Các giải pháp khác dựa trên thực trạng hoạt động cho vay KH cá nhân tại Ngân hàng.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÃNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÃ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE (Trang 99 - 110)

3.1833Chương 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP 5.1 Kết luận

5.2.2 Các giải pháp khác dựa trên thực trạng hoạt động cho vay KH cá nhân tại Ngân hàng.

tại Ngân hàng.

5.2.2.1 Ngăn ngừa vả xử lý các khoản nợ quá hạn.

3.1842 Cơ cấu lại các khoản nợ quá hạn và nợ xấu, phân tích

thực trạng nợ

quá hạn, nợ tiềm ẩn và nợ đã xử lý rủi ro từ đó đánh giá khả năng thu hồi thông qua phân tích nợ có đảm bảo, không đảm bảo, thực trạng tài sản đảm bảo, phương án xử lý và thu hồi nợ.

3.1843 Đối với các khoản nợ khó đòi thì Chi nhánh cần có

quan hệ chặt chẽ

với chính quyền địa phương, các ban ngành chức năng có liên quan trong việc thu nợ, xử lý nợ, xử lý tài sản đảm bảo tiền vay.

5.2.2.2 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

3.1844 Công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện, ngăn

ngừa kịp thời

những sai sót trong thực hiện các quy trình nghiệp vụ, thể lệ chế độ, từ đó đưa hoạt động kinh doanh thực hiện đúng luật và đi vào nề nếp. Muốn nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng cần:

- Tăng cường lực lượng đội ngũ kiểm tra, bố trí những cán bộ có trình độ, năng lực đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ.

thường xuyên theo hàng tháng, hàng quý. Ngoài ra, Chi nhánh cũng nên thành lập các tổ kiểm tra đối chiếu giữa các địa bàn với nhau.

- Nội dung kiểm tra phải toàn diện, không dàn trải mà phải đi vào chiều sâu, tìm nguyên nhân dẫn đến sai sót và xử lý từng trường hợp cụ thể.

- Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, đối tượng và mục đích kiểm tra. Cần quy định rõ trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát, có chế độ khuyến khích, thưởng phạt để nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác kiểm tra.

5.2.2.3 Thực hiện tốt công tác khách hàng và nâng cao cơ sở vật chất.

3.1845 Trong nền kinh tế thị trường hiện nay “khách hàng là

thượng đế” vì

vậy Ngân hàng cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Cần thành lập bộ phận chăm sóc khách hàng nhằm thực hiện tốt chính sách khách hàng như: thăm hỏi, tặng quà ngày lễ, tết; giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới, khuyến mãi; tư vấn khách hàng...nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng, tạo cho khách hàng an tâm và tin tưởng khi đến với Ngân hàng.

3.1846 Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cần tập trung đầu tư

trang thiết bị

phục vụ các hoạt động Ngân hàng hiện đại như: máy tính, máy Fax, các phầm mềm hỗ trợ. Xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ, tiện nghi tạo sự thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch, giúp khách hàng có ấn tượng tốt khi đến Ngân hàng.

5.2.2.4 Thực hiện liên kết cho vay.

3.1847 Đây là giải pháp không mới, tuy nhiên hoạt động này

chưa thật sự

được chú trọng tại Chi nhánh. Sự liên kết giữa Ngân hàng với các hãng sản xuất tạo điều kiện cho các cá nhân mua và sử dụng sản phẩm của hãng, đem lại lợi ích cho cả ba đối tượng tham gia là: Ngân hàng, nhà sản xuất, các cá nhân. Và xem xét ở tầm vĩ mô thì sự liên kết này mang đến sự phát triển cho cả nền kinh tế.

3.1848 Vì vậy, trong thời gian tới Ngân hàng cần phải đẩy

mạnh triển khai

hoạt động liên kết này trong hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân, góp phần đẩy nhanh dư nợ cũng như tỷ trọng cho vay đối với khách hàng cá nhân. Hình thức này được xem như một cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất cũng

như tiêu dùng của toàn xã hội. Và vai trò của Ngân hàng sẽ ngày càng được phát huy trong điều kiện xã hội như bây giờ.

5.2.2.5 Cải tiến, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm dịch vụ.

3.1849 Muốn mở rộng và thu hút khách hàng thì Ngân

hàng cần phải

có nhiều loại sản phẩm và các loại sản phẩm cần được đổi mới, cải tiến liên tục nhằm đáp ứng yêu cầu khách hàng. Đồng thời đa dạng hóa sản phẩm cũng làm giảm bớt rủi ro cho hoạt động tín dụng Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng. Vì vậy, chiến lược sản phẩm của Chi nhánh trong thời gian tới cần đảm bảo các nội dung sau:

■ Luôn cải tiến và đổi mới hình thức cho vay, đầu tư cho phù hợp với quá trình biến đổi nhu cầu sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của cá nhân.

