Đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật cho

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân - Qua thực tiễn tỉnh Nam Định (Trang 88 - 90)

luật cho nông dân nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân

Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình giáo dục pháp luật cho nông dân phù hợp với tình hình nhiệm vụ của địa phương ở từng thời điểm cụ thể.

Trong thời gian qua nội dung GDPL thường chủ yếu tập trung vào những văn bản mới được ban hành. Ở một số địa phương, đơn vị cũng đã có sự chọn lọc nội dung GDPL song vẫn còn khá dàn trải và chỉ tập trung vào việc phổ biến những quy định của pháp luật mà còn thiếu thông tin cập nhật việc thi hành pháp luật trong thực tế cũng như thiếu sự hướng dẫn kỹ năng thực hành pháp luật nên hiệu quả GDPL vẫn chưa cao. Vì vậy trong thời gian tới nội GDPL cho nông dân cần tiếp tục được đổi mới theo hướng sau:

Một là, khảo sát, nắm bắt nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nông dân. Trong thực tế ở mỗi địa phương khác nhau sẽ có nhu cầu tìm hiểu pháp luật ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ như ở các khu công nghiệp của tỉnh thì sẽ liên quan đến giải phóng mặt bằng, đền bù đất đai, tái định cư…thì nhu cầu tìm hiểu về các quy định của pháp luật đất đại sẽ cao hơn ở những địa phương khác; hoặc nhưng nơi là vùng nguyên liệu cho các nhà máy như vùng lúa, hoa màu…thì nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nông dân thường tập trung nhiều vào các quy định của luật Dân sự, các quy đinh về ký kết hợp đồng kinh tế về mua bán sản phẩm…

Bên cạnh việc khảo sát nắm bắt nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nông dân, các cấp, các ngành cũng cần thường xuyên tuyên truyền phổ biến những quy định của pháp luật có liên quan đến những vấn đề đang gây bức xúc trong nông dân để tránh xảy ra điểm nóng. Ví dụ như vấn đề giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân; xử lý rác thải, nước sạch, vệ sinh môi trường, đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, hay vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở

81

một vài nơi giữa chính quyền và nông dân chưa có sự đồng thuận nên trong nông dân thường có nhóm người hay tập trung lôi kéo đông người gây mất trật tự trị an tại trụ sở UBND cấp xã, cấp huyện và các cơ quan chức năng. Vì vậy cần phải xác định rõ nguyên nhân của những vụ việc gây bức xúc trong nông dân là do chính quyền chưa tiến hành đầy đủ các bước theo quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết hay do thiếu hiểu biết pháp luật của nông dân nên đã nhận thức sai và dẫn đến việc nảy sinh những bức xúc đó.

Hai là, về chủ thể tiến hành GDPL, ngoài những chủ thể thông thường có chức năng phổ biến, GDPL theo quy định của pháp luật, ở tỉnh Nam Định rất cần phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng, lực lượng cán bộ đã nghỉ chế độ hiện sống tại địa phương, các chức sắc tôn giáo… là những người có hiểu biết về pháp luật và am hiểu phong tục tập quán của các địa phương. Nếu chúng ta tranh thủ huy động được những chủ thể này tham gia thì chắc chắn công tác phổ biến, GDPL sẽ được nâng cao đáng kể. Hiện nay toàn tỉnh có 37 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, 161 báo cáo viên pháp luật cấp huyện và khoảng trên 2500 tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở. Đội ngũ cán bộ pháp chế làm công tác PBGDPL ở các sở, ngành được củng cố kiện toàn theo Nghị định 55/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ, theo đó các sở, ban, ngành trong toàn tỉnh đều bố trí từ 1 đến 2 cán bộ pháp chế ngành, một số sở ngành đang tiến hành xây dựng đề án thành lập phòng, ban pháp chế chuyên phụ trách các vấn đề liên quan đến luật pháp của ngành, đơn vị mình. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên phụ trách về pháp luật, giáo viên dạy môn giáo dục pháp luật, cộng tác viên trợ giúp pháp lý, tư vấn viên pháp luật, luật sư, ... từng bước được bổ sung và chuẩn hóa.

Ba là, về nội dung phổ biến, GDPL, bên cạnh những nội dung là các văn bản pháp luật mới cần tập trung và thường xuyên tuyên truyền, phổ biến,

82

GDPL gắn với nhu cầu và lợi ích cụ thể của nông dân. Trong đó, nên chú ý đến các quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân; pháp luật Dân sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình, Khiếu nại và Tố cáo, Tệ na ̣n xã hội, Tài nguyên và Môi trường; các quy định về giải phóng mặt bằng, tái định cư… Yêu cầu quan trọng nhất đối với nô ̣i dung phổ biến , GDPL đó là phải gắn với tình huống pháp luật cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.

Bốn là, lựa chọn và hoàn thiện các hình thức giáo dục pháp luật phù hợp cho đối tượng là nông dân

Song song với việc lựa cho ̣n nội dun g GDPL phù hợp với đối tượng là nông dân thì việc lựa chọn hình thức nào để GDPL có hiệu quả là rất quan trọng. Thực tiễn công tác GDPL trong thời gian qua cho thấy, mỗi hình thức GDPL đều có những ưu điểm, thế mạnh riêng, bổ trợ cho nhau. Tuy nhiên ở mỗi địa phương, với điều kiện, tình hình khác nhau, các nhóm đối tượng khác nhau thì cần có những hình thức GDPL phù hợp cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương đó. Vì vậy khi lựa chọn hình thức GDPL cần phải biết sử dụng và kết hợp sử dụng nhiều hình thức phổ biến GDPL khác nhau, kể cả các hình thức phổ biến thông thường và các hình thức đặc thù khác…

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân - Qua thực tiễn tỉnh Nam Định (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)