b, Phân tích định lượng
3.4.2. Những mặt tồn tại, nguyên nhân
Mặc dù đã đạt được những thành công nhất định trong hoạt động song mục tiêu trở thành là một trong ba Ngân hàng giá trị nhất tại Việt Nam vẫn là việc VPBank đang cố gắng để đạt được trước năm 2022. Để làm được như vậy mức XHTN của VPBank cũng là một trong những yếu tố nâng cao giá trị doanh nghiệp. Hiện tại, mức XHTN của VPBank đang ở hạng B1 – thuốc nhóm xếp hạng cao thứ 2 trong các ngân hàng tại Việt Nam được XHTN bởi Moody’s và hạng đang cao nhất là Ba3 gồm có các ngân hàng nhóm đầu của Việt Nam như: Vietcombank, Vietinbank, BIDV,.... Có thể thấy khi so sánh VPBank với những ngân hàng này thì nhận thấy số TTS, nguồn vốn, vốn điều lệ của ba ngân hàng này đều cao hơn VPBank, tỷ lệ nợ xấu của VPBank cũng cao hơn các ngân hàng này.
Việc phát triển công nghệ, ứng dụng khoa học số vào trong hoạt động của ngân hàng cũng vô cùng quan trọng. Mặc dù, hiện tại VPBank đang tích cực, cố gắng nâng cấp, đưa những công nghệ cao, tạo ra những ứng dụng, dịch vụ tiện tích
tích hợp các chương trình khác nhưng độ phủ sóng chưa được cao. Một số ứng dụng đang còn mang tính thử nghiệm chỉ mới cho nhân viên trong ngân hàng trải nghiệm để hoàn thiện hơn. Một phần do vì phân tiếp cận được hết đến các phân khúc khách hàng vì những công nghệ vẫn đang trong giai đoạn bước đầu phát triển nên chưa tạo ra được độ phổ biến. Hơn nữa, mức độ phủ sóng của VPBank so với các ngân hàng nhóm đầu đều ít hơn có thể lý giải lý do vì cơ bản vì muốn mở rộng thêm một cơ sở, chi nhánh,...thì ngân hàng phải đảm bảo nguồn vốn đáp ứng được nhu cầu vốn khi đó.
Bên cạnh đó, hiện tại VPBank hiện tại một số dịch vụ do chưa được ứng dụng, nâng cấp bằng công nghệ cao đa phần đều phải thông qua xử lý thủ công, khâu thủ tục thực hiện còn chưa được nhanh chóng nên cũng ảnh hưởng đến một mặt là chất lượng của dịch vụ, một mặt là chi phí hoạt động dịch vụ đó, mặt khác là hiệu quả hoạt động.
Với những điều trên, để nâng cao mức XHTN của VPBank nói cần phải đưa ra những chiến lược, giải pháp hợp lý đề nâng mức XHTN của VPBank. Đây cũng sẽ là cơ sở để đưa ra những đề xuất kiến nghị dành cho ngân hàng thông qua những kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính đến XHTN của VPBank.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Định hướng nâng cao xếp hạng tín nhiệm tại ngân hàng
Với mục tiêu nâng cao thứ hạng cửa mình trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, thuộc top đầu những ngân hàng uy tín nhất tại Việt Nam đồng thời chiến lược củng cố an toàn mà tăng trưởng bền vững, định hướng phát triển của VPBank là:
- Đồng hành cùng khách hàng, sẵn sàng giải quyết vấn đề, linh hoạt đưa ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề gặp phải trong tình hình khó khăn.
- Thực hiện các chiến lược nâng cao tình hình hoạt động kinh doanh, tăng sức mạnh tài chính để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
- Tập trung củng cố cải thiện chất lượng các khoản tín dụng, từ đó nâng cao được các tỷ lệ an toàn về nguồn vốn, nợ,.. theo tiêu chuẩn quốc tế (CAR,..), tối ưu hóa nguồn vốn,...
- Củng cố công tác quản trị rủi ro, nâng cấp hệ thống quản trị xử lý rủi ro trong việc hoạt động tín dụng.
- Đẩy cao tính chủ động, thích ứng linh hoạt với các diễn biến khó lường của tình hình xã hội và tình hình kinh tế thị trường.