■ Mở rộng cho vay trung và dài hạn đối với khách hàng cá nhân, doanh nghiệp. Đáp ứng nhu cầu các đối tượng này cũng là góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

■ Đa dạng hóa các loại tiền vay, cần đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho người vay, ngoài nhu cầu về USD có thể mở rộng các loại tiền như EURO, JPY...

5.2.2.6 Phối hợp với các công ty bảo hiểm để đưa thêm điều khoản về bảo hiểm cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp.

3.1850 Ngoài rủi ro về dịch bệnh, các rủi ro thiên tai, sự biến

động về giá cả

cũng là những mối quan tâm rất lớn của người sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, việc triển khai các loại hình bảo hiểm này sẽ giúp cho khách hàng chủ động bù đắp chi phí, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất. Tuy nhiên, nước ta hiện nay các loại hình bảo hiểm nông nghiệp chưa phát triển. Nên trước mắt, Ngân hàng cần phối hợp với các công ty bảo hiểm để triển khai các loại hình bảo hiểm này. Qua đó các khách hàng vay vốn Ngân hàng có thể tự nguyện hoặc bắt buộc phải tham gia bảo hiểm trong thời gian vay vốn.

5.2.3 Kiến nghị.

3.1851 Hiện nay, tiềm năng để các Ngân hàng đẩy mạnh việc

cho vay cá

nhân là rất lớn. Tuy nhiên để đưa các sản phẩm, dịch vụ tiện ích của NH đến được với mọi người, chỉ sự nổ lực của bản thân các NH là không đủ, mà cần có sự chỉ đạo, hỗ trợ từ Chính phủ, các bộ, ngành và UBND các cấp, cụ thể đối với các NH: cần cải cách mạnhmẽ thủ tục hành chính, hướng tới sự đơn giản, thuận tiện, dễ hiểu song vẫn bảo đảm đúng

quy định hiện hành của Nhà nước.

3.1852 Hiện nay, khó khăn lớn nhất đối với người đi vay là

việc đáp ứng

được các điều kiện khi vay vốn, như tài sản thế chấp thường chưa hợp pháp theo quy định của pháp luật, nhất là đối với thế chấp bằng bất động sản (nhà, đất). Đặc biệt là các thủ tục pháp lý trong trường hợp NH phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay. Do vậy, Chính phủ, các bộ ngành và UBND các cấp cần khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách để hỗ trợ cho hoạt động NH nói chung, lĩnh vực cho vay KH cá nhân nói riêng trong quá trình hoạt động.

3.1853 Việc ban hành những quy định, những điều luật cần có

sự thảo luận

giữa Chính phủ và Ngân hàng nhằm xây dựng một môi trường pháp lý ổn định, tạo thuận lợi cho các Ngân hàng trong hoạt động của mình. Chính sự ổn định vĩ mô này là tiền đề tốt cho mọi hoạt động của nền kinh tế nói chung cũng như hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân nói riêng của các Ngân hàng.

5.2.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.

3.1854 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là cầu nối thường xuyên

giữa các

NHTM với Chính phủ. Chính vì vậy, NHNN cần bám sát thực tiễn hoạt động của các NHTM hơn nữa, để kịp thời có những điều chỉnh trong cơ chế chính sách và trình Chính phủ phê duyệt nhằm thay đổi những bất hợp lý phát sinh trong hoạt động thực tiễn của các NHTM.

3.1855 Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện các văn bản pháp

dụng nói chung và về hoạt động cho vay nói riêng. Từ đó tạo điều kiện cho các NHTM có được một môi trường pháp lý hoàn thiện, đầy đủ để thực hiện kinh doanh có hiệu quả hơn.

3.1856 Thanh tra NHNN cần nâng cao chất lượng công tác

thanh tra thông

qua việc nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ NH hiện đại, sử dụng nhiều biện pháp như thanh tra trực tiếp và giám sát từ xa nhằm phát hiện, đưa ra cảnh báo kịp thời giúp các NHTM có biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả.

3.1857 Ngân hàng Nhà nước cũng cần chú trọng xây dựng,

phát triển hơn

nữa hệ thống thông tin liên Ngân hàng, tạo điều kiện cho các NHTM dễ dàng tìm hiểu vềcác quy định mới, các kinh nghiệm hoạt động kinh doanh NH, hay các thông tin về KH; đa dạng hóa cung cấp các nguồn thông tin về chấm điểm tín dụng, về tài sản đảm bảo và các biến động ngành nghề, thị trường... giúp cho hoạt động kinh doanh các NH hiệu quả hơn và giảm thiểu được rủi ro. Đồng thời nâng cao vai trò giám sát, thẩm tra nguồn thông tin mà các NHTM cung cấp nhằm đảm bảo tính xác thực, kịp thời, đầy đủ.

