Kết quả kiểm định tự tương quan các biến

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính đến xếp hạng tín nhiệm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) (Trang 48)

b, Phân tích định lượng

3.3.2. Kết quả kiểm định tự tương quan các biến

Qua ma trận tự tương quan (Phụ lục 3), ta thấy có 2 cặp biến có sự tương quan

cao, gồm:

- r(X2,X3) = 0.998 >0.5

- r(X8,X11) = 0.6409 >0.5

Hệ số tương quan của hai cặp trên thể hiện sự tương quan chặt lẫn nhau nên nếu giữ nguyên kết quả khi hồi quy mô hình sẽ không chính xác. Do đó, mỗi biến trong mỗi cặp sẽ được loại bỏ khỏi mô hình.

Tác giả thực hiện loại bỏ lần lượt các biến tương ứng với các mô hình dưới đây:

- Mô hình A1: loại biến X2 và X11

- Mô hình A2: loại biến X2 và X8

- Mô hình A3 loại biến X3 và X11

- Mô hình A4 loại biến X3 và X8

Sau khi thực hiện loại các biến có tự tương quan theo bốn mô hình trên và tiền hành so sánh chỉ số Pseudo R2 và giá trị kiểm định Chi2 của các mô hình (bảng 3.4), nhận thấy mô hình A1 sau khi loại bỏ biến X2 và X11 có các chỉ số tốt nhất.

Bảng 3.4. So sánh chỉ số Pseudo R2 và giá trị kiểm định Chi2

Chỉ số

Mô hình Pseudo R2 Kiểm định Chi2

A1 0.2693 0.0004

A2 0.2372 0.0016

A3 0.2687 0.0004

A4 0.2366 0.0016

Tuy nhiên, qua các chỉ số trên mô hình hồi quy A1 nhận thấy có một số biến độc lập có giá trị P–value khá cao (>5%), do đó để mô hình có tính chính xác cao thì cần phải loại bỏ những biến đó để mô hình tăng độ chính xác. Dựa trên kết quả mô hình hồi quy A1, thực hiện loại bỏ các biến X4, X5, X6, X7, X9, X10 có P-

value đều hớn hơn 5% thu được mô hình hồi quy M1 mới. Như vậy, mô hình mới là M1 gồm các biến độc lập X1, X3, X8.

3.3.3. Phân tích kết quả nghiên cứu

Qua việc thực hiện hồi quy Logit thứ bậc dựa trên bộ dữ liệu dùng trong nghiên cứu cho thấy xếp hạng tín nhiệm của 19 ngân hàng trong mẫu nghiên cứu phụ thuộc vào 3 chỉ tiêu tài chính tương ứng 3 biến độc lập trong mô hình. Từ kết quả mô hình M1, xác định được phương trình mô hình hồi quy như sau:

Y = (-3.27).10-6 xX1 – 40.249592xX3 – 16.10424 xX8

Bảng 3.5. Kết quả tóm tắt mô hình M1

Từ các số liệu trên bảng 3.5 cho thấy kết quả Pseudo R2 có kết quả bằng 0.2467 và giá trị kiểm đinh Chi2 bằng (0.0000) nên mô hình M1 là phù hợp

Các giá ghi P-value của các biến độc lập X1, X2, X3 tương ứng là 0.001; 0.008; 0.003 đều thỏa mãn nhỏ hơn 0.05 do đó các biến này đều có ý nghĩa thống kê.

Thực hiện phân tích ảnh hưởng biên của các biến trong từng mức xếp hạng hạng cho kết quả các chỉ tiêu tài chính có ảnh hưởng đến mức xếp hạng của ngân

hàng qua bảng tóm tắt kết quả ảnh hưởng biên 3.6 (chi tiết - Phụ lục 3). Có thể thấy

mức độ ảnh hưởng các biến độc lậpđến mức xếp hạng chủ yếu vào giá trị biến phụ

thuộc là 1 và 3 tương ứng là xếp hạng Ba3 và B2.

Bảng 3.6. Tóm tắt ảnh hưởng biên của các biến trong mô hình M1

Tên

biến Y(=1) Y(=2) Y(=3) Y(=4) Y(=5) Y(=6)

X1 4.33x10-7 * 1.38x10-7 - 3.9x10-7 * - 1.05x10-7 - 2.88x10-8 - 4.74x10-8

X3 5.329 * 1.702 - 4.8 * - 1.294 - 0.354 - 0.583

X8 2.132 ** 0.681 - 1.921 * - 0.518 - 0.142 -0.233

Cụ thể, ý nghĩa tác động biên của các biến độc đến xếp hạng ngân hàng, như sau:

- Khi X1 tăng 1% thì xác xuất ngân hàng được xếp hạng vào hạng B2 giảm

3.9x10-7 % và xếp hạng Ba3 tăng 4.33x10-7% (giả sử các yếu tố khác không đổi).

