5. 4 Những giải pháp hạn chế rủiro tín dụng của Ngân Hàng TMCP Đông Á CN
5.4.5- Hoàn thiện mô hình kiểm tra, kiểm soát nội bộ
- Bộ phận này cần được hoạt động độc lập với ban lãnh đạo tại NH TMCP Đông Á - CN Tân Bình. đảm bảo tính độc lập và khách quan trong công tác kiểm tra kiểm soát,
- đồng thới phải hoàn thiện phương pháp kiểm tra kiểm soát theo chuẩn mực chung của
NHNN. Công tác kiểm tra cẩn được thực hiện thường xuyên hơn đối với hoạt động tín
dụng tại chi nhánh.
- Các khoản vay có giái trị lớn phải thông qua bộ phận kiểm soát nội bộ để góp phần hạn chề rủi ro.Ngoài ra, khi kết thúc năm tài chính, khi kết thúc năm kiểm toán cần thuê cơ quan kiểm toán độc lập bên ngoài để tiến hành kiểm tra hoạt động tín dụng nhằm đánh giá, rà soát các khoản cho vay.
5.4.6 - Sử dụng các nghiệp vụ phái sinh tín dụng để phòng ngừa rủi ro
- Ngày nay các nhà quản lý rủi ro đang được tập trung vào hai lĩnh vực. Thứ nhất, phát triển các mô hình để đo lường rủi ro tín dụng. Thứ hai, đưa ra các hợp đồng phái sinh để có thể chuyển giao rủi ro tín dụng. Phái sinh tín dụng là một nghiệp vụ cho phép các NH và các tổ chức tín dụng chuyển rủi ro tín dụng sang những tổ chức sẵn sang chấp nhận rủi ro khác.
- Gần đây, sự chú ý đã tập trung và việc chuyển giao rủi ro tín dụng từ một NH sang một đối tác khác bằng cách sử dụng các hợp đồng phái sinh tín dụng. Đặc điểm chung của những công cụ quản lý rủi ro này chính là chúng giữ nguyên các tài sản có trên sổ sách kế toán của những tổ chức khởi tạo ra những tài sản đó, đồng thời sẽ chuyển giao một phần rủi ro tín dụng có sẵn trong những tài sản này sang các đối tác khác, thông qua đó sẽ đạt được một số mục tiêu: Các tổ chức khởi tạo có một phương tiện để chuyển giao rủi ro tín dụng mà không cần bán tài sản đó đi; khi việc bán tài sản có làm suy yếu mối quan hệ của NH với khách hàng, thì chuyển giao rủi ro tín dụng sẽ cho phép NH này duy trì được các mối quan hệ sẵn có.
- Các công cụ phái sinh tín dụng bao gồm:
1) Hoán đổi tổng thu nhập 2) Hoán đổi tín dụng
3) Hợp đồng quyền chọn tín dụng
4) Hợp đồng trao đổi các khoản tín dụng rủi ro
- Tuy nhiên, chính sách quản lý hiện nay đối với các công cụ phái sinh tín dụng là không thừa nhận tiềm năng làm giảm rủi ro của chúng. Các ngân hàng Trung ương chỉ tin rằng các công cụ phái sinh là đáp ứng được các yêu cầu về vốn dự phòng khi chúng được sử dụng để bảo vệ các tài sản có trong các hoạt động đầu tư của NH, nhưng đối với các tài sản có trên các sổ sách về hoạt động cho vay thì không. Từ góc độ tiềm năng, trong
- nhiều trường hợp, việc quản lý rủi ro tín dụng bằng các công
cụ phái sinh hiệu quả hơn
chính sách hiện nay về vốn dự phòng bắt buộc. Vì thế việc sử dụng
các công cụ phái sinh
tín dụng cần phải được xem xét kỹ lưỡng nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng cho NH.
5.4.7 - Bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức của đội ngũ cán bộ thẩm định.
