Các nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính đến xếp hạng tín nhiệm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) (Trang 29)

1.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài

Matousek và Stewart (2009) sử dụng phương pháp hồi quy Logit thứ bậc để xây dựng mô hình nhằm xác định những yếu tố định lượng tác động đến MXHTN của các NHTM do tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch công bố. Kết quả nghiên cứu đã chi ra các chi tiêu tài chính có tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến MXHTN của NHTM gồm: hệ số vốn chủ sở hữu/tổng tài sản; khả năng thanh khoản; quy mô tài sản; tỷ lệ lãi cận biên và tỷ lệ tổng chi phí hoạt động/tổng thu nhập hoat động. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả chỉ dừng ở lại một số chỉ tiêu tài chính những chỉ tiêu này chưa thể hiện được toàn bộ thực trạng tình hình của

NHTM.

Caporale và cộng sự (2012) cũng sử dụng mô hình Ordered logit nhằm chứng minh rằng MXHTN của NHTM chịu sự tác động của các chi số tài chính. Kết quả nghiên cứu các chi tiêu tài chính có tác động dương đến MXHTN bao gồm: tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản, quy mô tổng tài sản NHTM, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/tổng vốn chủ sở hữu bình quân và tỷ lệ thu nhập ròng từ hoat động/tổng tài sản. Các chi tiêu tài chính có tác động âm đến MXHTN bao gồm: Tỷ lệ tổng chi phí hoat động/Tổng thu nhập hoạt động và Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ. Nghiên cứu của tác giả đã phát triển nghiên cứu thêm các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp. Song, tác giả sử dụng nhiều số lượng giá trị biến phụ thuộc và khoảng thời gian phân bổ các MXHTN khi sử dụng mô hình Ordered Logit sẽ làm giảm tính dự báo chính xác của mô hình.

Ioannidis và cộng sự (2010) đã sử dụng phương pháp phân loại trí tuệ nhân tạo chỉ ra rằng: hệ số vốn chủ sở hữu; tỷ số lợi nhuận ròng/bình quân tổng tài sản và quy mô tổng tài tác động nhiều nhất đến MXHTN của các NHTM. Các yếu tố môi trường hoat động của NHTM có liên quan mật thiết tới MXHTN. Điểm hạn chế của nghiên cứu hay của mô hình dự đoán MXHTN của NHTM xây dựng trên phương pháp phân loại trí tuệ nhân tạo là không thể hiện cụ thể chiều hướng tác động của các biến giải thích đối vơi biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu.

1.2.2. Các nghiên cứu trong nước

Đào Thị Vân Anh (2017), Xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm ngân hàng

thương mại tại Việt Nam đã nghiên cứu chứng minh được 6 chỉ tiêu tài chính về: cấu trúc vốn, tỷ lệ cho vay, tỷ lệ nợ xấu, tính thanh khoản, tỷ suất lợi nhuận và cấu trúc lợi nhuận-chi phí có ảnh hưởng tích cực đến kết quả xếp hạng tín nhiệm ngân hàng. Tuy nhiên nghiên cứu của tác giả có giới hạn về số lượng quan sát khi tổng hợp dữ liệu từ các ngân hàng, mẫu tác giả gồm 32 ngân hàng thương mại Việt Nam.

Nguyễn Bảo Ngọc (2010), Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Việt nam –

Thực trạng và giải pháp đã nghiên cứu đưa ra quan điểm về mặt hạn chế trong xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam. Các yếu tố phi tài chính về: độ tín cậy thông tin, loại

hình doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp,...ảnh hưởng tích cực đến xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp và việc đánh giá phải dựa trên một tổ chức độc lập thực hiện để đảm bảo tính khách quan. Tuy nhiên tác giả chưa đề cập đếm các chỉ tiêu tài chính ánh hưởng như tế nào đến xếp hạng tín nhiệm, những nhận định về ảnh hưởng của các chỉ tiêu trong phân tích tài chính chỉ dừng lại lập luận định tính.

Nguyễn Văn Hùng (2012), Ứng dụng mô hình Logit nhằm nâng cao chất

lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Quốc tế - Chi nhánh Hoàn Kiếm chỉ ra rằng kết quả của việc xếp hạng tín dụng không là cơ sở mạnh để quyết định việc chấp nhận cho vay hay không cho vay. XHTD chỉ có giá trị tham khảo và chủ yếu được dùng để xác định hạn mức tín dụng, lãi suất áp dụng đối với khách hàng. Nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính cần phải có độ chính xác và tin cậy cao mới đưa ra được kết quả XHTD khách quan nhất.

