Những yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng ý thức pháp luật của nông dân

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân - Qua thực tiễn tỉnh Nam Định (Trang 44 - 85)

luật của Nhà nước. Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng thiết thực, hiệu quả.

1.4.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng ý thức pháp luật của nông dân nông dân

1.4.4.1. Ảnh hưởng của tâm lý tiểu nông

Tâm lý sản xuất nhỏ ảnh hưởng trực tiếp đến ý thức pháp luật của người nông dân được biểu hiện qua thói quen giải quyết mọi công việc từ lớn đến nhỏ, hay mọi quan hệ xã hội (cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể) đều dựa trên cơ sở tình cảm, ý thức chủ quan cá nhân. Nó biểu hiện qua tâm lý ngại họp hành, học tập, nghe thông tin về chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước, của địa phương. Nó biểu hiện qua thái độ ngại va chạm, tiếp xúc với các cơ quan hành chính, các điều khoản, nội dung các văn bản pháp luật. Nó biểu hiện ở trình độ nhận thức hiểu biết pháp luật thấp. Thái độ hành động không ổn định, nôn nóng, thiếu suy nghĩ trước sau, dễ manh động, quá khích, quan niệm cho số đông bao giờ cũng là đúng, là mạnh.

Có thể nói, ảnh hưởng của tâm lý tiểu nông là hết sức to lớn đến ý thức pháp luật của người nông dân ở nông thôn nước ta. Tâm lý này, bên cạnh những mặt tích cực, còn có những mặt tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ tới việc thiết định trong thực tế nguyên tắc sống và làm việc theo pháp luật - một chuẩn mực của xã hội dân chủ, văn minh, hiện đại; là một trở lực lớn trong việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay.

1.4.4.2. Ảnh hưởng của tập quán tâm lý làng xã

Cộng đồng làng xã nông thôn Việt Nam được hình thành, phát triển tồn tại hàng ngàn năm nay gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp mà đặc trưng chủ yếu là nghề trồng lúa nước.

Tập quán tâm lý làng xã được thể hiện qua lệ làng đã ảnh hưởng đến ý thức pháp luật của người nông dân như:

37

- Tư tưởng cục bộ địa phương, bè cánh trên cơ sở họ hàng thân tộc, là tâm điểm để ứng xử các mối quan hệ xã hội ở nông thôn. Những quy định phản ánh trong lệ làng đã chế ngự trong tư tưởng, tình cảm, thái độ của hầu hết người nông dân, nó biểu hiện bằng việc họ chỉ quan tâm đến lợi ích của làng mình mà ít quan tâm đến lợi ích của làng khác và của cả nước.

- Cùng với tư tưởng cục bộ, bè phái - lệ làng còn gắn với các hủ tục nặng nề như hội hè, đình đám, cưới xin, ma chay, khao vọng… Những quy định bất thành văn đã “cột chặt” thân phận người nông dân vào phạm vi làng, coi lệ làng là trên hết và chỉ cần lo hoàn thành trách nhiệm với làng là được.

Bởi vậy, tâm lý làng xã, lệ làng đã trực tiếp hạn chế lý trí của người nông dân trong khuôn khổ chật hẹp, trói buộc họ trong xiềng xích nô lệ của thói quen, làm cản trở cho sự phát triển ý thức pháp luật của người nông dân

- Việc quản lý làng xã bằng hương ước trước đây là một trong những cơ sở để hình thành lối sống theo “lệ làng” không quen sống theo pháp luật của người nông dân. Hương ước có thể gọi như là “bộ luật” thành văn riêng của làng. Ngoài những điểm tích cực, thì hương ước đã tạo ra thói quen, lối sống thiên về lệ làng theo tục lệ, lề thói, ít quen với pháp luật, thói quen chỉ biết phục tùng, thói quen sợ lệ làng, sợ dư luận mà không sợ luật, thậm chí còn coi thường pháp luật của Nhà nước.

1.4.4.3. Ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến

Tư tưởng phong kiến Trung Quốc ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của ý thức pháp luật trong lịch sử Việt Nam, chủ yếu là hai tư tưởng “Đức trị” và “Pháp trị”.

