5. 2 Nguyên nhân của những hạn chế
5.3.2- Định hướng riêng của Ngân Hàng TMCP Đông Á CN Tân Bình
- Chạy chương trình “gói vay ưu đãi 3000 tỷ đồng” dành cho các hộ kinh doanh ở địa bàn và vùng lân cận với lãi suất ưu đãi. Luôn mở rộng các đối tượng cho vay các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh là đối tác chiến lược của các khách hàng đang quan hệ Tín dụng với Chi nhánh nhằm đảm bảo tăng trưởng và nâng cao chất lượng Tín dụng. Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn trên địa bàn, đặc biệt tập trung vào tiền gửi của dân cư từ nguồn đền bù và giải tỏa của các dự án.
- Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ tiện ích Ngân hàng hiện có như SMS,
Banking,.. .tăng cường quảng bá dịch vụ đến các đối tượng có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Mặt khác đẩy mạnh công tác bảo lãnh cho khách hàng đang có quan hệ với Ngân hàng có nhu cầu.
- Tiếp tục mục tiêu tăng trưởng dư nợ vào các Doanh nghiệp, tập trung đặt quan hệ Tín dụng với công ty TNHH, công ty Cổ phần và Doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động trên địa bàn và vùng lân cận, kinh doanh có lãi, có phương án khả thi, có TSĐB và tăng dần tỷ lệ dư nợ trong tổng dư nợ đối với đối tượng là Doanh nghiệp.
- Tập trung chọn lọc, tiếp thị các Doanh nghiệp hiện đang kinh doanh có lãi, có phương án khả thi, có TSĐB, có ngành nghề kinh doanh đang chiếm lĩnh thị trường và phù hợp với khả năng đầu tư của Chi nhánh để mở rộng quan hệ Tín dụng.
- Nâng cao tỷ trọng cho vay và chú trọng các dự án được Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh chọn làm mũi nhọn.
- Xác định chất lượng phục vụ làm lợi thế cạnh tranh với các Ngân hàng khác.
- Mở rộng địa bàn cho vay, đa dạng hóa TSĐB tiền vay nhằm đáp ứng đủ vốn cho Doanh nghiệp.
- Không ngừng nâng cao công tác quản lý rủi ro Tín dụng, luôn chú trọng công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, thực hiện nghiêm túc qui trình nghiệp vụ nhằm hạn chế rủi ro Tín dụng.
- Huy động vốn tăng 30% so với năm 2016
- Đa dạng hoá các hình thức huy động: huy động vốn từ dân cư, huy động vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, tích cực huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để đảm bảo cân đối giữa cơ cấu huy động và cho vay.
- Đa dạng hoá sản phẩm huy động, nâng cao hơn nữa tính tiện ích thông qua chất lượng và tính đa dạng của sản phẩm.
- Xây dựng các điểm giao dịch thuận lợi, cung ứng nhiều dịch vụ; Cần có chiến lược sử dụng vốn cho vay có hiệu quả: Đặc biệt chú trọng trong khâu thẩm định hồ sơ. Điều này làm giảm dư nợ xấu cho Ngân hàng, Có chiến lược tiếp cận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ chính sách kích cầu của chính phủ.
- Tăng cường và hoàn thiện chính sách marketing nhằm góp phần thu hút và mở rộng khách hàng trong huy động vốn, hoạt động tuyên truyền, chính sách quảng bá thương hiệu, quảng cáo về hình ảnh của Ngân hàng. Bộ phận makerting của Ngân hàng cần có những chính sách cụ thể đối với khách hàng tiền gởi, tiến hành những điều tra, nghiên cứu cần thiết đối với bộ phận thị trường này; nắm bắt đặc điểm thu nhập, chi tiêu và mong muốn của từng nhóm khách hàng để có các hình thức và biện pháp tiếp cận, phát triển quan hệ thích hợp. Bộ phận tiếp thị, chăm sóc khách hàng luôn làm tốt nhiệm vụ tư vấn, tìm hiểu, tiếp thị... các sản phẩm dịch vụ tới khách hàng.
- Tiếp cận các siêu thị, khách sạn, nhà hàng, cảng hàng không, khu vực có nhiều người nước ngoài tới để mở các cơ sở chấp nhận thẻ Visa, Master, Cash Card...