1.3. Khoảng trống nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Qua việc tìm hiểu các công trình có những điểm tương đồng với đề tài phạm trù là xếp hạng tín nhiệm của một ngân hàng có thể thấy các nghiên cứu chủ dừng lại ở việc phân tích các mô hình cụ thể hoặc giải pháp hoàn thiện, phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm của một doanh nghiệp. Khóa luận sẽ kế thừa và phát huy những giá trị các công trình nghiên cứu trước đã làm được và sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống lý Luận về xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng.

Đồng thời sẽ bổ sung, khắc phục những vấn đề được đề cập cụ thể sẽ tiến hành phân tích ảnh hưởng các chỉ tiêu tài chính đến xếp hạng tín nhiệm kết hợp với mô hình phân tích là mô hình đa biến.

Kết quả nghiên cứu đưa ra nhằm trả lời cho câu hỏi sau:

- Chỉ tiêu tài chính có ảnh hưởng như thế nào đến Xếp hạng tín nhiệm Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng?.

- Mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính đến Xếp hạng tín nhiệm của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng như thế nào?.

Căn cứ trên phương pháp đánh giá XHTN của tổ chức xếp hạng tín nhiệm và qua tham khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến XHTN của doanh nghiệp đã trình bày ở trên, tác giả sẽ đưa vào mô hình nghiên cứu của khóa luận 2 nhóm chỉ tiêu: nhóm chỉ tiêu tài chính (bao gồm: chất lượng tài sản, khả năng thanh toán, năng lực vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời) của doanh nghiệp. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến để xác định ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính đến XHTN. Quá trình này được trình bày tóm tắt qua khung nghiên cứu của khóa luận và được trình bày qua hình 1.2:

Hình 1.3. Khung nghiên cứu

LỰA CHỌN CÁC BIẾN GIẢI THÍCH TRONG MÔ HÌNH HỒI QUY

KiỂM ĐỊNH MÔ HÌNH

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH ĐẾN XẾP HẠNG TÍN NHIỆM VPBANK

CHƯƠNG 2: SỐ LIỆU SỬ DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở dữ liệu

Để tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính đến xếp hạng tín nhiệm của VPBank, khóa luận sử dụng các số liệu sơ cấp và thứ cấp như sau:

- Số liệu từ kết quả của các bài nghiên cứu trước, các báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm ngân hàng của tổ chức xếp hạng thế giới - Moody’s cho 19 ngân hàng tại

Việt Nam năm 2018 và năm 2019.

- Số liệu từ BCTC hợp nhất đã kiểm toán và báo cáo thường niên năm 2018 – 2019 của 19 ngân hàng của Việt Nam và giai đoạn năm 2016 - 2020 của VPBank.

- Số liệu từ các trang báo mạng về xếp hạng tín nhiệm và các trang web của 19 ngân hàng: http://cafef.vn, https:tuoitre.vn, https://tapchitaichinh.vn,... gồm số liệu liên quan đến tình hình tài chính của ngân hàng và xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng.

2.2. Quy trình nghiên cứu

Để xác định mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính đến xếp hạng tín nhiệm ngân hàng, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng gồm hai giai đoạn: phân tích định tính và phân tích định lượng.

a, Phân tích định tính

- Bước đầu, dựa trên việc tìm hiểu trên sách, giáo trình, các bài báo, bài nghiên cứu và kiến thức của tác giả để đưa ra một số chỉ tiêu tài chính liên quan đến xếp hạng tín nhiệm.

- Sau đó, từ cơ sở dữ liệu thu thập mẫu, chọn lọc dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu.

b, Phân tích định lượng

Nghiên cứu định lượng thực hiện thông qua việc tính toán ra giá trị của các chỉ tiêu tài chính dựa trên các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của ngân hàng. Các dữ liệu thu được từ việc tính toán, thống kê được xử lý thông qua phần mềm

Stata.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Các nghiên cứu trước đây, mô hình hồi quy thứ bậc (Ordinal logistic model) là lựa chọn phù hợp nhất để ước tính xác suất sáu phân hạng xếp hạng tín nhiệm cho 19 ngân hàng trong mẫu dữ liệu và phân tích số liệu.