Ngày nay, dưới chế độ XHCN, tư tưởng phong kiến vẫn ảnh hưởng đến ý thức pháp luật của người dân Việt Nam. Tác động của nó vẫn tiếp tục diễn ra theo hai hướng tích cực và tiêu cực, mặc dù ngày nay cơ sở kinh tế - xã hội chế độ phong kiến đã bị xóa bỏ nhưng tư tưởng gia trưởng phong kiến, quan

38

liêu, mệnh lệnh, thái độ chuyên quyền độc đoán của một số không ít cán bộ đã ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, chính quyền, nhất là cấp xã ở nông thôn. Mặt khác, một số nông dân do thiếu kiến thức hiểu biết pháp luật, dân trí còn thấp, ít được tuyên truyền về pháp luật nên có những quan niệm chưa đúng về pháp luật, có lúc có nơi còn vi phạm pháp luật.

39

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA NÔNG DÂN Ở TỈNH NAM ĐỊNH

2.1. KHÁI QUÁT CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA NÔNG DÂN NAM ĐỊNH

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội ảnh hưởng đến ý thức pháp luật của nông dân Nam Định

Điều kiện tự nhiên:

Nam Định là tỉnh nằm ở trung tâm của vùng Nam đồng bằng sông Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình, phía Nam giáp Biển Đông. Diện tích tự nhiên 1.652km2; dân số trên 1,8 triệu người, có 9 huyện và thành phố Nam Định là đô thị loại I, với 229 xã, phường, thị trấn; mật độ dân số bình quân gần 1.105 người/km2, có bờ biển dài 72 km.

Vị trí địa lý tạo điều kiện thuận lợi cho Nam Định không chỉ trong việc phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn mà còn mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong vùng, cả nước và quốc tế.

Điều kiện kinh tế - xã hội:

Với xuất phát điểm ban đầu là một tỉnh nông nghiệp, Nam Định đã và đang phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Nam Định được khái quát trên các mặt sau đây:

Tăng trưởng kinh tế: Tổng GDP năm 2000 đạt 4.500,4 tỷ đồng, năm 2005 đạt 6.395,4 tỷ đồng và năm 2010 tăng lên 10.190 tỷ đồng (giá cố định năm 1994). Tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 7,28% và giai đoạn 2006 - 2010 đạt 10,38%, cao hơn giai đoạn trước. Trong cả giai đoạn 2001 - 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân 8,82%, cao hơn tốc độ bình quân của cả nước.

40

0.0.Các ngành kinh tế của tỉnh đều đạt sự tăng trưởng liên tục, trong đó tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2006 - 2010 đạt 4,99%/năm; ngành công nghiệp - xây dựng đạt 16,73%/năm, khu vực dịch vụ đạt 8,84%/năm.

Những năm qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến bất thường, dịch bệnh cây trồng vật nuôi phát sinh phức tạp, vốn đầu tư phát triển giảm; thị trường, giá cả không ổn định; song thực hiện các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Kế hoạch của UBND tỉnh, các huyện thành phố đã chỉ đạo các xã triển khai tích cực các giải pháp phát triển sản xuất. Sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ và ngành nghề nông thôn tiếp tục phát triển, đạt kết quả và tốc độ tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế nông thôn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Cơ cấu nội ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực: giá trị sản xuất trồng trọt giảm từ 59,72% năm 2010 xuống 47,3% năm 2015, giá trị sản xuất chăn nuôi và dịch vụ tăng từ 40,3% năm 2010 lên 52,7% năm 2015. Thu nhập bình quân khu vực nông thôn tăng từ 12,7 triệu đồng/người năm 2010 lên 19,4 triệu đồng/người năm 2012 lên 30 triệu đồng năm 2014. Giá trị sản xuất/1ha đất nông nghiệp tăng từ 75,4 triệu đồng năm 2010 lên 92 triệu đồng năm 2014.