- Trình độ, năng lực, kinh nghiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp là nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác thẩm định. Do đó cán bộ thẩm định cần:
- Nắm vững mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của Ngân hàng nhà nước. Thành thạo chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng nhất là nghiệp vụ tín dụng.
- Có kiến thức tổng thể về kinh tế thị trường, nhanh nhạy nắm bắt thông tin, am hiểu về pháp luật. Hiểu biết nhất định trên một số lĩnh vực có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng.
- Hàng năm ngân hàng cần tổ chức các đợt thi nghiệp vụ nhằm khuyến khích CBTD trau dồi nghiệp vụ, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Ngân hàng cần chú trọng tới công tác bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm và thường xuyên bám sát cơ sở, tiếp cận khách hàng để nắm kịp thời những biến động của khách hàng, từ đó có những cách thức đối phó cho phù hợp.
- nếu thấy khách hàng bắt đầu có dấu hiệu dẫn đến rủi ro, dẫn đến nợ quá hạn thì ngân hàng cần xử lý một số biện pháp ngăn ngừa. Ngoài ra ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thêm các tài sản đảm bảo độ tăng cường an toàn cho nguồn vốn của ngân hàng trong trường hợp tài sản thế chấp bị giảm giá trị, trong trường hợp này nếu cần thiết ngân hàng có thể tiến hành gia hạn nợ cho khách hàng.
5.4.8 - Tăng cường công tác phòng ngừa nợ quá hạn
- Nếu thấy khách hàng bắt đầu có dấu hiệu dẫn đến rủi ro, dẫn đến nợ quá hạn thì ngân hàng cần xử lý một số biện pháp ngăn ngừa. Ngoài ra, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thêm các TSĐB để tăng cường độ an toàn cho nguồn vốn của ngân hàng trong trường hợp tài sản thế chấp bị giảm giá trị, trong trường hợp này nếu cần thiết ngân hàng có thể tiến hành gia hạn nợ cho khách hàng.
- Đối với các khoản nợ quá hạn thì ngân hàng cần xem xét lại các vấn đề trong quá trình
thẩm định xem ngân hàng mắc những sai sót gì, trong khâu nào, vấn đề nào.. .xem xét lại khả năng tài chính của khách hàng và quá trình khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích không. Từ đó đưa ra những giải pháp xử lý mang lại hiệu quả cao trong thời gian ngắn. Cần tim hiểu kỹ nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn là từ đâu, từ khách hàng, từ chính ngân hàng, hay từ các nguyên nhân khách quan khác. Ban lãnh đạo ngân hàng phải hết sức sáng suốt và nghiêm minh để giải quyết triệt để những trường hợp nợ quá hạn liên quan đến đạo đức nghề nghiệp để nhanh chóng nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh.
- Khi tiến hành thu hồi nợ quá hạn, ngân hàng nên sử dụng biện pháp khai thác khi khách hàng vay vốn có thiện chí trả nợ, ngân hàng có thể gia hạn nợ hoặc điều chỉnh hợp đồng tín dụng tương ứng với một chu kỳ sản xuất của khách hàng, cho phép khách hàng tự khắc phục khó khăn về tài chính để hoàn trả nợ ngân hàng càng sớm càng tốt. Khi khách hàng không có thiện chí trả nợ như đã cam kết trong hợp dồng tín dụng thì ngân hàng mới tiến hành thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.
- 5.5- Kiến nghị
- 5.5.1- Kiến nghị đối với Chính Phủ
- Chính Phủ phải thực sự nghiêm khắc, công minh xử lý những trường hợp tiêu cực trong việc thực hiện công việc một cách tắc trách, bao che cho các doanh nhiệp tiếp tục hoạt động mà không đem lại hiệu quả hoạt động hoặc cố tình hoạt động để có chủ ý lừa đảo.
- Chính Phủ phải có thái độ dứt khoát trong việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, chỉ tiếp tục cho hoạt động những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và cần thiết cho dân sinh.
