Một số biện pháp cho các nguyên nhân từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á CHI NHÁNH SÀI GÒN PHÒNG GIAO DỊCH ĐA KAO (Trang 57 - 60)

Phòng chống việc khách hàng cố ý lừa đảo - Nâng cao chất lượng thẩm định và đánh giá khách hàng

Thẩm định tín dụng mục đích là để hiểu biết về khách hàng, khả năng sinh lợi, phát hiện và chú trọng rủi ro để từ đó giảm thiểu rủi ro. Thẩm định khách hàng bao giờ cũng tồn tại mâu thuẫn giữa một bên là thẩm định quá kỹ thì chậm, khách hàng bỏ đi, với một bên là thẩm định qua loa thì rủi ro cao. Ngân hàng là một trung gian tài chính nên rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi, những nhà quản lý ngân hàng giỏi phải biết chấp nhận rủi ro ở mức có thể chấp nhận được. Do đó việc thẩm định khách hàng phải luôn tuân thủ theo quy trình đã được đề ra. Bám sát theo đúng quy trình định sẵn, việc thẩm định sẽ không phải tốn nhiều thời gian do phải định hướng, mà vẫn có thể đảm bảo giảm thiểu được rủi ro. Để hỗ trợ cho cán bộ tín dụng làm được điều này, SeABank nên đưa ra các chính sách, quyết định các hướng dẫn đầy đủ, hợp lý, mang tính thực tiễn cao. Đồng thời, ngân hàng cần tiếp cận và đánh giá khách hàng, xếp hạng khách hàng vào các mức độ rủi ro tương ứng: khách hàng bình thường, khách hàng cần chú ý, khách hàng có nguy cơ phá sản, khách hàng sắp phá sản hoặc đang phá sản. Nếu như đã đánh giá khách hàng vào các thứ tự cuối của bảng xếp hạng thì ngân hàng không nên cho khách vay, vì có nguy cơ rất cao khách hàng cố ý lừa đảo, vay tiền để chạy trốn hoặc làm những chuyện phi pháp.

Hạn chế tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát khoản vay.

Kiểm tra giám sát khoản vay không chỉ nắm bắt thông tin, theo dõi và cập nhật kịp thời tình hình khoản vay, tình hình hoạt động của khách hàng, mà hơn hết nó còn có ý nghĩa hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh. Trên thực tế công việc này chưa được quan tâm đúng mức, nhiều trường hợp sử dụng vốn vay sai mục đích, lừa đảo, chiếm đoạt liên quan đến hoạt động ngân hàng mà rủi ro tín dụng xuất phát từ chính nguyên nhân do chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát khoản vay. Vì vậy để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng cần quan tâm đúng mức đến hoạt động này theo hướng:

Xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát khoản vay, nắm bắt kịp thời tình hình sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động của khách hàng để biết chắc rằng vốn vay được sử dụng đúng mục đích và đánh giá được hiệu quả thực hiện phương án kinh doanh, khả

năng trả nợ của khách hàng. Cần phân biệt rõ chức năng, trách nhiệm của từng bộ phận, của từng cán bộ tín dụng, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ chuyên môn.

Có kế hoạch kiểm tra, khảo sát khách hàng vay vốn để nắm bắt tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. Theo đó đối với khách hàng cá nhân, có thể từ 15—20 ngày cán bộ tín dụng đi thực tế để kiểm tra việc sử dụng vốn vay, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ vay (nhất là đối với khoản vay mà tài sản bảo đảm nợ vay là hàng hóa); đối với khách hàng doanh nghiệp, tùy theo phương thức, hình thức vay vốn mà ngân hàng có biện pháp kiểm tra cụ thể (căn cứ theo hợp đồng vay vốn, hợp đồng kinh tế của khách hàng, hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa, hợp đồng bảo lãnh, cam kết thanh toán,...), nhằm phát hiện kịp thời hành vi gian lận, thiếu minh bạch của khách hàng vay để có biện pháp xử lý nợ hiệu quả, hạn chế tối đa việc phát sinh nợ quá hạn. Bên cạnh việc tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát khách hàng, chi nhánh cũng cần phải chú ý đến công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ để có thể phát hiện, ngăn chặn và chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng.

Giảm thiểu thiệt hại khi khách hàng đã mất khả năng tài chính hoặc bị những trường hợp khác ảnh hưởng nặng nề - Linh hoạt, sáng tạo trong xử lý nghiệp vụ

Trong quá trình cho vay, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, tránh được rủi ro, kể cả khi công tác thẩm định đã được thực hiện tốt, kế hoạch vay vốn vẫn có thể gặp khó khăn nảy sinh trong thời gian sử dụng vốn vay, vì vậy sự linh hoạt, sáng tạo trong sử lý nghiệp vụ của cán bộ tín dụng là một biện pháp quan trọng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

Khi khách hàng gặp khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh, rủi ro tín dụng là điều rất dễ xảy ra, trong những tình huống đó, cán bộ tín dụng kết hợp với khách hàng cùng tháo gỡ khó khăn sẽ bảo vệ lợi ích của cả khách hàng và ngân hàng. Khi đó có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

Gia tăng khối lượng tiền cho vay đối với những doanh nghiệp có phương án phục hổi sản xuất có tính khả thi cao. Giải pháp này chỉ thực hiện có hiệu quả khi cả ngân hàng và khách hàng đều phải nỗ lực để hồi phục, đi lên. Nếu không có sự giúp đỡ này của ngân hàng thì món nợ của khách hàng có nhiều khả năng không được thanh toán dẫn đến

rủi ro tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng có thể kêu gọi người bảo lãnh để cứu giúp cho người đi vay đồng thời đảm bảo được sự san sẻ rủi ro.

Cán bộ tín dụng có thể cố vấn cho doanh nghiệp về các vấn đề như sáng kiến cải tiến, chuyển hướng hoạt động sản xuất kinh doanh, phát hiện bất hợp lý giúp người đi vay tự tháo gỡ khó khăn.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á CHI NHÁNH SÀI GÒN PHÒNG GIAO DỊCH ĐA KAO (Trang 57 - 60)