Tổng quan mô hình: - Logit(P1) = ln ( = α1 - ∑ kXki + i -Logit(P1 + P2) = ln ( = α2 - ∑ kXki + i -Logit(P1 + P2 + P3) = ln ( = α3 - ∑ kXki + i - Logit(P1 + P2 + P3 + P4) = ln ( = α4 - ∑ kXki + i - Logit(P1 + P2 + P3 + P5) = ln ( = α5 - ∑ kXki + i - P1 + P2 + P3 + P4 + P5 + P6 = 1

Biến phụ thuộc là Y nhận giá trị từ 1 đến 6 biểu thị cho 6 bậc xếp hạng ngân hàng:

1 nếu ngân hàng được xếp hạng Ba3 2 nếu ngân hàng được xếp hạng B1 Yi = 3 nếu ngân hàng được xếp hạng B2 4 nếu ngân hàng được xếp hạng B3 5 nếu ngân hàng được xếp hạng Caa1 6 nếu ngân hàng được xếp hạng Caa2

Trong đó:

- X là biến độc lập - các chỉ tiêu tài chính thể hiện cụ thể trong bảng 2.1. - i - ngân hàng thứ i và k - biến độc lập thứ k.

- α1, α2, α3 - điểm dừng để tính toán khả năng xếp loại ngân hàng trong bốn nhóm

trên.

- βk - hệ số của các biến độc lập.

- P1, P2, P3, P4, P5 và P6 là xác suất để ngân hàng được xếp hạng nhóm Ba3,

B1, B2, B3, Caa1, Caa2.

Bảng 2.1. Bảng mã hóa biến phụ thuộc và biến độc lập

Loại biến Tên đầy đủ Kí hiệu Kỳ vọng

Biến phụ

thuộc Bậcxếp hạng tín nhiệm của ngân hàng Y

Biến độc lập

Tổng tài sản X1 +

Hệ số vốn chủ sở hữu X2 +

Vốn chủ sở hữu / Nợ phải trả X3 + Chi phí hoạt động / Thu nhập hoạt động X4 -

Dư nợ tín dụng / Tổng tài sản X5 + Chi phí lãi vay / Tổng tài sản bình quân X6 -

Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình

quân X7

+

Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu

bình quân X8

+

Tỷ lệ tăng trưởng tài sản X9 -

Tỷ lệ an toàn vốn X10 +

Nợ xấu / Dư nợ tín dụng X11 -

Mô hình được ước tính bằng phương pháp Maximum – Likelihood. Từ mô hình có thể tính được tác động biên của từng chỉ tiêu tài chính được lựa chọn đến xếp hạng tín nhiệm ngân hàng. Các tác động biên đó được tính toán trên từng mô hình. Giá trị này thể hiện khi chỉ tiêu tài chính thay đổi tăng hay giảm một phần trăm thì khả năng XHTN của ngân hàng vào mỗi sẽ thay đổi. Khi có thay đổi tiêu cực ở xếp hạng của trường hợp mô hình này thì ở mô hình trường hợp khác sẽ có thay đổi tích cực. Tổng tất cả các thay đổi xếp hạng này sẽ bằng không để đảm bảo điều kiện P1 + P2 + P3 + P4 + P5 + P6 = 1 như đã nói ở trên. Khả năng xếp hạng của ngân hàng vào một trong sáu thứ bậc sẽ được tính toán theo từng mô hình với trừng trường hợp bậc xếp hạng.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan thực trạng ảnh hưởng các chỉ tiêu tài chính đến xếp hạng tín nhiệm tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng nhiệm tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

3.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBANK)

3.1.1.1 Quá trình hình thành

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (Mã chứng khoán: VPB; viết tắt: VPBank) thành lập vào ngày 12/08/1993 căn cứ theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP do NHNN cấp phép và chính thức hoạt động giao dịch vào ngày 10/09/1993. Từ khi bắt đầu hoạt động, VPBank đã lấy tên là Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam đến năm 2010 đổi tên thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Sau gần 28 năm hoạt động, VPBank đã có hơn 280 điểm giao dịch trong đó có hơn 210 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc với hơn đội ngũ nhân viên hơn 29.880 cho đến hiện tại. Số vốn điều lệ mức ban đầu của VPBank là 20 tỷ đồng, tính đến 31/03/2020 đã nâng lên thành 25.300 tỷ đồng lọt vào top 10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất tính hết tháng 3 năm 2020.