- Cần kiểm soát, thanh tra một cách chặt chẽ, trách nhiệm cao về việc cấp giấy phép thành lập và đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp sao cho thực sự phù hợp với năng lực thực tế của doanh nghiệp
- Nhà Nước cần tiếp tục hoàn thiện và sửa đổi, ban hành các bộ luật, văn bản dưới hình thức luật liên quan đến hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động của ngân hàng nói riêng tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại đi đúng hướng.
- Việc nợ quá hạn của các doanh nghiệp bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau khách quan và chủ quan. Nhiều doanh nghiệp hoạt động rất uy tín, là khách hàng thân thiết đối với ngân hàng nhưng vì một số nguyên nhân bất khả kháng làm cho doanh nghiệp bị nợ quá hạn.
- Quy định về gia hạn nợ vay là thẩm quyền quyết định của NHNN theo quy định của khoản 4 điều 54 Luật các tổ chức tín dụng về thời gian gia hạn nợ. Việc quy định này là quá cứng nhắc không tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý một số trường hợp phát sinh từ thực tiễn đòi hỏi phải có sự quy định linh hoạt trong chính sách cho các doanh nghiệp uy tín theo đánh giá của ngân hàng.
5.5.2 - Kiến nghị đối với Ngân Hàng Nhà Nước
- 5.5.2.1 - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát
- Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng nhằm đưa hoạt động tín dụng đi vào đúng quỹ đạo luật pháp.
- Chương trình thanh tra cần được xây dựng chi tiết, khoa học thông tin thu thập cần được phân tích một cách kỹ lưỡng, tránh mang tính hình thức, nội dung thanh tra cần được cải tiến cho chương trình thanh tra đảm bảo kiểm soát được các NHTM . Thể hiện được vai trò của mình là cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và không gây ảnh hưởng đến các hoạt động của các NHTM.
- Cần xây dựng phương án bổ sung hoặc hoán đổi cán bộ thanh tra giữa các chi nhánh NHNN để đảm bảo tính khách quan và tạo môi trường hoạt động đa dạng cho cán bộ thanh tra kiểm tra và trau dồi nghiệp vụ
- Cần phải xây dựng đội ngũ thanh tra, giám sát chuẩn về nghiệp vụ ngân hàng, nghiệp vụ kiểm tra, có phẩm chất đạo đức tốt, được cập nhật thông tin về chính sách, pháp luật, thị trường để một mặt thực hiện công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM, mặt khác có thể đưa ra các nhận định, kết luận giúp NHTM nâng cao hiệu quả hoạt động.
- NHNN phải theo dõi chặt chẽ việc sửa đổi, bổ sung những kiến nghị của Thanh tra NHNN nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của công tác thanh tra
- Hiện nay hoạt động thanh tra của NHNN chủ yếu là kiểm tra tính tuân thủ pháp luật trong hoạt động của Ngân Hàng và giám sát về sự an toàn của NHTM. Về việc đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của các NHTM thì Thanh tra NHNN chưa thực hiện việc này
- một cách có hệ thống, chưa có tiêu chí để thực hiện việc đánh
giá này và chưa thực hiện
đánh giá toàn diện, kiến nghị cụ thể về hệ thống kiểm soát rủi ro
của các NHTM qua các
cuộc thanh tra. Vì vậy, để thanh tra NHNN thực hiện được vai trò
đánh giá hệ thống kiểm
soát rủi ro của NHTM, cần phải xây dựng tiêu chí cụ thể về đánh giá
rủi ro khi thực hiện
thanh tra, nội dung hoạt động ngoài thanh tra tuân thủ cần có sự
giám sát, theo dõi rủi ro
và tiến tới xây dựng hệ thống giám sát từ xa của Thanh tra ngân hàng
thông qua mạng
thông tin trực tuyến với các NHTM. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi công
nghệ cao và quy
chế nghiêm ngặt về bảo mật thông tin để bảo vệ bí mật kinh doanh của các NHTM.
