Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính đến xếp hạng tín nhiệm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) (Trang 30 - 31)

Đào Thị Vân Anh (2017), Xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm ngân hàng

thương mại tại Việt Nam đã nghiên cứu chứng minh được 6 chỉ tiêu tài chính về: cấu trúc vốn, tỷ lệ cho vay, tỷ lệ nợ xấu, tính thanh khoản, tỷ suất lợi nhuận và cấu trúc lợi nhuận-chi phí có ảnh hưởng tích cực đến kết quả xếp hạng tín nhiệm ngân hàng. Tuy nhiên nghiên cứu của tác giả có giới hạn về số lượng quan sát khi tổng hợp dữ liệu từ các ngân hàng, mẫu tác giả gồm 32 ngân hàng thương mại Việt Nam.

Nguyễn Bảo Ngọc (2010), Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Việt nam –

Thực trạng và giải pháp đã nghiên cứu đưa ra quan điểm về mặt hạn chế trong xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam. Các yếu tố phi tài chính về: độ tín cậy thông tin, loại

hình doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp,...ảnh hưởng tích cực đến xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp và việc đánh giá phải dựa trên một tổ chức độc lập thực hiện để đảm bảo tính khách quan. Tuy nhiên tác giả chưa đề cập đếm các chỉ tiêu tài chính ánh hưởng như tế nào đến xếp hạng tín nhiệm, những nhận định về ảnh hưởng của các chỉ tiêu trong phân tích tài chính chỉ dừng lại lập luận định tính.

Nguyễn Văn Hùng (2012), Ứng dụng mô hình Logit nhằm nâng cao chất

lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Quốc tế - Chi nhánh Hoàn Kiếm chỉ ra rằng kết quả của việc xếp hạng tín dụng không là cơ sở mạnh để quyết định việc chấp nhận cho vay hay không cho vay. XHTD chỉ có giá trị tham khảo và chủ yếu được dùng để xác định hạn mức tín dụng, lãi suất áp dụng đối với khách hàng. Nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính cần phải có độ chính xác và tin cậy cao mới đưa ra được kết quả XHTD khách quan nhất.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính đến xếp hạng tín nhiệm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) (Trang 30 - 31)