Ý nghĩa: khi tổng tài sản của một ngân hàng tăng thì khả năng xác suất ngân hàng được hạng cao hơn.

- Khi X3 tăng 1% thì xác suất ngân hàng được xếp hạng vào hạng B2 giảm

4.8% tương ứng vào xếp hạng Ba3 tăng 5.329% (giả sử các yếu tố khác không đổi).

Ý nghĩa: Khi tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Nợ phải trả tăng thì khả năng xác suất ngân hàng được hạng cao hơn.

- Chỉ tiêu X8 – ROE cho biết: khi ROE tăng 1% thì khả năng ngân hàng xếp

hạng Ba3 2.132 % và tương ứng vào xếp hạng B2 giảm 1.921% (giả sử các yếu tố khác không đổi).

Ý nghĩa: Khi chỉ tiêu tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân tăng khả năng xác suất ngân hàng được hạng cao hơn.

Ứng dụng kết quả từ mô hình có thể rút ra được tác động của một số chỉ tiêu tài chính ảnh hưởng đến XHTN ngân hàng:

*) Chỉ Tiêu tổng tài sản (X1)

Trùng với kỳ vọng ban đầu, khi một ngân hàng có lượng TTS hay chính tổng quy mô tài sản mà cao thì xác suất được xếp hạng và nhóm hạng cao hơn. Có thể thấy, những ngân hàng có quy mô lớn sẽ tận dụng được mạng lưới hoạt động rộng và lợi thế về quy mô của mình để tạo ra những lợi thế cho mình về các hoạt động như: cho vay, huy động vốn,... Minh chứng việc TTS có tác động cùng chiều với

XHTN, thông qua bảng số liệu ở Phụ lục 1 có thể thấy rõ, có ngân hàng có bậc xếp

hạng Ba3 tương ứng với Y có giá trị bằng 1, VPBank xếp hạng B1 so với các ngân hàng có TTS cao hơn như: Vietcombank, Vietinbank, BIDV xếp hạng Ba3 trong năm 2019 và VPBank cũng là ngân hàng có số quy mô tổng tài sản lớn nhất trong nhóm xếp hạng với bậc là B1. Trừ trường hợp của Sacombank thì việc có TTS cao nhưng lại có mức XHTN thấp nhất – Caa2- chính là do việc ngân hàng đã sáp nhập với ngân hàng Phương Nam năm 2015 đã phải gánh một số nợ lớn, tỷ lệ nợ xấu gia tăng, trong năm 2019 các chỉ số tài chính ROA (X7), ROE (X8) cũng thấp nhất trong 19 ngân hàng được xếp hạng.

Vậy nên, TTS là chỉ tiêu tài chính có ảnh hưởng đến XHTN của một ngân hàng nhưng đây không phải chỉ tiêu tài chính duy nhất ảnh hưởng đến mức xếp hạng.

*) Chỉ tiêu tỷ lệ của Vốn chủ sở hữu/Nợ phải trả (X3)

Với chỉ tiêu thể hiện năng lực nguồn vốn chủ sở hữu có tác động dương đến thứ hạng XHTN. Cụ thể, những ngân hàng có tỷ lệ VCSH/NPT cao thì có cơ hội được XHTN ở mức cao hơn. Vì với một ngân hàng, nguồn VCSH được xem như một tấm lá chắn trước những rủi ro, tổn thất mà ngân hàng khi gặp phải. Khi nguồn VCSH cao sẽ làm giảm bớt một phần chi phí huy động vốn và giảm khả năng phá sản.

*) Chỉ tiêu ROE (X8)

Kết quả nghiên cứu của khóa luận chỉ ra được, chỉ tiêu ROE có tác động cùng chiều với mức XHTN của ngân hàng. ROE có ý nghĩa với một đồng VCSH cho ra

được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là chỉ số nói lên hiệu quả sử dụng vốn các doanh nghiệp nói chung và của ngân hàng nói riêng. Theo như bảng tính toán thống

kê các chỉ tiêu tài chính (Phụ lục 1) thì với top 8 ngân hàng có chỉ số ROE cao nhất

đều là những ngân hàng có mức xếp hạng cao ( Ba3, B1). Các ngân hàng này đều cho chỉ số ROE lớn hơn 20%, cho thấy năng lực sử dụng VCSH của mình tốt. Trong đó VPBank trong hai năm 2018 và năm 2019 luôn giữ mức ROE của mình ở mức lớn hơn 20% đây là cũng là một điểm cộng giúp cho thứ hạng của VPBank có cơ hội ở mức xếp hạng cao cao hơn.

