Nâng cao năng lực quản lý, phẩm chất đạo đức, hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân - Qua thực tiễn tỉnh Nam Định (Trang 92 - 93)

động của các cấp chính quyền cơ sở, tạo lập niềm tin của nhân dân

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính và đạo đức công vụ, xây dựng lòng tin và sự đồng thuận của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, cộng đồng, các tổ chức xã hội tham gia giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước. Đẩy mạnh rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính; tăng cường kiểm tra công tác cải cách hành chính, việc thực thi nhiệm vụ, công vụ của các cơ quan, đơn vị.

Rà soát, đổi mới việc phân cấp quản lý nhà nước, quy định rõ hơn trách nhiệm quản lý nhà nước giữa các cấp, các ngành, gắn trách nhiệm với quyền hạn, nghĩa vụ với lợi ích và phù hợp với năng lực, chức năng, nhiệm vụ, quy mô, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cơ quan, đơn vị. Phân cấp

85

gắn với quyền hạn, trách nhiệm các cấp, các ngành, trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của từng cơ quan, đơn vị, nâng cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu.

Thường xuyên đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của hệ thống chính quyền, công khai, minh bạch trong công tác quản lý nhà nước. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điều hành của chính quyền gắn với đổi mới phương thức điều hành của bộ máy hành chính, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp xã cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, điều hành, quản lý nhà nước; có số lượng cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và phục vụ nhân dân, khắc phục cơ bản tình trạng cán bộ, công chức cấp xã không đạt tiêu chuẩn theo chức danh.

Trong điều kiện trình độ dân trí của nhân dân đã được nâng cao, tính chất quản lý ngày càng phức tạp, đòi hỏi việc quản lý nhà nước cần phải khoa học, bài bản, nên cán bộ ở địa phương cần phải có trình độ, nhất là kỹ năng thực hành tổng hợp. Nếu cán bộ cấp trên cần phải chuyên sâu, thì cán bộ cấp xã lại phải có tri thức ở diện rộng, đa năng, có thể giải quyết được hoặc ít ra cũng biết được thủ tục và cách giải quyết nhiều vấn đề rất khác nhau trực tiếp nảy sinh ở cơ sở, để hướng dẫn cho người dân thực hiện.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân - Qua thực tiễn tỉnh Nam Định (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)