5.5.2.2 - Nâng cao chất lượng của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC)
- Một trong những bộ phận được NHTM sử dụng là trung tâm thông tin tín dụng (CIC) và một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện quản trị rủi ro tốt là hệ thống thông tin phải đầy đủ, cập nhật chính xác. Chất lượng thông tin chính xác càng cao thì rủi ro trong kinh doanh tín dụng của các tổ chức tín dụng càng giảm. Vì vậy, việc hoàn thiện hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng là rất cần thiết, chẳng hạn: thông tin tín dụng phải bao gồm tất cả các thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng tại các tổ chức tín dụng, phải có sự phân tích thông tin tổng hợp về khách hàng. Bên cạnh đó cần chú trọng đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị, thiết lập hệ thống sao cho việc thu thập cũng như cung cấp thông tin tín dụng được thông suốt kịp thời.
- Ngoài ra, NHNN cần phải có chính sách tuyển chọn và đào tạo cán bộ làm công tác quản lý mạng CIC không chỉ am hiểu về công nghệ thông tin như khai khác thông tin qua mạng và các công cụ hỗ trợ khác mà còn phải có khả năng thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp và đưa ra những nhận định, cảnh báo thích hợp thay vì những con số báo cáo thống kê khô khan cho các NHTM tham khảo.
- Hiện nay, các ngân hàng chưa có sự hợp tác tích cực với tổ chức CIC chủ yếu là do muốn giữ bí mật thông tin về khách hàng để cạnh tranh. Vì vậy, NHNN nên có những biện pháp thích hợp để các ngân hàng nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từ CIC nhằm góp phần ngăn ngừa và hận chế rủi ro tín dụng. NHNN cần phải có biện pháp khuyến khích và đi dần đến quy định bắt buộc các NHTM hợp tác, cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho trung tâm. Thanh tra NHNN nên kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các ngân hàng, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những ngân hàng vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dung như: báo cáo thiếu, báo cáo các thông tin sai lệch. Đồng thời NHNN
- cần phải có biện pháp khuyến khích các ngân hàng sử dụng thông
tin tín dụng CIC như là
một tài liệu bắt buộc phải có trong quá trình thẩm định cho vay.
5.5.2.3 - Tiếp tục hoàn thiện quy chế cho vay
- Tiếp tục hoàn thiện quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay trên cơ sở bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các NHTM, quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các NHTM về việc tuân thủ quy chế cho vay và đảm bảo tiền vay, hạn chế bớt các thủ tục pháp lý phức tạp, gây khó khăn cho các NHTM.
- NHNN cần phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành có liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thủ tục phát mãi tài sản. Nên có những hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của Tổ chức tín dụng, của cơ quan Công an, của Chính quyền cơ sở, của Sở Tài nguyên môi trường làm cơ sở pháp lý để đi đến ban hành thông tư liên ngành hướng dẫn thêm nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đẩy nhanh tiến độ, cụ thể hóa từng công việc trong thi hành án.
- Nghiên cứu, ban hành các quy định cụ thể để các NHTM áp dụng chuẩn xác, kịp thời các công cụ bảo hiểm cho hoạt động tín dụng như: bảo hiểm tiền vay, quyền chọn và các công cụ tài chính phái sinh khác. Đồng thời, tổ chức đào tạo, hướng dẫn các nghiệp vụ trên để giúp các NHTM vừa đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, vừa phòng ngừa và phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng.
5.5.3 - Kiến nghị đối với chính quyền địa phương
- Ngân hàng là một trong những tổ chức góp phần đánh giá về bộ mặt kinh tế của địa bàn, để biết địa bàn đó hoạt động mạnh hay yếu, tăng trưởng kinh tế ổn định hay bất ổn định. Vì vậy, để cùng đưa nền kinh tế của địa bàn nói riêng và Thành Phố Hồ Chí Minh nói chung thì Chính quyền địa phương cần nhiệt tình hỗ trợ cho ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng, việc công chứng các giấy tờ và ký duyệt hồ sơ vay vốn