Bảng 2.1: Tăng trƣởng kinh tế tỉnh Nam Định qua các năm

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2012 Tốc độ tăng trƣởng (%) 2001 - 2005 2006 - 2010 2001 - 2010 Tổng GDP (giá 1994) tỷ đồng 4.500,4 6.396,7 10.190,0 12.753,0 7,28 10,38 8,82

Nông, lâm, thủy sản 1.842,8 2.042,5 2.602,0 2.279,0 2,05 4,99 3,51

Công nghiệp, xây dựng 971,3 1.916,7 4.144,0 5.628,0 14,54 16,73 15,63

Dịch vụ 1.686,3 2.437,5 3.712,0 4.847,0 7,67 8,84 8,26

41

Cơ cấu kinh tế theo ngành: Cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm tương đối các ngành nông nghiệp

Bảng 2.2: Hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Đơn vị: %)

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2012 Chuyển dịch CCKT 2001 - 2005 2006 - 2010 1.Chia theo 3 khu

vực

Tổng GDP 100,0 100,0 100,0 100,0

- Nông lâm thủy sản 40,9 31,9 29,5 27,2 -9,0 -2,4

-Công nghiệp, xây

dựng 20,9 31,5 36,4 38,6 +10,6 +4,9

- Dịch vụ 38,2 36,6 34,1 34,2 -1,6 -2,5

2.Chia theo cáckhu vực SX vật chất vàphi XVC 100,0 100,0 100,0 100,0 Tổng GDP - Sản xuất vật chất 61,8 63,4 65,9 65,9 +1,6 +2,5 - Phi sản xuất vật chất 38,2 36,6 34,1 34,1 -1,6 -2,5

3.Chia theo khu vực SX nông nghiệp và

phi NN

Tổng GDP 100,0 100,0 100,0 100,0

-Nông nghiệp 40,9 31,9 29,5 27,2

-Phi nông nghiệp 59,1 68,1 70,5 72,8

Nguồn: Xử lý số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2013

Cơ cấu lao động: Năm 2013, dân số tỉnh Nam Định là 1.851 ngàn người. Mật độ dân số trung bình là 1.105 người/km2, bằng 117% so với đồng bằng sông Hồng và gấp 4,2 lần so với cả nước.

Nguồn nhân lực luôn được coi là lợi thế quan trọng cho phát triển kinh tế của Nam Định. Cơ cấu lao động phản ánh trình độ nguồn nhân lực và quá trình công nghiệp hóa của tỉnh.

42

Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 960 ngàn người. Cơ cấu lao động theo lĩnh vực nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ của tỉnh được chuyển từ 65,8% - 18,5% - 15,7% năm 2010 thành 60,8% - 20,8% - 18,4% năm 2015.

Mức sống dân cư: Do kinh tế Nam Định liên tục tăng trưởng khá, thực hiện tốt các chương trình xóa đói giảm nghèo, khuyến khích cá nhân và hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi, duy trì và phát triển đa dạng ngành nghề, tạo thêm nhiều việc làm mới nên mức sống người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao qua các năm. Năm 2014 thu nhập bình quân đầu người đạt 37 triệu đồng/người.

Công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo và an sinh xã hội có chuyển biến tích cực. Năm năm qua, đã giải quyết việc làm cho trên 150,7 ngàn lượt người (trong đó có 11,9 ngàn người đi lao động ở nước ngoài), bình quân mỗi năm tạo được 30 ngàn việc làm mới. Chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn đạt kết quả bước đầu; bình quân hàng năm có từ 7.000 - 8.000 lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo các ngành nghề mới, tỷ lệ có việc làm sau đào tạo đạt 80%.

Triển khai kịp thời các chính sách ưu đãi, hỗ trợ người nghèo, cận nghèo về y tế, giáo dục, dạy nghề. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 9,9% năm 2010 xuống 2,5% năm 2015.

Lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm chăm lo. Ngành giáo dục và đào tạo đã chú trọng phát triển toàn diện cả quy mô và chất lượng; 21 năm liên tục ngành được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Cờ thi đua “Đơn vị tiêu biểu xuất sắc”. Toàn tỉnh đã đạt chuẩn phổ cập tiểu học và trung học cơ sở đúng độ tuổi. Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập phát triển rộng khắp.

