Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng thiết thực,

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân - Qua thực tiễn tỉnh Nam Định (Trang 99)

thực, hiệu quả

Đây là một trong những điều kiện đặc biệt quan trọng để xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật cho nông dân.

Pháp luật là yếu tố không thể thiếu được đối với mọi nhà nước, xã hội. Xác định rõ vai trò to lớn của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản, những năm gần đây ở nước ta nhiều bộ luật, đạo luật quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội và cải cách bộ máy nhà nước đã được ban hành. Cùng với việc tạo lập hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ cần tạo ra những điều kiện, xây dựng cơ chế hữu hiệu bảo đảm mọi quy định pháp luật ban hành đều được mọi người, mọi cơ quan, tổ chức tôn trọng. Phải tìm cách đưa pháp luật vào cuộc sống con người, xây dựng lối sống tốt đẹp, sống và làm việc theo pháp luật.

Song do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, việc xây dựng hệ thống pháp luật còn thiếu đồng bộ, nhiều loại văn bản ban hành chậm đổi mới, chồng chéo… thực trạng đó đã ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao ý thức pháp luật của người dân, nhất là đối tượng lại là người nông dân.

Chúng ta cần phải xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Phương châm chỉ đạo của Đảng ta là: “Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong các văn bản pháp luật”. Vấn đề này có liên quan chặt chẽ với việc nghiên cứu các giá trị, đặc biệt là các giá trị truyền thống. Thông qua quá trình đó, chúng ta có thể lựa chọn các chuẩn mực, các giá trị phù hợp để luật hóa chúng, biến thành những quy phạm chung của xã hội mà mỗi công dân đều có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh.

Muốn đáp ứng được yêu cầu trên chúng ta phải tiến hành đồng thời các biện pháp sau:

92

Hoạt động lập pháp tập trung xây dựng và ban hành các đạo luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế trong cơ chế thị trường, tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho kinh tế phát triển đồng thời làm công cụ quản lý vĩ mô, bảo vệ cho nền kinh tế đó. Công việc này phải thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảng, góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Hai là, nâng cao chất lượng các văn bản pháp luật.

Giải pháp có tính thực tiễn trong việc phát huy vai trò của ý thức pháp luật trong việc thực hiện pháp luật là một mặt chúng ta phải nhanh chóng khắc phục tình trạng luật chỉ dừng lại ở những quy định chung, xa thực tế, có khi phải có những văn bản chế tài khác hướng dẫn mới có thể thực hiện được. Mặt khác, các loại văn bản pháp luật phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, cụ thể, đơn giản để mọi người dân có thể đọc luật là hiểu được nội dung và thực hiện được. Đồng thời, loại bỏ những văn bản không còn hiệu lực, trái với Hiến pháp và pháp luật; ở địa phương các loại quy định tạm thời là cần thiết song không nên để kéo dài quá một nhiệm kỳ khóa Hội đồng nhân dân, có như vậy, người nông dân mới có điều kiện tiếp xúc, nắm thông tin và hiểu được những quyền lợi và nghĩa vụ của mình, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

Ba là, nhân dân tham gia đông đảo vào hoạt động lập pháp, đóng góp ý kiến xây dựng vào các dự thảo luật và hoạt động này luôn được Đảng tăng cường lãnh đạo.

Các đại biểu Quốc Hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thường xuyên tiếp xúc với cử tri, lắng nghe ý kiến kiến nghị của cử tri về những vấn đề bức xúc phát sinh trong cuộc sống, từ đó đưa ý chí nguyện vọng của nhân dân vào trong các văn bản luật. Chính vì thế các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải tạo điều kiện để đông đảo nhân dân thực sự tham gia vào quá trình đóng góp ý kiến vào các dự thảo luật.

93

KẾT LUẬN

Xuất phát từ yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng một “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thực sự của dân, do dân, vì dân, với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao dân trí và trình độ hiểu biết pháp luật cho mọi thành viên trong xã hội.

Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân là một trong những nhiệm vụ vừa có tính chiến lược lâu dài, là nhiệm vụ thường xuyên để phục vụ công cuộc hội nhập của đất nước hiện nay. Cùng với việc chú trọng xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, Nhà nước đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho nông dân, nhằm hình thành một cách bền vững ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” của người dân.

Việc nâng cao ý thức pháp luật cho nông dân đang trở thành một nhu cầu cấp bách hiện nay và là yêu cầu khách quan phù hợp với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó công tác giáo dục pháp luật được coi là biện pháp quan trọng nhất trong xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân. Xác định đúng tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân nên trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta nhấn mạnh phải “phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục toàn dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật” [18, tr.135]. Đây chính là điều kiện đảm bảo cho công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế thành công, khẳng định vị thế ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế.

94

Đối với nông dân, việc nâng cao hiểu biết về pháp luật cho họ sẽ góp phần làm thay đổi nhận thức và hành vi trong việc thực hiện pháp luật, phát huy vai trò của giai cấp nông dân trong công cuộc xây dựng nông thôn mới và đẩy nhanh tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Trong những năm qua, thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Đảng và Nhà nước ta trên phạm vi cả nước nói chung và ở tỉnh Nam Định nói riêng đã đạt được những thành tựu quan trọng, tình hình kinh tế - xã hội có sự chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần cũng như ý thức pháp luật của nhân dân nói chung và nông dân nói riêng được nâng lên một bước. Tuy nhiên, cùng với quá trình hội nhập quốc tế, với những thành tựu đạt được trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, trên địa bàn nông thôn cũng đạt ra những vấn đề cần được xem xét một cách nghiêm túc, đó là những giá trị truyền thống ở nông thôn dần bị mai một, trong đời sống xã hội nông thôn cũng nảy sinh những bất cập như: hiện tượng tranh chấp đất đai; quyền thừa kế; hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông sản; đền bù, giải phóng mặt bằng… một số tệ nạn xã hội cũng đã len lỏi vào những xóm làng bình yên trước kia như ma túy, cờ, bạc, số đề …

Bên cạnh đó , ý thức chấp hành pháp luật và nếp sống làm viê ̣c theo Hiến pháp và pháp luật của nông dân vẫn còn nhiều hạn chế, còn bị chi phối nhiều bởi những tập tục của địa phương. Tình trạng nông dân vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết vẫn còn khá phổ biến, cá biệt có những nơi diễn biến phức tạp.

