Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính đến xếp hạng tín nhiệm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) (Trang 34 - 37)

b, Phân tích định lượng

2.3.Phương pháp nghiên cứu

Các nghiên cứu trước đây, mô hình hồi quy thứ bậc (Ordinal logistic model) là lựa chọn phù hợp nhất để ước tính xác suất sáu phân hạng xếp hạng tín nhiệm cho 19 ngân hàng trong mẫu dữ liệu và phân tích số liệu.

Tổng quan mô hình: - Logit(P1) = ln ( = α1 - ∑ kXki + i -Logit(P1 + P2) = ln ( = α2 - ∑ kXki + i -Logit(P1 + P2 + P3) = ln ( = α3 - ∑ kXki + i - Logit(P1 + P2 + P3 + P4) = ln ( = α4 - ∑ kXki + i - Logit(P1 + P2 + P3 + P5) = ln ( = α5 - ∑ kXki + i - P1 + P2 + P3 + P4 + P5 + P6 = 1

Biến phụ thuộc là Y nhận giá trị từ 1 đến 6 biểu thị cho 6 bậc xếp hạng ngân hàng:

1 nếu ngân hàng được xếp hạng Ba3 2 nếu ngân hàng được xếp hạng B1 Yi = 3 nếu ngân hàng được xếp hạng B2 4 nếu ngân hàng được xếp hạng B3 5 nếu ngân hàng được xếp hạng Caa1 6 nếu ngân hàng được xếp hạng Caa2

Trong đó:

- X là biến độc lập - các chỉ tiêu tài chính thể hiện cụ thể trong bảng 2.1. - i - ngân hàng thứ i và k - biến độc lập thứ k.

- α1, α2, α3 - điểm dừng để tính toán khả năng xếp loại ngân hàng trong bốn nhóm

trên.

- βk - hệ số của các biến độc lập.

- P1, P2, P3, P4, P5 và P6 là xác suất để ngân hàng được xếp hạng nhóm Ba3,

B1, B2, B3, Caa1, Caa2.

Bảng 2.1. Bảng mã hóa biến phụ thuộc và biến độc lập

Loại biến Tên đầy đủ Kí hiệu Kỳ vọng

Biến phụ

thuộc Bậcxếp hạng tín nhiệm của ngân hàng Y

Biến độc lập

Tổng tài sản X1 +

Hệ số vốn chủ sở hữu X2 +

Vốn chủ sở hữu / Nợ phải trả X3 + Chi phí hoạt động / Thu nhập hoạt động X4 -

Dư nợ tín dụng / Tổng tài sản X5 + Chi phí lãi vay / Tổng tài sản bình quân X6 -

Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình

quân X7

+

Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu

bình quân X8

+

Tỷ lệ tăng trưởng tài sản X9 -

Tỷ lệ an toàn vốn X10 +

Nợ xấu / Dư nợ tín dụng X11 -

Mô hình được ước tính bằng phương pháp Maximum – Likelihood. Từ mô hình có thể tính được tác động biên của từng chỉ tiêu tài chính được lựa chọn đến xếp hạng tín nhiệm ngân hàng. Các tác động biên đó được tính toán trên từng mô hình. Giá trị này thể hiện khi chỉ tiêu tài chính thay đổi tăng hay giảm một phần trăm thì khả năng XHTN của ngân hàng vào mỗi sẽ thay đổi. Khi có thay đổi tiêu cực ở xếp hạng của trường hợp mô hình này thì ở mô hình trường hợp khác sẽ có thay đổi tích cực. Tổng tất cả các thay đổi xếp hạng này sẽ bằng không để đảm bảo điều kiện P1 + P2 + P3 + P4 + P5 + P6 = 1 như đã nói ở trên. Khả năng xếp hạng của ngân hàng vào một trong sáu thứ bậc sẽ được tính toán theo từng mô hình với trừng trường hợp bậc xếp hạng.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính đến xếp hạng tín nhiệm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) (Trang 34 - 37)