5. 4 Những giải pháp hạn chế rủiro tín dụng của Ngân Hàng TMCP Đông Á CN
5.5. 4 Kiến nghị đối với chi nhánh
- -I- về qui trình Tín dụng:
- Tại Ngân Hàng Đông Á, cán bộ Tín dụng thực hiện quy trình thẩm định và cho vay một cửa, cán bộ Tín dụng vẫn thực hiện cả các khâu cơ bản trong quá trình cho vay. Chính vì vậy cán bộ Tín dụng có trách nhiệm quá nặng nề dễ dẫn đến nhiều sai sót, vì vậy nên tách quy trình cho vay làm 2 bộ phận:
- + Bộ phận quan hệ khách hàng (front ofice): chịu trách nhiệm tiếp thị, chăm sóc, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn nhưng không có trách nhiệm thẩm định và đề xuất đối với một khoản vay, thực hiện quản lý khoản vay sau khi cho vay.
- + Bộ phận thẩm định và phê duyệt khoản vay (back office): Thực hiện phân tích, đánh giá, định lượng rủi ro trước khi đề xuất lãnh đạo phê duyệt đối với một khoản vay.
- -I- về chấm điểm và xếp hạng khách hàng
- Hiện nay DAB đã xây dựng cho mình hệ thống xếp hạng Tín dụng nội bộ. Vì vậy Chi nhánh Tân Bình thuộc Ngân Hàng TMCP Đông Á cần nhanh chóng hoàn thiện chấm điểm và xếp hạng khách hàng, đặc biệt là những khách hàng trên địa bàn quận và những khách hàng đang dư nợ tại Ngân hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh khi xem xét cho vay, từ đó hạn chế được rủi ro do thiếu thông tin.
- -I- Tăng cường giám sát sau cho vay
- Tăng cường hơn trong công tác giám sát thực tế tại Doanh nghiệp bằng các hình thức thăm hỏi, tìm hiểu thông tin thực tế...Đối với tài sản đảm bảo: thường xuyên kiểm tra tình trạng của tài sản nhằm kịp thời phát hiện sự xuống cấp của tài sản để yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm.
- -I- Khuyến khích các khách hàng mở tài khoản tại Chi nhánh
- Kích thích khách hàng vay vốn mở tài khoản tại Ngân hàng như tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm trên cơ sở sự biến động số dư các loại tài khoản này. Chi nhánh có thể nắm bắt được tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, cũng trên cơ sở của sự biến động luồng tiền vào tài khoản của khách hàng thì Ngân hàng cũng ít nhiều có thể biết được tình hình tài chính của khách hàng, thông qua dòng tiền vào tài khoản mà đối tác khách hàng trả cho Ngân hàng. Đây cũng là một yếu tố để Ngân hàng có thể dự báo và để đưa ra các quyết định là có cấp Tín dụng, thu hẹp hay mở rộng hay không đối với mỗi khách hàng và nếu như khách hàng không trả được thì đây cũng là một khoản thu hồi lại một phần khoản Tín dụng mà Ngân hàng đã cấp Tín dụng cho khách hàng. Đây là một biện pháp hữu hiệu nhằm giảm rủi ro khi cấp Tín dụng và quản lý sau cho vay đối với khách hàng.
- -I- về cán bộ Tín dụng:
- + Tăng cường nâng cao khả năng quản lý rủi ro Tín dụng cho cán bộ Tín dụng, đổi mới và nâng cao nhận thức, về công tác khách hàng cho cán bộ. Cán bộ Tín dụng phải là người am hiểu về định hướng kinh doanh, định hướng công tác Tín dụng, chính sách Tín dụng, và phát triển dịch vụ cho Ngân hàng của mình, các giới hạn rủi ro kinh doanh, hạn mức Tín dụng được phép cấp cho các ngành nghề hiện tại mà Ngân hàng mình đang có chủ trương, cơ cấu vốn dụng để kinh doanh, tài sản đảm bảo cho khoản cấp Tín dụng....để từ đó có những tham mưu, đề xuất kịp thời đúng đắn cho ban lãnh đạo về định hướng đối tượng khách hàng, định hướng đầu tư phù hợp.
- + Cần năng cao năng lực cán bộ là đội ngũ quản lý, và đội ngũ cán bộ tác nghiệp, để có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc hội nhập.
- + Sử dụng các hình thức khen thưởng kỉ luật hợp lý, kịp thời nhằm tạo ra động lực trong công tác.
- KẾT LUẬN
- Q
- Trong điều kiện nền kinh tế thị trường nhiều biến động, hoạt động Tín dụng của nhiều Ngân hàng thương mại nói chung và của Ngân hàng TMCP Đông Á - CN Tân Bình nói riêng hiện nay gặp khá nhiều rủi ro, và không ít những khó khăn. Để tồn tại và phát triển các Ngân hàng phải biết vượt qua chính mình, đẩy lùi những khó khăn vướng mắc còn tồn tại trong kinh doanh, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất bằng các biện pháp khác nhau. Song việc ngăn chặn rủi ro một cách tuyệt đối là hoàn toàn thiếu thực tế. Do vậy trong quá trình kinh doanh mỗi Ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro ở mức độ nhất định có thể chấp nhận được đảm bảo cho hoạt động Ngân hàng ổn định và phát triển vững chắc.
- Do đó việc phân tích chất lượng tín dụng, tìm hiểu về thực trạng hoạt đông tín dụng, thành tựu đạt được và những mặt tồn tại để từ đó đưa ra các nguyên nhân và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động kinh doanh Tín dụng của Ngân hàng nói chung và Chi nhánh Tân Bình của NH TMCP Đông Á nói riêng là cần thiết và nó cũng là nhân tố góp phần lớn đến thành công của Ngân hàng.
- Có thể nói những kết quả đạt được trong những năm qua đã tạo đà cho Chi nhánh Tân Bình của NH TMCP Đông Á bước vào giai đoạn mới có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Từ đó đòi hỏi Chi nhánh Tân Bình của NH TMCP Đông Á phải tiếp tục đổi mới, phát triển toàn diện, vững chắc, hiệu quả, an toàn cả về huy động vốn, dư nợ Tín dụng, dịch vụ Ngân hàng, kế toán tài chính, tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cẩm nang các sản phẩm tín dụng NH TMCP Đông Á
2. Cẩm nang bán hàng NH TMCP Đông Á
3. Tài liệu nội bộ, phòng tổng hợp NH TMCP Đông Á - CN Tân Bình
4. Tài liệu nội bộ, phòng kinh doanh NH TMCP Đông Á - CN Tân Bình
5. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, nhà xuất bản thống kê.
6. Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.
7. Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản trị Ngân hàng thương mại hiện đại, NXB Phương Đông.
8. Nguyễn Thị Mùi (2008), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.
9. Quyết định số 493/2005/QĐ - NHNN của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
10. W ebsite: http://www.dongabank.com.vn/