Gia tăng tỷ lệ tiền gửi/ tổng nợ phải trả bằng các thu hút tiền gửi của khách

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam (Trang 78 - 80)

của khách hàng (DG)

* Đa dạng hoá các nghiệp vụ huy động vốn và sử dụng vốn

Sự tập trung về nguồn vốn sẽ là nguyên nhân gây nên rủi ro thanh khoản cho NH. Trong những năm vừa qua các NHTM đã dần mở rộng các hình thức huy động vốn, thời hạn huy động vốn một cách chủ động và linh hoạt. Tuy nhiên, điều khiến khách hàng đến gửi tiền vào NH hay trở thành chủ nợ của NHTM bằng việc mua chứng chỉ nợ do NH phát hành ra không chỉ đơn thuần quan tâm tới mức lãi được nhận mà họ quan tâm rất nhiều tới những khía cạnh khác như uy tín của NH, tiện ích mang lại khi đến giao dịch với NH…Vì vậy, để thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền và huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các NHTM cần:

- Đưa thêm những sản phẩm huy động vốn với kì hạn linh hoạt (như kì hạn 1, 2, 3 tuần, 1, 2 tháng, hay những kì hạn dài 5, 10 năm), đa dạng về loại tiền huy động (USD, EUR, AUD…) và đa dạng về cách thức huy động (huy động qua tiền gửi, tiết kiệm, phát hành kì phiếu, trái phiếu, huy động tại điểm cố định và tại gia…) Qua đó tạo thuận lợi cho người gửi tiền trong việc lựa chọn hình thức và cách thức gửi tiền.

- Tăng cường quan hệ quốc tế song phương, đa phương với các NH nước ngoài, NH đại lí để tranh thủ các nguồn vốn nước ngoài, đặc biệt là nguồn trung dài hạn và nguồn vốn tài trợ.

- Đối với dân cư, đây là nguồn cung vốn có tiềm năng lớn của NH, vì vậy, các NHTM cần thực hiện một số hình thức huy động vốn mới như: hình thức gửi hẹn rút (khách hàng không cần gửi kì hạn nhất định, chỉ cần gọi thông báo nhu cầu rút tiền của mình trước khi có nhu cầu rút một thời gian nhất định), huy động tiết kiệm dài hạn, ứng dụng kết hợp tiết kiệm với các sản phẩm bảo hiểm…để hấp dẫn khách hàng bằng các tiện ích mà Nhằm mang lại cho khách hàng.

Việc đa dạng hoá hình thức huy động vốn, kì hạn và đối tượng huy động vốn sẽ đem lại sự chủ động trong việc sử dụng nguồn, không bị phụ thuộc sâu vào một nhóm khách hàng hay một loại kì hạn nào. Điều này sẽ làm giảm khả năng RRTK có thể xảy ra khi có sự biến động tiền gửi của một nhóm khách hàng hay của kì hạn nào…

Sử dụng vốn kém hiệu quả cũng là một sức ép lớn đè nặng lên khả năng thanh khoản cho các NH. Hiện nay, các NHTM vẫn chủ yếu tập trung sử dụng vốn vào hoạt

động tín dụng và phần lớn rủi ro NH đều tập trung trong hoạt động này. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn bằng việc đa dạng hoá các hình thức đầu tư vốn cũng là một biện pháp cải thiện và nâng cao năng lực quản lý thanh khoản của các NHTM, đặc biệt tập trung những nghiệp vụ làm tăng tính thanh khoản cho nghiệp vụ TSC như:

- Đối với nghiệp vụ tín dụng: Khai thông nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu và các chứng từ có giá: đây là một nghiệp vụ tín dụng gián tiếp, ít rủi ro và không làm “đóng băng” vốn, thời hạn cho vay ngắn, vì vậy, nâng cao tính thanh khoản trong nghiệp vụ tài sản Có. Tuy đã có Pháp lệnh thương phiếu, Nghị định số 32/2001/NĐ- CP ban hành ngày 5/7/2001 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh, nhưng đến nay nghiệp vụ này vẫn chưa thành một nghiệp vụ thông dụng.

-- Nghiệp vụ đầu tư tài chính: Với hình thức đầu tư chứng khoán đã được chuyên môn hoá cho công ty chứng khoán của các NHTM, tuy nhiên, nghiệp vụ vẫn chưa được thực hiện đa dạng mà vẫn tập trung chủ yếu ở nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. Cần mở rộng các nghiệp vụ như tư vấn, bảo quản chứng khoán, …Ngoài ra, có thể đẩy mạnh hợp tác với các công ty kinh doanh bất động sản, các Tổng công ty, các tập đoàn kinh tế lớn để khai thác các tài sản thế chấp, cầm cố

* Không trả lãi cho người gửi tiền rút trước hạn

Với giải pháp không tính lãi cho người gửi tiền trước hạn sẽ được coi như là một hình thức phạt đối với những người gửi tiền không tôn trọng cam kết. Hiện nay, với xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt không chỉ giữa NH trong nước và chi nhánh NH nước ngoài mà sự cạnh tranh này xảy ra mạnhằmẽ đối với những NH trong nước với nhau, nên xảy ra tình trạng NH phải thực hiện những giải pháp tương đối dễ dãi với những khách hàng rút tiền trước hạn như với khách hàng rút tiền trước hạn vẫn được trả lãi, với mức lãi không kì hạn. Các NHTM có giai đoạn còn cho phép tính lãi linh hoạt hơn là đối với những khoản tiền gửi với thời gian tương đối dài so với kì hạn cam kết thì có thể tính theo mức lãi tương đương với mức lãi của kì hạn ngắn hơn theo quy định. Chẳng hạn, nếu khách hàng gửi tiền tiết kiệm với thời hạn là 6 tháng, với mức lãi suất thoả thuận là 14%/năm. Nếu đến 4 tháng (quá 2/3 thời hạn gửi tiền) mà khách hàng có yêu cầu rút tiền trước hạn, NH vẫn cho phép rút với một mức lãi suất của kì hạn 3 tháng theo hiện hành là 12%/năm chứ không phải tính với lãi không kì hạn. Cách làm này là để hạn chế sự thiệt thòi cho khách hàng, tuy nhiên chính điều đó

lại có tác động tiêu cực, vì nó đã tạo cho khách hàng tâm lí không tôn trọng sự thoả thuận về kì hạn gửi, vì việc rút trước hạn này không ảnh hưởng nhiều lắm tới quyền lợi của người gửi tiền. Nhưng nó có tác hại rất lớn tới khả năng cân đối chi trả của NH. Nếu nhiều người cùng có tâm lí như vậy, thì rất nhiều rủi ro có thể xảy ra đối với công tác thanh khoản của NH và với hoạt động của NH khi mức dự trữ thanh khoản của NH chỉ mới dừng ở mức tính toán đối với những khoản đến hạn thanh toán. Tuy nhiên, đây không chỉ là giải pháp áp dụng riêng lẻ với từng NH mà cần có chính sách áp dụng chung với hệ thống NH.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w