nông dân vào việc góp ý, giám sát hoạt động của chính quyền cơ sở
Để nâng cao ý thức pháp luật cho nông dân, nhằm phát huy dân chủ ở cơ sở, trước hết phải làm cho nhân dân thực hiện được quyền lực của mình, mọi quyền lực đều xuất phát từ nhân dân, vì dân, nhân dân kiểm tra, giám sát, phê phán, phản biện. Quy chế dân chủ ở cơ sở ra đời đáp ứng nhu cầu bức thiết của nhân dân, đây là một thiết chế đảm bảo cho việc thực hiện quyền làm
86 chủ của nông dân ở nông thôn nước ta.
Để người nông dân là chủ và thực hiện quyền làm chủ của mình một cách thực sự, đầy đủ thì chính họ phải ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình, quyền và nghĩa vụ đó phải được pháp luật ghi nhận, được pháp luật bảo vệ. Người dân biết sử dụng pháp luật để thực hiện quyền làm chủ; pháp luật là hành lang bảo vệ và là giới hạn của dân chủ. Do đó, dân chủ phải đi liền với kỷ cương, kỷ luật, vượt qua giới hạn của pháp luật, vi phạm kỷ luật, kỷ cương là vi phạm tới quyền dân chủ của người khác. Bởi vậy, người dân chỉ có thể thực hiện quyền dân chủ khi họ nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình được pháp luật và các quy tắc xã hội ghi nhận thông qua việc thực hành dân chủ. Cũng như thực hành dân chủ mà ý thức dân chủ, ý thức pháp luật của mỗi người dân được nâng lên.
Trong những năm qua, đời sống dân chủ ở nông thôn tỉnh Nam Định đã có những bước biến đổi quan trọng, bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tình hình mới, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và sự quản lý của chính quyền các cấp. Tuy nhiên, đời sống dân chủ ở nông thôn phát triển chưa tương xứng với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và đang bộc lộ những hạn chế, yếu kém cần được chú ý giải quyết. Đó là tình trạng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân vẫn còn xảy ra; tình trạng buông lỏng trong quản lý còn tồn tại ở một số nơi; không ít cán bộ cơ sở chạy theo thành tích và lợi ích cá nhân; dân chủ hình thức trong bầu cử, đề bạt bố trí cán bộ, trong huy động sức dân, một số cán bộ còn có thái độ hống hách, mệnh lệnh, ban phát cho dân, cửa quyền, quan liêu, tham nhũng. Đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ cơ sở bị tha hóa, biến chất. Việc thực hiện những điều nhân dân bàn và quyết định, những việc nhân dân bàn và tham gia ý kiến có việc còn hình thức nhất là về đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, về công khai thu, chi tài chính… Việc xây dựng, bổ sung
87
quy ước, hương ước ở một số khu dân cư chưa kịp thời, còn hình thức, chưa phù hợp với tình hình thực tế. Dân chủ chưa được phát huy cao, kết quả thực hiện còn hạn chế.
Về phía nhân dân, một bộ phận nông dân do trình độ dân trí, văn hóa còn hạn chế, lại ít được tuyên truyền, giáo dục thường xuyên nên khả năng hiểu biết về đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước còn hạn chế. Đời sống vật chất tinh thần của nông dân còn khó khăn, mức sống giữa các tầng lớp dân cư, giữa nông dân với cán bộ ở một số nơi còn khoảng cách làm nảy sinh sự so sánh, tâm lý suy bì. Thêm vào đó, quan hệ “làng ta”, “họ ta” cũng làm nảy sinh tư tưởng cục bộ trong ứng xử dẫn tới mất đoàn kết, mất dân chủ. Bên cạnh những mặt bản chất tốt đẹp của người nông dân, vẫn còn những hiện tượng tự phát, thiếu bình tĩnh trong xử lý và dễ bị kẻ xấu kích động, lợi dụng; có trường hợp tự do, vô chính phủ, phản ứng mang tính chống đối, đập phá, vi phạm pháp luật khá nghiêm trọng.
Để tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện có hiệu quả hơn nữa Quy chế dân chủ ở cơ sở, cần quan tâm, chú trọng hơn nữa một số giải pháp sau:
Một là, tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên sâu sát của các cấp ủy đảng, đặc biệt là Đảng ủy cấp xã. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, các cấp ủy đảng không những thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm, uy tín của mình trước quần chúng nhân dân mà còn thực sự làm cầu nối thể hiện mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Hai là, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở (gồm lãnh đạo Đảng, chính quyền đoàn thể và thanh tra nhân dân, trong đó lãnh đạo Đảng làm trưởng Ban chỉ đạo) theo hướng thiết thực, hiệu quả; cần thể chế hóa, cụ thể hóa hơn nữa một số nội dung quy định của quy chế dân củ làm cơ sở pháp lý để xử lý các hành vi vi
88 phạm quy định.
Ba là, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền, nhất là chính quyền cơ sở trong việc tổ chức, triển khai thực hiện quy chế dân chủ. Cụ thể hóa các khâu, các việc gắn với chức danh, nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bốn là, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Đồng thời, phải thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở, đặc biệt là ở địa bàn nông thôn để làm cơ sở vững chắc phát huy dân chủ.
Năm là, tiếp tục đổi mới các bước, các khâu, cách thức, quá trình thực hiện nội dung Quy chế dân chủ ở cơ sở như việc xây dựng quy ước, hương ước làng, xã, quy trình bầu trưởng thôn, quy trình huy động và quản lý vốn do nhân dân đóng góp, công khai các chương trình, dự án, quy trình lấy ý kiến tín nhiệm cán bộ chủ chốt, quy chế phối hợp giữa chính quyền với các tổ chức đoàn thể.
Sáu là, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở như: hệ thống giao thông, thông tin, thủy lợi… những nhu cầu thiết yếu cho sự phát triển dân sinh, phát triển kinh tế; tạo điều kiện cho người dân, nhất là nông dân được tiếp cận thông tin và làm cơ sở để biết, để bàn, để làm và kiểm tra các công việc của chính quyền cơ sở trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.