- Kinh nghiệm quản lý, kinh doanh của khách hàng: Trong quá trình thực hiện kinh doanh, do năng lực quản lý còn thấp nên năng suất, chất lượng, hiệu
quả không đạt được như mong muốn, dẫn đến thua lỗ, không trả nợ đúng hạn cho Ngân
hàng. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay của Ngân hàng.
- Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không đúng với phương án kinh doanh đã đề ra: Trong nhiều trường hợp, một số khách hàng do sử dụng
vốn sai
mục đích, không hiệu quả đã bỏ trốn vì không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. - Vốn, khả năng tài chính của khách hàng: Đây là yếu tố ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay, đưa đến quyết định cho vay của Ngân hàng. Khách
hàng có nguồn vốn, khả năng tài chính tốt là điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh,
mua sắm trang thiết bị, sản xuất có hiệu quả, mang lại lợi nhuận và có thể thanh
toán các
khoản vay cho Ngân hàng.
- Quyền sở hữu tài sản: Việc xem xét quyền sở hữu hợp pháp các tài sản đảm bảo khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng khi khách hàng rơi vào tình trạng
mất khả năng thanh toán nợ, bên cạnh đó cũng là mối ràng buộc đối với khách hàng trong
việc sử dụng một cách hiệu quả, hợp lý nguồn vốn vay để đảm bảo khả năng trả nợ vay
cho khách hàng.
- Đạo đức, thiện chí của khách hàng: Trong hoạt động cho vay, muốn có hiệu quả cao đòi hỏi phải có sự hợp tác từ cả hai phía người cho vay và
người đi
vay. Nếu như khách hàng không có thiện chí thì sẽ rất khó khăn cho Ngân hàng trong
việc thu hồi nợ. Sự thiếu thiện chí của khách hàng thể hiện như: khách hàng cố tình sử
dụng vốn sai mục đích, tìm cách lừa đảo Ngân hàng hoặc cũng có thể là các hành vi gián
tiếp ảnh hưởng tới hoạt động cho vay của Ngân hàng như: kinh doanh trái pháp
luật, lừa
đảo chiếm dụng vốn lẫn nhau... Tất cả các hành vi đó đều mang lại rủi ro cho Ngân hàng.