Khái niệm, ý nghĩa xây dựng ý thức pháp luật của nông dân

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân - Qua thực tiễn tỉnh Nam Định (Trang 36 - 39)

1.4.1.1. Khái niệm xây dựng ý thức pháp luật của nông dân

Sự hình thành phát triển ý thức con người là sản phẩm của cả một quá trình ảnh hưởng, tác động đồng thời của các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Các điều kiện khách quan như chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, môi trường có ảnh hưởng mạnh mẽ đến ý thức của con người, đến việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Sự thay đổi điều kiện khách quan có thể kéo theo sự thay đổi ý thức con người. Tuy nhiên sự tác động của nhân tố

29

chủ quan có ảnh hưởng rất lớn, nếu đặt trong hoàn cảnh cụ thể, nó có tính chất quyết định đến sự hình thành và phát triển ý thức con người. Đó là những hoạt động có chủ động, có định hướng, có tổ chức, có mục đích do con người thức hiện, khi con người được cung cấp những tri thức khoa học, tri thức về cuộc sống trong họ sẽ dần dần hình thành lòng tin, tình cảm từ đó họ sẽ nhận thức đúng đắn và điều chỉnh hành vi của mình một cách phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Điều này càng thấy rõ hơn trong điều kiện hiện nay khi đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới một cách toàn diện và sâu sắc, nền kinh tế thị trường đã đem lại những biến đổi tích cực trong đời sống xã hội, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, phát huy tính độc lập, tự chủ, sức sáng tạo của con người, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, nền kinh tế thị trường cũng bộc lộ những mặt trái của nó như lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, cạnh tranh không lành mạnh... sẽ dẫn con người dễ bị rơi vào vòng xoáy của các tệ nạn tham nhũng, bè cánh và nhiều tệ nạn khác, đó là những tiêu cực đã tác động không nhỏ đến nhận thức, tình cảm, lối sống và hành vi của con người.

Như vậy qua sự phản ánh của đời sống thực tiễn xã hội, có thể thấy những điều kiện khách quan tác động mạnh mẽ đến ý thức của con người theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực mà phần lớn là những tác động không định hướng. Nếu con người được giáo dục, tức là được tác động có chủ định, có mục đích rõ ràng và có định hướng cụ thể thì sẽ vượt qua được những tác động của điều kiện khách quan, từ đó ở họ hình thành niềm tin và hành vi đúng đắn, phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Các Mác đã viết: “Con người vốn là sản phẩm của hoàn cảnh và giáo dục. Và do đó con người thay đổi vốn là sản phẩm của hoàn cảnh và giáo dục thay đổi” [9, tr.20].

30 của nông dân như sau:

Xây dựng ý thức pháp luật của nông dân là hoạt động có tổ chức, có định hướng và mục đích nhằm hình thành ở nông dân sự hiểu biết pháp luật, thái độ, lối sống tôn trọng và tuân thủ pháp luật, ý thức về quyền con người, tôn trọng, bảo vệ quyền con người, trách nhiệm với cộng đồng xã hội.

1.4.1.2. Ý nghĩa xây dựng ý thức pháp luật của nông dân

Xây dựng ý thức pháp luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật. Ý thức pháp luật là tiền đề tư tưởng trực tiếp để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; là nhân tố thúc đẩy việc thực hiện pháp luật và là cơ sở bảo đảm cho việc áp dụng đúng đắn các quy phạm pháp luật. Ý nghĩa của xây dựng ý thức pháp luật của nông dân thể hiện ở những điểm chủ yếu sau đây:

Trong đời sống xã hội, pháp luật chỉ có thể được mọi người thực hiện nghiêm chỉnh, tự giác khi họ tin tưởng vào những quy định của pháp luật. Thông qua việc giáo dục tình cảm công bằng, biết xác định những tiêu chuẩn, đánh giá tính công bằng của pháp luật, biết đối xử với người khác và với chính mình bằng các tiêu chuẩn công bằng thể hiện qua các quy phạm pháp luật, thông qua việc giáo dục tình cảm, trách nhiệm, ý thức tuân thủ pháp luật ở mọi nơi, mọi lúc, phê phán, lên án những biểu hiện coi thường pháp luật, các hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời ủng hộ và tích cực tham gia bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật từ đó giúp cho mọi người có lòng tin vững chắc vào sự cần thiết phải tuân theo pháp luật, khi đã có lòng tin vào pháp luật con người sẽ có những hành vi hợp pháp.

Việc xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân còn có ý nghĩa trong việc hình thành động cơ, hành vi và thói quen xử sự theo pháp luật.

Động cơ và hành vi hợp pháp của con người được hình thành bởi nhiều yếu tố tác động, trong đó giáo dục pháp luật là yếu tố có ý nghĩa đặc biệt quan

31

trọng. Thông qua giáo dục pháp luật con người mới có tri thức pháp luật, có lòng tin và tình cảm vào pháp luật trên cơ sở đó hình thành ở họ thói quen thực hiện hành vi hợp pháp, tự giác, tích cực. Khi đó ý thức pháp luật của công dân ngày càng được nâng cao, pháp chế xã hội chủ nghĩa được tăng cường.

Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân góp phần nâng cao khả năng hiểu biết và sử dụng pháp luật, tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của họ.

Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân còn góp phần quan trọng xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của địa phương, phát huy truyền thống tốt đẹp của của giai cấp nông dân Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Trong thực tế, hiện nay ở nhiều địa phương vẫn còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu mà một bộ phận nhân dân vẫn còn thói quen hiện hữu, đặc biệt trong nông dân khi lao động sản xuất vẫn còn dựa nhiều vào kinh nghiệm xưa cũ cùng với nó là sự tồn tại của các hủ tục lạc hậu. Thời gian qua, mặc dù Đảng, Nhà nước, các cơ quan đoàn thể đã có nhiều biện pháp tuyên truyền nhằm xóa bỏ nó, nhưng đối với những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, do trình độ dân trí không đồng đều, lại ít có điều kiện tiếp cận với các nguồn thông tin nên việc cập nhật kiến thức mới bị hạn chế, do đó vẫn còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu trong đời sống như nạn tảo hôn, thách cưới, cấm hoặc ép kết hôn, mê tín dị đoan, và nhiều hủ tục khác mà người dân thường gọi “phép Vua thua lệ làng”...

Từ thực tế nêu trên, nếu đối tượng này được nâng cao nhận thức sẽ dẫn tới những thay đổi trong việc thực hiện hành vi một cách tự giác và qua đó các hủ tục lạc hậu, những thói quen cũ lỗi thời sẽ dần bị loại bỏ khỏi đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân - Qua thực tiễn tỉnh Nam Định (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)