Trải qua hơn 27 năm hoạt động, VPBank đã đạt được liên tiếp các thành tựu, giải thưởng gần đây nhất như: “Ngân hàng tư nhân Việt Nam đầu tiên lọt vào Top 300 ngân hàng có giá trị thương hiệu nhất thế giới năm 2020” do Brand Finance bình chọn , “Top 20 doanh nghiệp có chỉ số phát triển bền vững VNSI” - đánh giá của HOSE, “Giải thưởng Tổ chức phát hành trái phiếu nước ngoài tốt nhất châu Á”, “Trải nghiệm khách hàng tốt nhất năm 2020”, “Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2019” - HR Asia bình chọn , “Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.năm 2019” được Vietnam Report xếp hạng và cũng trong cùng năm tiếp tục được vinh danh thuộc “Top 50 công ty Niêm yết tốt nhất 2019” (Forbes và Nhịp Cầu đầu tư bình chọn),....

Cơ cấu tổ chức của VPBank (Sơ đồ 3.1) được chia thành các cấp lý tương ứng với từng nhiệm vụ mỗi cấp:

- Đứng đầu nắm quyền cao nhất thứ tự gồm có: Đại hội đồng Cổ đông, Hội

đồng quản trị, Ban kiểm soát và Tổng giám đốc.

- Tiếp theo gồm các phòng Kiểm toán nội bộ, Ủy ban quản lý rủi ro, Ủy ban

nhân sự, Ủy ban điều hành.

- Sau đó tiếp tục chia thành các khối và các trung tâm, gồm 19 khối và trung

tâm chính thực hiện các hoạt động và vận hành theo từng chức năng, nhiệm vụ tương ứng được phân công.

(Nguồn: vpbank.com.vn) VPBank có hai công ty con vốn sở hữu 100% gồm: VPB ACM - chuyên hoạt động về quản lý nợ, khai thác tài sản và (VPB FC) – chuyên hoạt động về cho vay tiêu dùng.

3.1.1.3 Các sản phẩm dịch vụ

Từ khi thành lập đến nay, VPBank đã cho ra rất nhiều sản phẩm, dịch vụ trên thị trường và đang không ngừng phát triển, hoàn thiện từng sản phẩm, từng dịch vụ

và không ngừng đổi mới, nâng cấp sản phẩm. Các sản phẩm dịch vụ của VPBank tạo ra hướng đến từng phân khúc khách hàng khác nhau. Phân loại khách hàng VPBank gồm cá nhân, doanh nghiệp SME, tiểu thương, doanh nghiệp lớn. Các sản phẩm chính của VPBank gồm:

- Sản phẩm về thẻ: Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế

Ngày nay, việc sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán đã trở thành phổ biến của của mọi người tiêu dùng. Các sản phẩm thẻ về dịch vụ này của VPBank luôn đảm bảo được tất cả các vấn đề: thanh toán, quản lý tài khoản, độ bảo mật, an toàn và đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng.

Một số loại thẻ điển hình: Thẻ ghi nợ quốc tế VNA, thẻ ghi nợ quốc tế VPBank Visa Platinum Travel Miles, thẻ tín dụng VPBank StepUp, thẻ tín dụng MC2,....

- Dịch vụ vay vốn

Hiện nay, VPBank có các loại hình thức vay vốn đa dạng phù hợp với từng nhu cầu và điều kiện tài chính của từng khách hàng. Bằng hai loại hình thức chính là cho vay tín chấp (hay cho vay không có tài sản đảm bảo) và cho vay thế chấp (tức cho vay có tài sản đảm bảo).

Bảng 3.1. So sánh loại hình dịch vụ vay tín chấp và vay thế chấp

Cho vay tín chấp Cho vay thế chấp

Bản chất

- Là hình thức cho vay không bảo đảm bằng tài sản

- Là hình thức cho vay có tài sản bảo đảm

- Cho vay căn cứ vào giá trị tài sản thế chấp

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính đến xếp hạng tín nhiệm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) (Trang 29)