5.2.3.3 Kiến nghị với NH NN & PTNTVN nói chung và NH NN & PTNTVN CN Châu Thành nói riêng.

> Ngân hàng cần chủ động có những kế hoạch cụ thể nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân. Cần đầu tư chú trọng vào việc nghiên cứu mở rộng các sản phẩm hiện có trên thị trường, tìm hiểu các nhu cầu mới của khách hàng để tìm ra các sản phẩm nhằm thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu đó của khách hàng.

> Về phía Chi nhánh:

- Cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp với các Chi nhánh khác trong hệ thống NH NN & PTNTVN để có những hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân tới các khách hàng. Đồng thời xin phép Ngân hàng cấp trên cho phép Chi nhánh thêm quyền chủ động sáng tạo trong kinh doanh để Chi nhánh có thể xây dựng cho mình những sản phẩm đặc trưng mang dấu ấn riêng của Chi nhánh.

- Cần đào tạo và đào tạo lại cán bộ để thực hiện tốt các nghiệp vụ của Ngân hàng hiện đại.

- Cần cải tiến và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thủ tục vay vốn nhằm tạo thuận lợi cho KH.

- Cùng với việc hiện đại hóa công nghệ, cần có chính sách khai thác công nghệ hiệu quả thông qua việc phát triển những sản phẩm và nhóm sản phẩm dựa trên công nghệ cao nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ, tạo ra sự đa dạng trong lựa chọn sản phẩm của KH.

Đồng thời việc phát triển đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cũng sẽ góp phần phân tán và hạn chế bớt rủi ro trong quá trình hoạt động.

3.18585.3. Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.

3.1859 Do hạn chế về mặt thời gian cũng như khó khăn trong việc xin ý

kiến, phỏng vấn

và phát bảng khảo sát đối với khách hàng của Ngân hàng, đề tài chỉ khảo sát và thu thập được thôn tin từ 140 khách hàng của Ngân hàng, nên kết quả chưa thực sự phản ánh hết thực trạng tại Ngân hàng. Mặt khác, do năng lực có hạn nên đề tài chỉ lựa chọn nghiên cứu 5 yếu tố trong rất nhiều yếu tố tác động đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng NN & PTNTVN - CN Châu Thành.

3.1860 Nếu có điều kiện hơn về thời gian, cũng như điều kiện tiếp cận đối

tượng nghiên

cứu, đề tài sẽ tiếp tục hướng phát triển kiểm định và phân tích sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng cũng như mở rộng độ lớn của mẫu với số lượng khảo sát lớn hơn, mở rộng quy mô mẫu với các đối tượng khách hàng và khách hàng tiềm năng trên toản địa bàn tỉnh Bến Tre để có nhìn nhận tổng quát và đúng đắn hơn.

3.1861KẾT LUẬN

3.1862 Tóm lại, khóa luận đã trình bày khái quát về hoạt động cho vay, vai

trò của cho

vay đối với nền kinh tế cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng. Tuy phạm vi nghiên cứu còn nhỏ hẹp, tại NH NN & PTNTVN - CN Châu Thành tỉnh Bến Tre, nhưng đề tài đã phần nào giúp chúng ta thấy được những tác động, ảnh hưởng của các yếu tố: thủ tục quy trình cho vay, cán bộ tín dụng, lãi suất cho vay, sản phẩm dịch vụ tín dụng, hoạt động marketing tiếp thị đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng; cũng như tầm quan trọng của các yếu tố đó từ đó đề ra một số giải pháp phù hợp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng.

3.1863 Qua thời gian thực hiện khóa luận, nghiên cứu và tìm hiểu đề tài “

Các yếu tố ảnh

hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre”, em

cảm thấy rất lý thú và bổ ích. Việc nghiên cứu đề tài không những góp phần bồ sung sự hiểu biết mà còn giúp em tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm và những bài học vô cùng quý báu trong quá trình học tập và làm việc sau này.

3.1864 Với hiểu biết và năng lực có hạn cũng như kinh nghiệm thực tế chưa

nhiều nên

mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng khóa luận vẫn không tránh khỏi hạn chế và thiếu sót. Việc nghiên cứu, phân tích và đưa ra các giải pháp trong bài viết có thể còn thiếu tính thực tế, chưa xét đến bối cảnh cũng như điều kiện áp dụng. Nhưng em hy vọng rằng những phân tích và giải pháp này sẽ có giá trị tham khảo đối với NH NN & PTNTVN - CN Châu Thành, phần nào giúp Chi nhánh đưa ra được những phương hướng mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, góp phần vào sự phát triển chung của Ngân hàng cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế hiện nay.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÃNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÃ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE (Trang 99 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w