Mặc dù khóa luận đã chỉ ra được một số ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính đến XHTN ngân hàng. Song, việc kết quả của XHTN được đưa ra còn phải phụ thuộc vào nhiều các chỉ tiêu, tiêu chí, yếu tố bên ngoài tác động đến. Nên việc để nâng cao mức XHTN của chính ngân hàng mình thì các ngân hàng không những cải thiện các chỉ tiêu những chỉ tiêu riêng biệt mà còn phải kết hợp với các chỉ tiêu, yếu tố khác để có thể cải thiện tình hình tài chính của mình một cách hiệu quả và tốt nhất.

3.4. Đánh giá thực trạng ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính đến xếp hạng tín nhiệm VPBank nhiệm VPBank

3.4.1. Những mặt thành công

Trong tình hình dịch bệnh Covid-19, đã ảnh hưởng đến gần hết tất cả các lĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế nói chung và đến chính VPBank nói riêng với công bố xếp hạng vào mới nhất trong giai đoạn 2016-2020, Moody’s công bố quyết định XHTN của VPBank vẫn được giữ ở mức cao so với hệ thống các ngân hàng được XHTN bởi Moody’s là B1.

Kết quả XHTN của VPBank đã được Moody’s thông qua quá trình phân tích tài chính, rà soát, đánh giá các chỉ tiêu rủi ro, chỉ tiêu tài chính của ngân hàng. Việc được giữ nguyên bậc XHTN này chứng minh được VPBank đang có kết quả hoạt động tốt, năng lực tài chính cao, các rủi ro gặp phải ít hơn dự kiến khi hoạt động trong tình hình dịch bệnh phức tạp.

khăn, dùng thách thức để tạo ra cơ hội cho mình thông qua các chiến lược điều chỉnh phù hợp. Vào cuối quý III/2020, VPBank có thể trả hơn 96% trong tổng số nợ tái cấu trúc của mình. Cùng mốc thời gian đó doanh thu đạt 28.300 tỷ đồng, 9.400 tỷ đồng lợi nhuận hai con số này đều cao hơn cùng kì năm 2019 chưa bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Vì dịch bệnh và kết hợp với VPBank hiểu tâm lý khách hàng về việc thanh toán trực tuyến nên đã tạo ra cơ hội mới cho chính mình trong việc thúc đẩy, phát triển công nghệ, số hóa ngân hàng. Nhờ vậy mà VPBank đã giữ chân được nhiều khách hàng hơn làm gia tăng giao dịch nhiều hơn, tiền gửi thanh toán cũng được gia tăng nhiều hơn những điều đó đã giúp cho ngân hạng đạt được lượng chi phí huy động vốn thấp. Bên cạnh đó, các tỷ lệ về nợ xấu, cơ cấu vốn của ngân hàng vẫn đạt trong mức quy dịnh cho phép của NHNN, hiệp ước quốc tế.

VPBank đã được Moody’s đánh giá cao năng lực về vốn, khả năng sinh lời và kết quả hoạt động hiệu quả của mình. Những đánh giá, ghi nhận này đã phản ánh được đường đi đúng đắn, chiến lược phù hợp, thay đổi hợp lý của VPBank trong một nền kinh tế bị ảnh hưởng đầy tiêu cực bởi Covid-19.

3.4.2. Những mặt tồn tại, nguyên nhân

Mặc dù đã đạt được những thành công nhất định trong hoạt động song mục tiêu trở thành là một trong ba Ngân hàng giá trị nhất tại Việt Nam vẫn là việc VPBank đang cố gắng để đạt được trước năm 2022. Để làm được như vậy mức XHTN của VPBank cũng là một trong những yếu tố nâng cao giá trị doanh nghiệp. Hiện tại, mức XHTN của VPBank đang ở hạng B1 – thuốc nhóm xếp hạng cao thứ 2 trong các ngân hàng tại Việt Nam được XHTN bởi Moody’s và hạng đang cao nhất là Ba3 gồm có các ngân hàng nhóm đầu của Việt Nam như: Vietcombank, Vietinbank, BIDV,.... Có thể thấy khi so sánh VPBank với những ngân hàng này thì nhận thấy số TTS, nguồn vốn, vốn điều lệ của ba ngân hàng này đều cao hơn VPBank, tỷ lệ nợ xấu của VPBank cũng cao hơn các ngân hàng này.

