Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBANK)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính đến xếp hạng tín nhiệm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) (Trang 37 - 45)

b, Phân tích định lượng

3.1.1.Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBANK)

3.1.1.1 Quá trình hình thành

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (Mã chứng khoán: VPB; viết tắt: VPBank) thành lập vào ngày 12/08/1993 căn cứ theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP do NHNN cấp phép và chính thức hoạt động giao dịch vào ngày 10/09/1993. Từ khi bắt đầu hoạt động, VPBank đã lấy tên là Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam đến năm 2010 đổi tên thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Sau gần 28 năm hoạt động, VPBank đã có hơn 280 điểm giao dịch trong đó có hơn 210 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc với hơn đội ngũ nhân viên hơn 29.880 cho đến hiện tại. Số vốn điều lệ mức ban đầu của VPBank là 20 tỷ đồng, tính đến 31/03/2020 đã nâng lên thành 25.300 tỷ đồng lọt vào top 10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất tính hết tháng 3 năm 2020.

Trải qua hơn 27 năm hoạt động, VPBank đã đạt được liên tiếp các thành tựu, giải thưởng gần đây nhất như: “Ngân hàng tư nhân Việt Nam đầu tiên lọt vào Top 300 ngân hàng có giá trị thương hiệu nhất thế giới năm 2020” do Brand Finance bình chọn , “Top 20 doanh nghiệp có chỉ số phát triển bền vững VNSI” - đánh giá của HOSE, “Giải thưởng Tổ chức phát hành trái phiếu nước ngoài tốt nhất châu Á”, “Trải nghiệm khách hàng tốt nhất năm 2020”, “Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2019” - HR Asia bình chọn , “Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.năm 2019” được Vietnam Report xếp hạng và cũng trong cùng năm tiếp tục được vinh danh thuộc “Top 50 công ty Niêm yết tốt nhất 2019” (Forbes và Nhịp Cầu đầu tư bình chọn),....

Cơ cấu tổ chức của VPBank (Sơ đồ 3.1) được chia thành các cấp lý tương ứng với từng nhiệm vụ mỗi cấp:

- Đứng đầu nắm quyền cao nhất thứ tự gồm có: Đại hội đồng Cổ đông, Hội

đồng quản trị, Ban kiểm soát và Tổng giám đốc.

- Tiếp theo gồm các phòng Kiểm toán nội bộ, Ủy ban quản lý rủi ro, Ủy ban

nhân sự, Ủy ban điều hành.

- Sau đó tiếp tục chia thành các khối và các trung tâm, gồm 19 khối và trung

tâm chính thực hiện các hoạt động và vận hành theo từng chức năng, nhiệm vụ tương ứng được phân công.

(Nguồn: vpbank.com.vn) VPBank có hai công ty con vốn sở hữu 100% gồm: VPB ACM - chuyên hoạt động về quản lý nợ, khai thác tài sản và (VPB FC) – chuyên hoạt động về cho vay tiêu dùng.

3.1.1.3 Các sản phẩm dịch vụ

Từ khi thành lập đến nay, VPBank đã cho ra rất nhiều sản phẩm, dịch vụ trên thị trường và đang không ngừng phát triển, hoàn thiện từng sản phẩm, từng dịch vụ

và không ngừng đổi mới, nâng cấp sản phẩm. Các sản phẩm dịch vụ của VPBank tạo ra hướng đến từng phân khúc khách hàng khác nhau. Phân loại khách hàng VPBank gồm cá nhân, doanh nghiệp SME, tiểu thương, doanh nghiệp lớn. Các sản phẩm chính của VPBank gồm:

- Sản phẩm về thẻ: Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế

Ngày nay, việc sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán đã trở thành phổ biến của của mọi người tiêu dùng. Các sản phẩm thẻ về dịch vụ này của VPBank luôn đảm bảo được tất cả các vấn đề: thanh toán, quản lý tài khoản, độ bảo mật, an toàn và đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng.

Một số loại thẻ điển hình: Thẻ ghi nợ quốc tế VNA, thẻ ghi nợ quốc tế VPBank Visa Platinum Travel Miles, thẻ tín dụng VPBank StepUp, thẻ tín dụng MC2,....

- Dịch vụ vay vốn

Hiện nay, VPBank có các loại hình thức vay vốn đa dạng phù hợp với từng nhu cầu và điều kiện tài chính của từng khách hàng. Bằng hai loại hình thức chính là cho vay tín chấp (hay cho vay không có tài sản đảm bảo) và cho vay thế chấp (tức cho vay có tài sản đảm bảo).

Bảng 3.1. So sánh loại hình dịch vụ vay tín chấp và vay thế chấp

Cho vay tín chấp Cho vay thế chấp

Bản chất

- Là hình thức cho vay không bảo đảm bằng tài sản

- Là hình thức cho vay có tài sản bảo đảm

- Cho vay căn cứ vào giá trị tài sản thế chấp

Tài sản bảo đảm

Không cần Tài sản bảo đảm theo quy định

Lượng tiền cho

vay

Số tiền vay được không lớn

Số tiền vay được lớn (thường thì tùy thuộc vào giá trị của tài sản bảo đảm, đánh giả khả năng trả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nợ)

Thủ tục

- Đơn giản, nhanh chóng, có thể vay trong ngày.

- Phức tạp, thời gian lâu, cần phải xác minh điều kiện vay. - Hồ sơ vay vốn đơn giản, gồm: đơn

đề nghị vay, hộ khẩu, CMND/ Hộ chiếu, hợp đồng lao động/ bảng lương. Một số giấy tờ khác: sao kê lương, quyết định bổ nhiệm, thăng

chức,...