Bên cạnh đặc điểm kinh tế - xã hội trên, tỉnh Nam Định là vùng đất văn hiến, có nhiều di tích lịch sử văn hóa tâm linh và nhiều điểm du lịch tự nhiên,

43

sinh thái như: khu di tích lịch sử văn hóa Trần, khu di tích Phủ Giầy (Vụ Bản)… bãi biển Thịnh Long và nhiều lễ hội truyền thống, tiêu biểu của văn hóa châu thổ sông Hồng tạo nên nét độc đáo trong phát triển du lịch.

2.1.2. Khái quát về nông dân tỉnh Nam Định

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, nông dân luôn là lực lượng đông đảo, hùng hậu nhất, có đóng góp to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, góp phần làm nên những trang sử hào hùng của dân tộc.

Nông dân Nam Định có truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, anh dũng trong đấu tranh chống ngoại xâm; luôn đoàn kết, gắn bó trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Từ khi có Đảng, nông dân Nam Định luôn một lòng, một dạ đi theo Đảng làm cách mạng; phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước, dũng cảm, cần cù, sáng tạo, đã lập nhiều thành tích to lớn, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Trong công cuộc đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự phối hợp của chính quyền, các sở, ban, ngành, đoàn thể, nông dân tỉnh Nam Định là lực lượng nòng cốt tạo nên bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp, là nơi khởi xướng nhiều phong trào được các địa phương trong cả nước đến trao đổi kinh nghiệm. Đặc biệt, trong những năm vừa qua, từ phong trào thi đua lao động sản xuất đã tạo chuyển biến toàn diện trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Sản xuất lương thực bình quân hàng năm đạt 946 nghìn tấn; phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng giá trị trên diện tích canh tác; xây dựng vùng nông nghiệp chất lượng cao. Đã hình thành một số mô hình mới trong liên kết tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản hàng hóa theo chuỗi giá trị. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch tích cực. Bước đầu hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung theo mô hình “cánh đồng mẫu lớn” cho hiệu quả kinh tế cao. Sản lượng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản tăng từ 89 ngàn tấn năm 2010 lên 100 ngàn tấn

44

năm 2013. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản bình quân đạt 2,8% năm. Chăn nuôi phát triển theo hướng chăn nuôi trang trại, gia trại quy mô vừa và nhỏ, đảm bảo an toàn dịch bệnh. Toàn tỉnh có 2.036 trang trại, gia trại trong đó có 453 trang trại đạt tiêu chí mới. Ngành nghề trong nông thôn được củng cố, nhiều cụm công nghiệp làng nghề đang phát huy hiệu quả, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn. Kết cấu hạ tầng nông thôn: điện, đường, trường, trạm, kênh mương thuỷ lợi, hệ thống đê sông, đê biển từng bước được kiên cố hoá với tốc độ khá nhanh; các công trình văn hoá, thông tin liên lạc, nước sạch hợp vệ sinh, được đầu tư nâng cấp. Diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi, khởi sắc; đời sống vật chất, tinh thần của nông dân từng bước được cải thiện. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn được giữ vững.

Đóng góp vào những thành tựu to lớn trên có vai trò quan trọng của nông dân; bằng các các hoạt động thiết thực, hiệu quả, các phong trào thi đua yêu nước như phong trào nông dân “sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng”, “phong trào xây dựng nông thôn mới”… đã khích lệ, cổ vũ, động viên nông dân đổi mới tư duy, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, khai thác tiềm năng lợi thế về đất đai, lao động, về vốn đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá, phát triển dịch vụ thương mại, ngành nghề trong nông thôn... Nhiều mô hình, điển hình tiên tiến, những cách làm hay, kinh nghiệm mới trong sản xuất nông nghiệp đã được tổng kết, nhân rộng ở các địa phương trong tỉnh. Là chủ thể trong

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân - Qua thực tiễn tỉnh Nam Định (Trang 44 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)