Với đề tài “Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân - qua thực tiễn tỉnh Nam Định” trong quá trình nghiên cứu thực trạng ý thức pháp luật của nông dân trên địa bàn tỉnh trong những năm vừa qua đã cho thấy ý thức pháp luật của người dân tuy đã được nâng lên nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Trong

95

điều kiện kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều như hiện nay, việc nâng cao ý thức pháp luật cho nông dân ở tỉnh Nam Định lại càng có vị trí quan trọng hơn bao giời hết, bởi vì nâng cao ý thức pháp luật cho đối tượng này sẽ góp phần nâng cao dân trí nói chung, trình độ hiểu biết pháp luật nói riêng, khi họ đã hiểu biết pháp luật, tạo được niềm tin ở pháp luật sẽ có ý thức chấp hành pháp luật, góp phần giữ gìn trật tự kỷ cương, ổn định xã hội, thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện thành công công cuộc xây nông thôn mới theo hướng văn minh, giàu đẹp, có kinh tế phát triển, kết cấu hạ tầng phát triển tương đối đồng bộ, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống, góp phần xây dựng tỉnh Nam Định giàu đẹp, văn minh./.

96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Chỉ thị số 32- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. 2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

3. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết Hội nghị Trung ương bảy, khóa X, Nxb. CTQG, Hà Nội.

4. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định khóa XVIII tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2015 - 2020).

5. Bendict. Tria KerVliet, Nguyễn Ngọc và Đỗ Đức Định dịch (2000),

Một số vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Việt Nam, Nxb. Thế giới, Hà Nội.

6. Bùi Thị Thanh Hương (2000), Đặc điểm và xu hướng biến đổi của giai cấp nông dân nước ta trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sỹ Triết học, Hà Nội.

7. Bùi Xuân Đính (1985), Lệ làng và phép nước, NXB pháp lý, Hà Nội. 8. Bùi Xuân Đính (1998), Hương ước và quản lý làng xã, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

9. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Chính phủ (1999), Nghị định 160/1999/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của pháp luật về tổ chức hòa giải cơ sở, Hà Nội.

12. Công an tỉnh Nam Định, Báo cáo tổng kết tình hình, kết quả công tác Công an, năm 2013.

97

13. Công an tỉnh Nam Định, Báo cáo tổng kết tình hình, kết quả công tác Công an, năm 2014.

14. Cục Thống kê Nam Định (2013), Niên giám Thống kê tỉnh Nam Định năm 2012, 2013, Nxb Hà Nội.

15. Dui-ri-a I Iav (1986), Pháp luật, chính trị đạo đức và ý thức pháp luật xã hội, những vấn đề cơ bản về Nhà nước pháp quyền XHCN, NXB Sự thật, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb Sự thật, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, nxb sự thật, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Nhà in Thống nhất, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

25. Đào Trí Úc (chủ biên) (2005), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội.

98

26. Đào Trí Úc - Phạm Hữu Nghị (Đồng chủ biên) (2009), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

27. Đào Duy Tấn (2000), Những đặc điểm của quá trình hình thành ý thức pháp luật ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

28. Đỗ Trung Hiếu (2002), Nhà nước XHCN với việc xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

29. Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Hải (1977), Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. Hồ Chí Minh (1989), Toàn tập, Tập 9, Nxb Sự thật, Hà Nội.

35. Hiến pháp nước cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 (2013), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình triết họcMác - Lên Nin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Hoàng Thị Kim Quế, (chủ biên), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.

38. Hoàng Thị Kim Quế, Bàn về ý thức pháp luật, tạp chí Luật học, số 1/2003, tr 40 - 44.

39. Hoàng Thị Kim Quế (2001), “Tác động của nhân tố phi kinh tế trong đời sống pháp luật ở nước ta”, Nghiên cứu lập pháp, (8).

99

40. Hoàng Thị Kim Quế (2004), “Văn hóa pháp lý - Dòng riêng giữa nguồn chung của văn hóa truyền thống Việt Nam”, Dân chủ và pháp luật, (10).

41. Hoàng Văn Hảo (1996), “Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam”, Luật học, (3).

42. Hồ Văn Vĩnh (2008), “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong tình hình mới”, Tạp chí Cộng sản, số 786, tr 44 - 49.

43. Hồ Viết Hiệp (2000), Sự hình thành và phát triển ý thức pháp luật của nhân dân đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

44. Lê Hữu Xanh (chủ biên), (1998), Tâm lý nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay, Nxb.CTQG, Hà Nội.

45. Lê Hữu Xanh (chủ nhiệm đề tài cấp Bộ) (2002), Ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh của nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội.

46. Lê Minh Tâm (1998), “Vấn đề văn hóa pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Luật học, (5), tr. 17 - 25.

47. Lê Đình Khiêm (1996), “Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân - Qua thực tiễn tỉnh Nam Định (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)