Về xử lý dứt điểm nợ xấu

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam (Trang 72 - 73)

Để xử lý dứt điểm nợ xấu và tăng cường năng lực tài chính cho các ngân hàng thương mại đặc biệt là các ngân hàng thương mại nhà nước. Trước hết cần hỗ trợ nguồn tài chính cho các ngân hàng trích lập đủ dự phòng để có thể bù đắp những tổn

thất có thể xảy ra khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Sau đó thực hiện chuyển nhượng các khoản nợ xấu cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có đủ khả năng và quyền lực xử lý nợ.

Đối với các khoản nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước (kể cả nợ cho vay theo chỉ định, kế hoạch nhà nước), ngân hàng thương mại nhà nước chuyển sang Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng - Bộ Tài chính (DATC) để tiếp tục theo dõi xử lý theo thẩm quyền. Đối với các khoản nợ xấu của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác, ngân hàng thương mại nhà nước được phép bán nợ cho DATC hoặc các doanh nghiệp, cá nhân có đủ năng lực tài chính kể cả tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua tổ chức đấu giá công khai.

Đối với các khoản nợ xấu theo chỉ định, hoặc các chương trình kế hoạch của Nhà nước như mía đường, cà phê, đánh bắt xa bờ... đề nghị Chính phủ cho phép ngân hàng thương mại có thể thoả thuận để bán nợ cho DATC, Quỹ hỗ trợ phát triển, Ngân hàng Chính sách, hoặc các doanh nghiệp, cá nhân có chức năng mua bán nợ theo giá thị trường.

Đối với những khoản nợ xấu của các doanh nghiệp mà ngân hàng không chuyển giao được cho công ty mua bán nợ và tổ chức, cá nhân khác, thì Chính phủ cần có cơ chế để ngân hàng có thể chủ động áp dụng các biện pháp cơ cấu lại tài chính và hoạt động của doanh nghiệp. Thậm chí, cho phép ngân hàng được tham gia vào quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và cho phép chuyển nợ thành vốn góp và tham gia điều hành doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w