tinh thần của nông dân
Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành trung ương Đảng (khóa X) đã ban hành Nghị quyết số 26 - NQ/TW "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” khẳng định: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng
89
với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Vì vậy, cần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nâng cao mức sống cho nhân dân, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các vùng kinh tế ở các địa phương theo hướng sản xuất công nghiệp, theo hướng chuyên môn hóa, tập trung nhân lực chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ nền sản xuất nhỏ, phân tán, chậm phát triển sang sản xuất hàng hóa lớn, có giá trị kinh tế cao, sẽ có tác dụng to lớn tới việc nâng cao ý thức pháp luật cho nông dân và phát huy dân chủ ở nông thôn hiện nay, điều đó thể hiện: Nó trực tiếp làm chuyển đổi mạnh mẽ nhận thức của người nông dân trong cộng đồng làng xã và cán bộ cơ sở về pháp luật và dân chủ.
Bước vào thời kỳ kinh tế thị trường, cùng với sự thiếu thông tin, cơ sở vật chất thiếu thốn, người nông dân rất muốn phát triển kinh tế nhưng rất bế tắc về cách giải quyết. Vì vậy, ở địa phương nào mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, mở rộng học tập, giao lưu, tạo lưu thông phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nơi đó sẽ làm nhanh
90
chóng thay đổi cách nghĩ, cách làm của người nông dân và cả cán bộ, đảng viên. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng năng suất vật nuôi cây trồng, cho giá trị kinh tế cao thực sự làm cho ý Đảng hợp với lòng dân. Đây cũng chính là cơ sở đòi hỏi người nông dân phải am hiểu pháp luật mới biết được những chính sách và quy định của Nhà nước về phát triển kinh tế.
Phải vận dụng sát thực tế điều kiện hoàn cảnh thực tế của từng địa phương, tùy từng đối tượng người nông dân ở địa phương khác nhau để tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội. Bởi lẽ, ở địa bàn nông thôn có các mối quan hệ hết sức phức tạp như họ hàng, làng xã, hương ước, tập quán, tín ngưỡng tôn giáo… hết sức “nhạy cảm”… đòi hỏi phải kiên trì, sáng tạo mới có thể thực sự tạo chuyển mạnh mẽ ý thức pháp luật và phát huy được quyền làm chủ của người nông dân.
Mặt khác, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một chủ trương lớn của Đảng, để đưa vào hiện thực cuộc sống nhân dân đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ cơ sở tích cực, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước nhân dân mới có thể thực hiện được chủ trương đúng đắn đó.
Nâng cao trình độ dân trí cho nông dân cũng là một đòi hỏi mang tính cấp bách trong giai đoạn hiện nay.. Điều này không chỉ góp phần to lớn và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương mà quan trọng hơn còn giúp cho nông dân có thể tiếp nhận và thực hiện đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể ở tỉnh Nam Định cần tập trung nâng cao trình độ học vấn cho nông dân bằng nhiều hình thức khác nhau như khuyến khích việc học tập, tăng cường lượng thông tin đến với nông dân qua sách, báo, đài, hệ thống truyền thanh… để tuyên truyền, phổ biến các kiến thức tổng hợp và kiến thức pháp luật, văn hóa, nghệ thuật…
91