- Tận dụng nắm bắt cơ hội chuyển mình để phục hồi kinh tế. Xác đinh các cơ hội hoạt động kinh doanh mới để đảm bảo an toàn cho hệ thống của ngân hàng.
- Tiếp tục thực hiện chiến lược bán lẻ mà phát huy hiệu quả, đẩy mạnh các dự án điển hình mang lại hiệu quả kinh doanh cao như: Thẻ thanh toán Shopee, bộ bảo hiểm nhân thọ ưu đãi, bảo hiểm phi nhân thọ kèm thẻ tín dụng,....
Trong tương lại, VPBank tiếp tục thực hiện mục tiêu trở thành Ngân hàng có ứng dụng công nghệ thân thiệt nhất với người tiêu dùng và Top 3 Ngân hàng giá trị nhất được đề ra trong giai đoạn 2018-2022.
4.2. Giải pháp nâng cao xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng 4.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò xếp hạng tín nhiệm 4.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò xếp hạng tín nhiệm
Đối với những ngân hàng, mức xếp hạng tín nhiệm là điểm cộng lớn cho yếu tố khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Do đó, ban quản trị cần có cái nhìn đúng đắn về vai trò của XHTN, mức độ quan trọng của XHTN để đưa ra những chiến lược hợp lý, phù hợp nhất với tình hình thực tế của công ty. Khoảng thời gian trước đây, VPBank chưa thực sự chú trọng đến việc XHTN nhưng đến những năm gần đây năm 2018, đã có những lưu ý, kế hoạch cải thiện XHTN. Ban lãnh đạo tập trung phân tích mức XHTN để có thể thực hiện triển khai các chiến lược, chính sách đề cao vai trò XHTN.
4.2.2. Đẩy mạnh nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng
Dịch vụ khách hàng đối với một ngân hàng là yếu tố thiết yếu cần có của một ngân hàng trong các hoạt động ngân hàng. Muốn nâng cao được lượng khách hàng không thể thiếu đi được một chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp đến từ ngân hàng. Do đó, cần phải phát triển đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động, chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm. Bên cạnh đó, với những nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cần phải có đủ các điều kiện về am hiểu sản phẩm, kỹ năng, trình độ chuyên môn đi kèm là thái độ, đạo đức. Để có thể nâng cao được chất lượng dịch vụ, VPBank cần chú trọng vào những việc:
- Tổ chức đào tạo, hướng dẫn chi tiết các đội ngũ nhân viên mới. - Tổ chức các lớp học bổ túc kiến thức, nghiệp vụ ngân hàng,...
- Tổ chức các buổi tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm về giao tiếp, về nghiệp vụ,....
4.2.3. Nâng cao nguồn lực tài chính, cân đối tài chính
Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững đối với một ngân hàng việc đảm bảo nguồn vốn vào yếu tố cần thiết. Việc mở rộng mạng lưới, phủ sóng đến khắp vùng miền, tiếp cận thêm nhiều lượng khác hàng mới tăng thu nhập, nâng cao lợi nhuận cần phải có một nguồn vốn đáp ứng được.
Cuối năm 2020, tổng tài sản của ngân hàng đạt nhiều hơn 419 nghìn tỷ đồng. Cũng ở cuối năm dư nợ vay cho khách hàng đạt hơn 320 nghìn tỷ đồng. Trong đó tỷ lệ cho vay của ngân hàng bán lẻ so với huy động được ở mức 73.1% thấp hơn 85%
giới hạn mà NHNN quy định. VPBank tận dụng các cơ hội thanh khoản nên đã điều tiết linh hoạt cơ cấu nợ, chi phí vốn giảm, tiền gửi không kỳ hạn tăng 2% so với 2019.
Như vậy, VPBank cần phải thực hiện, lựa chọn các chiến lược, linh động trong việc cải thiện cơ cấu vốn các, tỷ lệ tiền gửi, tỷ lệ cho vay,...nâng cao nguồn lực tài chính mà đảm bảo bảng cân đối.
