- Bước 1. Thiết lập bảng câu hỏi.
3.137 Phỏng vấn, trao đổi, thảo luận với nhân viên, lãnh đạo Ngân hàng để xác
định các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay đối tượng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng, kiểm tra tính phù hợp của các yếu tố rút ra từ lý thuyết so với thực tế. Những yếu tố nào kém quan trọng có thể bị loại ra khỏi mô hình, đồng thời có thể bổ sung thêm các yếu tố còn thiếu sót. Sau đó hoàn thành bảng câu hỏi khảo sát chi tiết.
- Bước 2. Tiến hành khảo sát.
3.138 Bảng câu hỏi lần đầu được thiết kế dựa vào kết quả nghiên cứu định
tính sẽ
được đưa vào phỏng vấn thử khoảng 15 khách hàng trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức. Mục đích của phỏng vấn thử để phát hiện những sai sót, những câu hỏi nào chưa rõ hoặc gây nhầm lẫn cho đối tượng phỏng vấn trong quá trình trả lời; sau đó điều chỉnh lại bảng câu hỏi trước khi tiến hành phỏng vấn chính thức.
3.139 Điều tra chính thức: theo cỡ mẫu đã xác định tiến hành phát 160
phiếu điều
tra đến khách hàng của NH NN & PTNTVN trong khu vực huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện.
- Bước 3. Mã hóa, làm sạch thông tin:
3.140 Dữ liệu được mã hóa thành các biến, nhập và làm sạch dữ liệu trước
khi xử
lý nhằm mục đích phát hiện các sai sót như khoảng trống hoặc trả lời không hợp lệ. Toàn bộ dữ liệu hồi đáp sẽ được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16.0.
3.3.3 Mau nghiên cứu.
3.141 Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện (phi xác suất), bất cứ khách
hàng nào đã từng giao dịch với NH NN & PTNTVN trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Phương pháp phân tích dữ liệu chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu này là
phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy bội. Theo Hair & ctg (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu ít nhất là 05 mẫu trên một biến quan sát và cỡ mẫu không nên ít hơn 100.
3.142 Mô hình mà đề tài đang nghiên cứu có 24 biến quan sát, theo tiêu
chuẩn 05
quan sát cho một biến thì cỡ mẫu tối thiểu cần thiết là: n = 5 x 24 = 120. Để đạt được kích thước mẫu nói trên, 160 phiếu khảo sát đã được phát đi điều tra; trong đó có 140 phiếu hợp lệ và 20 phiếu không hợp lệ (do để trống quá nhiều và chọn cùng mức độ đối với tất cả biến). Số lượng 140 phiếu hợp lệ là phù hợp với yêu cầu.
3.143 Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo Likert 5 điểm
(dùng cho các biến định lượng) từ mức 1 đến mức 5.
3.144 Mức 1 là Hoàn toàn không đồng ý. 3.145 Mức 2 là Không đồng ý.
3.146 Mức 3 là Không ý kiến. 3.147 Mức 4 là Đồng ý.
3.148 Mức 5 là Hoàn toàn đồng ý. 3.149 Thang đo sẽ được mã hóa như sau:
3.150 Bảng 3.1. Bảng mã hóa thang đo các yếu tố ảnh hưởng và mức độ hài lòng của khách hàng
3.151
STT 3.152 Mã hóa 3.153 Diễn giải