- Hồ sơ vay vốn phức tạp, bao gồm: giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn, sao kê bảng lương, giấy tờ chứng minh thu

nhập,…

Không

trả nợ Nợ xấu và kiện ra tòa

Bị mất tài sản thế chấp (khi bên vay không trả nợ được, bên tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài

sản để thu hồi nợ)

Lãi suất Cao Thấp

Thời

hạn vay Ngắn hơn Dài hơn

- Các sản phẩm và dịch vụ khác: gửi tiết kiệm, bảo hiểm, dịch vụ E-Banking, tài khoản thanh toán.

+ Gửi tiền tiết kiệm: Tiết kiệm thường trả lãi cuối kỳ, tiết kiệm lĩnh lãi định

kỳ, tiết kiệm Tài Lộc Thịnh Vượng, tiết kiệm online,...

+ Tài khoản thanh toán: tài khoản thanh toán VP super, tài khoản thanh toán

Payroll,....

3.1.1.4 Hiệu quả hoạt động VPBank giai đoạn 2016 - 2020

Dựa vào bảng 3.2 cho thấy doanh thu của VPBank tăng đều qua các năm từ giai đoạn 2016 đến 2020. Doanh thu VPBank từ năm 2016 đến 2017 tăng trưởng mạnh 34.59% tương đương tăng từ 27,745,950 triệu đồng lên 37,343,442 triệu đồng. Từ năm 2018 trở đi mức tăng trưởng giảm đi so với năm 2017. Năm 2020, doanh thu tăng nhẹ 3,466,270 triệu đồng tương đương 6.26% tăng trưởng với tăng trưởng của các năm trước. Tuy nhiên, con số doanh thu đạt đã đạt mức kỳ vọng của ngân hàng trong năm 2020 - một năm đầy khó khăn và biến động trước đại dịch Covid-19 của thế giới.

Lợi nhuận sau thuế (LNST) của VPBank trong giai đoạn năm 2016 đến năm 2020 có nhiều sự biến động rõ rệt. Năm 2016, LNST đạt gần 3,935,045 triệu đồng sang đến năm 2017 LNST đạt con số gần gấp đôi 6,440,767 triệu đồng. Đến năm 2018 LNST có sự tăng nhẹ lên 7,355,568 triệu đồng, con số này chỉ đạt 85% so với kế hoạch đề ra. Do một số nguyên nhân khách quan dẫn đến sự biến động này: Ngân hàng nhà nước áp dụng chính sách thắt chặt tín dụng thêm một số khó khăn trong các hoạt động của VPBank dẫn đến tăng trưởng tín dụng thấp hơn mức kỳ vọng nên ảnh hưởng một phần đến lợi nhuận. Đến năm 2020, LNST của VPBank tăng trưởng 26.07% tương đương mức tăng 2,153,497 triệu đồng đạt 127.5 kế hoạch đề ra.

Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh VPBANK từ 2016 - 2020 Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 Doanh thu 27,745,950 37,343,442 44,099,011 55,362,250 58,528,520 Chi phí 11,725,165 15,267,472 17,784,940 21,900,169 22,826,570 Lợi nhuận sau thuế 3,935,045 6,440,767 7,355.568 8,260,263 10,413,760 Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu 14.18% 17.25% 16.68% 14.92% 17.79%

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2016 - năm 2020

Mặc dù, doanh thu, lợi nhuận sau thuế của VPBank có xu hướng tăng đều qua các năm từ 2016 đến 2020 nhưng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu lại có sự biến đổi không đều giữa các năm trong khoảng nghiên cứu này. Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu năm 2017 tăng từ 14.18% lên 17.25%. Đến năm 2018 và 2019 giảm lần lượt 16.68% và 14.92%. Do năm 2018 có nhiều biến động và chính sách thắt chặt tín dụng của NHNN ảnh hưởng đến tỷ số. Đến năm 2020, ngân hàng đã cải thiện, có những biện pháp, chính sách phù hợp trong hoạt động kinh doanh đã làm tăng tỷ số từ 14.92% lên đạt 17.79% mặc dù điều kiện thị trường trong năm 2020 nhiều thách thức và rủi ro.

Năm 2020 là năm thử thách đối với mọi doanh nghiệp nói chung và với VPBank nói riêng. Trong bối cảnh tồn tại nhiều rủi ro tiềm ẩn, VPBank đã thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro trong giai đoạn này. Huy động vốn từ tiền tiết kiệm và từ trái phiếu tăng 9.1% tương đương 296.273 tỷ đồng so với năm 2019. Trong đó, chiếm tỷ trọng nhiều nhất là huy động từ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng lên tới 75%.

Biểu đồ 3.1. Vốn huy động theo loại hình giai đoạn năm 2019 - 2020

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất 2020

Việc quản lý tính thanh khoản của VPBank luôn ở mức tối ưu do có các chính sách điều tiết hiệu quả. Các tỷ lệ vốn vay theo quy định của NHNN luôn đạt tỷ lệ an toàn: tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ở mức 28.4% giúp cho việc tối ưu hóa sử dụng vốn vay của VPBank. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu nhập hoạt động của VPBank trong năm 2020 lên đến hơn 39 nghìn tỷ đồng tương ứng tăng 7.4% so với năm 2019, trong đó ngân hàng mẹ chiếm 53.85% trong tổng thu nhập tương đương gần 21 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 18.6% so với 2019. Cũng chính kết quả kinh doanh này đã giúp VPBank luôn ở vị trí dẫn đầu trong top các ngân hàng TMCP tư nhân về thu nhập trong các năm gần đây.

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu thu nhập ngoài lãi

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính đến xếp hạng tín nhiệm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) (Trang 37 - 45)