4.2.4. Nâng cấp thiết bị, sử dụng các phần mềm công nghệ cao
Với mục tiêu trở thành nơi có ứng dụng công nghệ thân thiện nhất trong chiến lược được đề ra trong giai đoạn 2018 – 2019, VPBank cần thực hiện nâng cấp lại một số các thiết bị, cơ sở vật chất. Ở tại trụ sở chính của VPBank có hệ thống thang máy tổng 8 thang máy, nhưng tốc độ di chuyển lại không cao việc nâng cấp thanh máy góp phấn làm tăng tốc độ xử lý công việc. Việc đưa ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động ngân hàng là cần thiết vì việc ứng dụng công nghệ cao vào giúp cho việc giao dịch, hoạt động kinh doanh của ngân hàng được cải thiện. Việc tiện ích của một ứng dụng mang lại sẽ làm ra tăng khả năng thu hút khách hàng, các tốc độ chuyển tiền, gửi tiết kiệm cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn làm ra tăng thu nhập, dòng tiền. Ngân hàng tiết kiệm được chi phí cho các công cụm, thiết bị đã cũ từ đó làm giảm chi phí.
4.3. Kiến nghị nhằm góp phần nâng cao xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng
4.3.1. Kiến nghị Nhà nước – Chính phủ trong việc ổn định, phát triển kinh tế
Dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, tất cả hoạt động của quốc gia: kinh tế, văn hóa, xã hội,... đều ảnh hưởng trực tiếp, gây ra các hậu quả không mong muốn. Việt Nam là quốc gia thực hiện công tác phòng chống và kiểm soát cách ly trong công cuộc chống dịch.
Mặc dù vậy, XHTN của Việt Nam vào đầu năm 2021 được Moody’s nâng triển vọng từ tiêu cực lên tích cực cho thấy năng lực tài chính, chất lượng kinh tế của Việt Nam đang có những dấu hiệu sáng trước những thách thức do dịch bệnh gây ra. Việc XHTN của một đất nước cũng có ảnh hưởng đến những đối tượng xếp hạng thuộc trong đất nước đó. Minh chứng việc VPBank bị hạ mức tín nhiệm vào
năm 2019, triển vọng tiền gửi ngoại tệ dài hạn xuống ở mức Tiêu cực. Do triển vọng quốc gia đánh giá bị hạ xuống Tiêu cực dù xếp hạng tín nhiệm của quốc gia vẫn được giữ nguyên ở mức Ba3.
Vậy nên việc đảm bảo phái triển, ổn định nền kinh tế giúp có giúp cho kết quả XHTN của các đối tượng xếp hạng là những doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam nói chung và ngân hàng tại Việt Nam nói riêng sẽ không bị ảnh hưởng khi nền kinh tế đất nước ổn định, phát triển và có xếp hạng quốc gia là triển vọng ổn định, tích cực.
4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Hiện nay đã có các thông tư về tỷ lệ an toàn tối thiểu, các giới hạn về hoạt động ngân hàng do NHNN ban hành nhằm đảm bảo hoạt động của các ngân hàng đạt hiệu quả nhất. Các quy định đó giúp cho các ngân hàng có được những tỷ lệ an toàn, hoạt động ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong việc giám sát thực hiện tuân thủ đúng như quy định trong thông tư, trong luật. Cụ thể, Khóa luận kiến nghị một số nội dung:
- Đẩy mạnh công tác giám sát hoạt động đảm bảo thực hiện đúng các quy định của NHNN về việc thực hiện các quy định về cơ cấu vốn, tỷ lệ nợ, lãi suất,... Khi phát hiện những ngân hàng không thực hiện đúng quy định sẽ có những biện pháp xử lý, điều chỉnh.
- Xây dựng, phát triển mạng lưới liên kết với các Bộ ban, ngành nhằm dễ dàng trao đổi thông tin, giám sát để có thể xác định, xử lý các rủi ro trên thị trường, đảm bảo hoạt động trong hệ thống cá ngân hàng được giảm thiểu rủi ro từ các tác động đến từ thị trường.
- Nâng cao mức yêu cầu minh bạch trong các báo cáo tài chính, mang tính chính xác thể hiện tình hình thực tế của ngân hàng bằng các yêu cầu khắt khe về quy trình kiểm toán, kết quả kiểm toán đảm bảo tính minh bạch, trung thực.
- Gia tăng sức ép thúc đẩy các ngân hàng vẫn còn chưa lên sàn chứng khoán lên sàn chứng khoán theo đúng thời hạn quy định để góp phần phát triển cho chính bản thân ngân hàng đó và nền kinh tế.
