aydin (2008); Chu Khánh Lân, (2012); Kai Guo và Vahram Stepanyan (2011)

LIQ Tỷ lệ thanh khoản (+) Burcu Aydin (2008); Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2012); Kai Guo và Vahram Stepanyan (2011) NPL Tỷ lệ nợ xấu (-) Burcu Aydin (2008); Nguyễn Văn Lê, (2014); Kai Guo

và Vahram Stepanyan (2011) NIM Tỷ lệ chênh lệch

lãi thuần (+)

Burcu Aydin (2008); Nguyễn Văn Lê, (2014); Kai Guo và Vahram Stepanyan (2011)

SIZE Quy mô ngân hàng (+) LLR Dự phòng rủi ro

tín dụng (-)

Laeven & Majnoni (2003), Burcu Aydin (2008); Nguyễn Văn Lê, (2014)

Nguồn: Tác giả tự đề xuất, 2019

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w