Việc phát triển công nghệ, ứng dụng khoa học số vào trong hoạt động của ngân hàng cũng vô cùng quan trọng. Mặc dù, hiện tại VPBank đang tích cực, cố gắng nâng cấp, đưa những công nghệ cao, tạo ra những ứng dụng, dịch vụ tiện tích

tích hợp các chương trình khác nhưng độ phủ sóng chưa được cao. Một số ứng dụng đang còn mang tính thử nghiệm chỉ mới cho nhân viên trong ngân hàng trải nghiệm để hoàn thiện hơn. Một phần do vì phân tiếp cận được hết đến các phân khúc khách hàng vì những công nghệ vẫn đang trong giai đoạn bước đầu phát triển nên chưa tạo ra được độ phổ biến. Hơn nữa, mức độ phủ sóng của VPBank so với các ngân hàng nhóm đầu đều ít hơn có thể lý giải lý do vì cơ bản vì muốn mở rộng thêm một cơ sở, chi nhánh,...thì ngân hàng phải đảm bảo nguồn vốn đáp ứng được nhu cầu vốn khi đó.

Bên cạnh đó, hiện tại VPBank hiện tại một số dịch vụ do chưa được ứng dụng, nâng cấp bằng công nghệ cao đa phần đều phải thông qua xử lý thủ công, khâu thủ tục thực hiện còn chưa được nhanh chóng nên cũng ảnh hưởng đến một mặt là chất lượng của dịch vụ, một mặt là chi phí hoạt động dịch vụ đó, mặt khác là hiệu quả hoạt động.

Với những điều trên, để nâng cao mức XHTN của VPBank nói cần phải đưa ra những chiến lược, giải pháp hợp lý đề nâng mức XHTN của VPBank. Đây cũng sẽ là cơ sở để đưa ra những đề xuất kiến nghị dành cho ngân hàng thông qua những kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính đến XHTN của VPBank.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Định hướng nâng cao xếp hạng tín nhiệm tại ngân hàng

Với mục tiêu nâng cao thứ hạng cửa mình trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, thuộc top đầu những ngân hàng uy tín nhất tại Việt Nam đồng thời chiến lược củng cố an toàn mà tăng trưởng bền vững, định hướng phát triển của VPBank là:

- Đồng hành cùng khách hàng, sẵn sàng giải quyết vấn đề, linh hoạt đưa ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề gặp phải trong tình hình khó khăn.

- Thực hiện các chiến lược nâng cao tình hình hoạt động kinh doanh, tăng sức mạnh tài chính để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

- Tập trung củng cố cải thiện chất lượng các khoản tín dụng, từ đó nâng cao được các tỷ lệ an toàn về nguồn vốn, nợ,.. theo tiêu chuẩn quốc tế (CAR,..), tối ưu hóa nguồn vốn,...

- Củng cố công tác quản trị rủi ro, nâng cấp hệ thống quản trị xử lý rủi ro trong việc hoạt động tín dụng.

- Đẩy cao tính chủ động, thích ứng linh hoạt với các diễn biến khó lường của tình hình xã hội và tình hình kinh tế thị trường.

- Tận dụng nắm bắt cơ hội chuyển mình để phục hồi kinh tế. Xác đinh các cơ hội hoạt động kinh doanh mới để đảm bảo an toàn cho hệ thống của ngân hàng.

- Tiếp tục thực hiện chiến lược bán lẻ mà phát huy hiệu quả, đẩy mạnh các dự án điển hình mang lại hiệu quả kinh doanh cao như: Thẻ thanh toán Shopee, bộ bảo hiểm nhân thọ ưu đãi, bảo hiểm phi nhân thọ kèm thẻ tín dụng,....

Trong tương lại, VPBank tiếp tục thực hiện mục tiêu trở thành Ngân hàng có ứng dụng công nghệ thân thiệt nhất với người tiêu dùng và Top 3 Ngân hàng giá trị nhất được đề ra trong giai đoạn 2018-2022.

4.2. Giải pháp nâng cao xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng 4.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò xếp hạng tín nhiệm 4.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò xếp hạng tín nhiệm

Đối với những ngân hàng, mức xếp hạng tín nhiệm là điểm cộng lớn cho yếu tố khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Do đó, ban quản trị cần có cái nhìn đúng đắn về vai trò của XHTN, mức độ quan trọng của XHTN để đưa ra những chiến lược hợp lý, phù hợp nhất với tình hình thực tế của công ty. Khoảng thời gian trước đây, VPBank chưa thực sự chú trọng đến việc XHTN nhưng đến những năm gần đây năm 2018, đã có những lưu ý, kế hoạch cải thiện XHTN. Ban lãnh đạo tập trung phân tích mức XHTN để có thể thực hiện triển khai các chiến lược, chính sách đề cao vai trò XHTN.

4.2.2. Đẩy mạnh nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng đối với một ngân hàng là yếu tố thiết yếu cần có của một ngân hàng trong các hoạt động ngân hàng. Muốn nâng cao được lượng khách hàng không thể thiếu đi được một chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp đến từ ngân hàng. Do đó, cần phải phát triển đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động, chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính đến xếp hạng tín nhiệm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)