KẾT LUẬN
Cho đến nay, không thể phủ định rằng xếp hạng tín nhiệm là yếu tốt vô cùng quan trọng trong các yếu tố đánh giá một ngân hàng. Do vậy, việc phân tích ảnh hưởng các chỉ tiêu tài chính đến xếp hạng tín nhiệm giúp cho các ngân hàng cải thiện, điểu chỉnh có chỉ tiêu, nâng cao chất lượng tài chính từ đó giúp cho năng lực tài chính được nâng cao, mức độ tín nhiệm tăng lên.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng là ngân hàng có hoạt động kinh doanh tốt trong hệt thống ngân hàng của Việt Nam. Dù ngân hàng đã có những thành tựu, giải thưởng cao nhưng không dừng lại ở đó ngân hàng còn đặt mục tiêu thuộc top 3 ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Do đó, một trong những yếu tố khẳng định vị thế, đạt được mục tiêu là việc có kết quả XHTN cao. Vậy nên, dựa trên mục tiêu đề ra, khóa luận đã làm rõ cơ sở luận của xếp hạn tín nhiệm, các chỉ tiêu tài chính ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm, phân tích thực trạng về XHTN của VPBank, xây dựng mô hình tác động của các chỉ tiêu tài chính đến XHTN. Từ các kết quả nghiên cứu đó, khóa luận đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị cho ngân hàng.
Hoàn thành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng các chỉ tiêu tài chính đến xếp hạng tín nhiệm Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng” với giới hạn về thời gian cũng như kiến thức nên nghiên cứu không thể tránh khỏi sai sót. Do vậy, em rất mong sẽ được nhận những ý kiến đánh giá, đóng góp và nhận xét về Khóa luận của các thầy cô để em có thể hoàn thiện Khóa luận của mình tốt hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Trần Thị Xuân Anh đã nhiệt tình giúp đỡ em rất nhiều trong việc thực hiện Khóa luận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Ngọc Hà (2007), Phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm tại Việt
Nam, Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế.
2. Nguyễn Bảo Ngọc (2010), Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Việt Nam -
Thực trạng và giải pháp, Nghiên cứu khoa học sinh viên “Nhà kinh trế trẻ - năm 2010”, Trường đại học kinh tế TP. HCM.
3. Trần Đắc Sinh (2002), Định mức tín nhiệm tại Việt Nam, Nhà xuất bản
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội
4. Nguyễn Thị Phương Thanh (2012), Hoạt động xếp hạng tín dụng đối với
doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ tài chính ngân hàng, Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Đỗ Thị Thúy Hương (2010), Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín
nhiệm doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế TP. HCM.
6. Đào Thị Vân Anh (2017), Xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm Ngân hàng
thương mại tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Văn Hùng (2012), Ứng dụng mô hình logit nhằm nâng cao chất
lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Quốc tế chi nhánh Hoàn Kiếm, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Ngân hàng.
8. Võ Hồng Đức & Nguyễn Đình Thiên (2012), Cách tiếp cận mới về xếp
hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu Đại học mở TP. Hồ Chí Minh.
9. Lâm Thanh Phi Quỳnh (2018), Các yếu tố ảnh hưởng đến mức xếp hạng tín
nhiệm của Ngân hàng thương mại – Nghiên cứu tại các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
10. Trần Thị Hiền Anh (2019), Phát triển tổ chức định mức tín nhiệm trên thị
11. Phạm Xuân Hòe (2012) Đánh giá tác động xếp hạng tín dụng đối với hoạt động ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam truy cập lần cuối ngày 15 tháng 04 năm 2021, từ <http://baoninhthuan.com.vn/news/33906p0c44/danh-gia-tac-dong-xep- hang-tin-dung-doi-voi-hoat-dong-ngan-hang-va-doanh-nghiep-viet-nam.htm>
12. Phạm Công Uẩn (2012), Đánh giá tác động xếp hạng tín dụng đối với
hoạt động ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam truy cập lần cuối ngày 15 tháng 04
năm 2021, từ <http://baoninhthuan.com.vn/news/33906p0c44/danh-gia-tac-dong-
xep-hang-tin-dung-doi-voi-hoat-dong-ngan-hang-va-doanh-nghiep-viet-nam.htm>
13. Lê Thị Xuân (2018), Chương 1: Tổng quan về phân tích tài chính doanh