- Tăng cường tiếp cận, hợp tác với các công ty xuất khẩu lao động trên địa bàn để hướng dẫn cách thức chuyển tiền kiều hối, phân phát tờ rơi, thẻ chuyển tiền, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.
- Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng: thái độ của nhân viên giao dịch, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ và nhân viên; Tiếp cận với các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm nâng cao nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ.
- Chấp hành nội quy, quy chế làm việc của cán bộ, đánh giá chất lượng phục vụ khách hàng.
- Có kế hoạch phát triển, quy hoạch, đào tạo cán bộ chuyên sâu, chuyên nghiệp về kỹ năng nghiệp vụ, đáp ứng điều kiện hiện đại, hội nhập, tác phong giao dịch, nghiêm túc, văn minh, hiện đại, hướng dẫn chu đáo khách hàng
- Thường xuyên tổ chức học tập, trao đổi nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ giao dịch
- Tăng cường chi trả lương qua thẻ ATM để huy động vốn
- Huy động vốn đảm bảo lãi suất đầu vào cạnh tranh, tạo được chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay.
• Dư nợ tín dụng tăng 25% so với năm 2016
- Một số biện pháp chi nhánh áp dụng để tăng trưởng tín dụng
- Nâng cao chất lượng chuyên nghiệp của cán bộ tín dụng, đào tạo cán bộ về chuyên môn, nghiệp vụ và mức độ am hiểu về các ngành nghề kinh doanh, cần dành thời gian hướng dẫn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng marketing, kỹ năng bán hàng, thương thảo hợp đồng và văn hoá kinh doanh, đáp ứng hoạt động kinh doanh, thực hiện tốt nghiệp vụ Ngân hàng, bảo đảm tăng trưởng lành mạnh; phát triển các chính sách đãi ngộ nhân sự thích hợp.
- Đa dạng hoá các danh mục cho vay.
- Mở rộng tín dụng theo hướng tập trung vốn cho các nhu cầu vay vốn để sản xuất - kinh doanh, cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và các dự án lớn, trọng điểm của Nhà nước.
- Xây dựng chính sách thu hút khách hàng hiệu quả.
- Tăng cường hoạt động marketing Ngân hàng: thực hiện tốt chính sách khách hàng , tăng cường tiện ích của việc cung cấp tín dụng trung - dài hạn, có cơ chế hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay vốn theo đúng quy định, thực hiện các cơ chế cho vay hỗ trợ lãi suất.
• Tỷ lệ nợ quá hạn phấn đấu giảm xuống dưới 1% so với năm 2016
• Lợi nhuận tăng 20% so với năm 2016.
- Tăng trưởng huy động vốn và dư nợ cho vay là hai hoạt động cốt lõi của một ngân hàng, nhưng để một ngân hàng phát triển một cách thực sự tốt thì điều không thể thiếu là việc nâng cao các khâu quản lý, thẩm định, kiểm soát, thu hồi nợ để làm cho tỷ lệ nợ xấu giảm xuống mức thấp nhất có thể. Để làm được điều đó chi nhánh đưa ra mục tiêu:
- Nâng cao chất lượng chuyên nghiệp của cán bộ tín dụng, đào tạo cán bộ về chuyên môn, nghiệp vụ và mức độ am hiểu về các ngành nghề kinh doanh, cần dành thời gian hướng dẫn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ để phát hiện kịp thời về các rủi ro mà doanh nghiệp đem đến cho ngân hàng.
- Xử lý một cách nghiêm khắc với các trường hợp đạo đức kèm của cán bộ nhân viên trong tất cả các khâu liên quan đến tín dụng ngân hàng.
- Ban lãnh đạo luôn đôn đốc cán bộ nhân viên trong việc kiểm soát theo dõi khách hàng trong suốt quá trình vay để có thể xử lý kịp thời các trường hợp xấu.
- - Cần có các biện pháo linh hoạt, gia hạn thời gian với các trường hợp doanh nghiệp uy tín nhưng do nguyên nhân khách quan làm cho doanh nghiệp bị nợ quá hạn.