- Môi trường kinh tế: có thể nói sự biến động của CVTD gắn bó chặt chẽ với sự biến động của môi trường kinh tế. Nếu một nước có nền kinh tế phát triển, thu nhập người dân ổn định, nhu cầu tiêu dùng của họ sẽ tăng lên, lúc đó ngân hàng sẽ có cơ hội
mở rộng hoạt động tiêu dùng và ngược lại.
- Cơ cấu dân số: một cơ cấu dân số với những người trong độ tuổi lao động chiếm ưu thế sẽ là một thị trường tiềm năng cho các ngân hàng mở rộng CVTD. Vì họ là những người trẻ tuổi, đang trong độ tuổi lao động, có thu nhập, có nhu cầu chi tiêu đa
dạng như mua nhà, mua ô tô...
- Môi trường công nghệ: với sự phát triển của khoa học - công nghệ, việc xử lý giao dịch ngân hàng trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn, đồng thời các nghiệp vụ ngân hàng
cũng được xử lý theo quy trình chặt chẽ do máy móc thực hiện thay cho lao động thủ
công. Từ đó giảm bớt thời gian giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng, tăng sự chính
xác trong phân tích, thẩm định, hạn chế rủi ro.
- Môi trường pháp lý: ngân hàng là một trung gian tài chính nắm một khối lượng vốn và tài sản lớn trong nền kinh tế, do đó hoạt động ngân hàng chịu sự kiểm soát chặt
chẽ của pháp luật. Nếu một xã hội có môi trường pháp lý đồng bộ sẽ tạo cơ hội phát
triển cho hoạt động CVTD. Ngược lại, nếu một xã hội tồn tại các hệ thống văn bản pháp
luật chằng chịt, không đồng bộ sẽ cản trở không chỉ hoạt động CVTD mà còn cản
trở tất