lương công tác thẩm định
-ị Cơ sở của giải pháp:
- Quy trình cho vay đã được quy định và hướng dẫn cụ thể trong sổ tay tín dụng của Eximbank. Đó là một quy trình được tính từ khi NH tiếp nhận hồ sơ xin vay của KH đến khi thu hồi nợ, giải chấp TSĐB, thanh lý hợp đồng. Đây là quy trình chặt chẽ, bao gồm nhiều bước. Cán bộ tín dụng phải theo sát quy trình, đặc biệt ở những khâu quan trọng như thẩm định. Hiện nay, Eximbank Đồng Khánh khi thẩm định hồ sơ vay vốn NH sẽ yêu cầu KH chuẩn bị hồ sơ vay vốn và những thông tin cần có trong giấy đề nghị vay vốn. Nhưng việc kiểm tra các thủ tục vay vốn vẫn chưa được sát sao và bỏ qua nhiều thông tin cần thiết cho việc thẩm định. Do đó, để nâng cao chất lượng cho vay thì NH cần nâng cao công tác thẩm định tín dụng.
-ị Mục tiêu của giải pháp:
- Áp dụng một quy trình tín dụng chặt chẽ mà lại rất linh hoạt, vừa đảm bảo
các quy trình, vừa giảm nhẹ thủ tục, và giảm bớt thời gian.
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định nhằm hạn chế đến mức thấp nhất
những sai lần xảy ra trong quá trình cho vay. -ị Cách thực hiện giải pháp:
- - Để giảm bớt thủ tục và thời gian, các cán bộ tín dụng phải rất linh hoạt trong việc áp dụng quy trình vào từng trường hợp cụ thể:
- + Đối với KH đã có quan hệ tín dụng lâu dài với NH, thì các bước
hướng dẫn hồ sơ, thủ tục là không cần thiết, bước thu thập, điều tra thông tin có thể giảm nhẹ do kế thừa thông tin có sẵn, cán bộ chỉ cần tập trung nhiều hơn vào dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh.
- + Ngược lại, đối với KH lần đầu có quan hệ tín dụng, cán bộ tín dụng
cần thiết phải thực hiện đầy đủ, kỹ lưỡng các bước trong quy trình, để đảm bảo rằng KH hiểu rõ và thực hiện được các yêu cầu của NH.
- - Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng:
- + Cán bộ thẩm định cần kiểm tra tư cách pháp nhân của người vay,
mức độ tín nhiệm trong quá trình giao dịch với KH, xem xét cơ sở khoa học của việc lập dự án đầu tư, thời gian lập đến khi xin vay vốn, đối chiếu với các quy định của Nhà nước, dự kiến năng lực sản xuất kinh doanh của KH. Đối với báo cáo tài chính của KH vay vốn là phải có xác nhận của kiểm toán Nhà nước hoặc công ty kiểm toán độc lập. Vì DN tư nhân thường gửi cho NH theo tính chất đối phó hơn là theo chuẩn mực kế toán của Bộ Tài chính, như vậy sẽ thiếu thông tin quan trọng và đáng tin cậy phục vụ cho việc thẩm định, đặc biệt là các dự án lớn cần lượng vốn lớn cần phải thẩm đinh kỹ càng.
- + Hệ thống chấm điểm tín dụng phân loại KH tại NH chưa được hoàn
thiện. Vì vậy, để nâng cao chất lượng công tác thẩm định và từng bước chuẩn hóa công tác quản trị rủi ro, thì việc xây dựng và áp dụng một quy trình chấm điểm tín dụng và phân loại KH đóng vai trò quan trọng. Khi xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng, NH cần xem xét đến tính đặc thù và lợi thế của từng ngành kinh tế. Trong trường hợp DN hoạt động đa ngành nghề, thì phân loại theo ngành nghề/lĩnh vực nào đem lại tỷ trọng doanh thu lớn nhất cho DN.
- + Xây dựng và tổ chức tốt hệ thống khai thác và xử lý thông tin phục
vụ cho công tác thẩm định tín dụng. Thông tin tín dụng, thông tin KH, các thông tin tài chính tiền tệ, thông tin kinh tế - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với NH trong quá trình thẩm định, phân tích và đánh giá KH để có được quyết định cho vay chính xác. Về mặt kỹ thuật, trước một đề nghị xin vay
- vốn của KH, câu hỏi đầu tiên của cán bộ thẩm định là: KH này như thế nào?, Có đủ độ tin cậy hay không?...Để có câu trả lời đúng về
những vấn đề này
đòi hòi NH phải phân tích và đánh giá đúng về KH trên cơ
sở nguồn thông
tin thu thập được về KH, về phương án sản xuất kinh
doanh, về dự án đầu tư,
về uy tín và vốn kinh doanh của KH, về TSĐB,.. .Các
thông tin này đòi hòi
phải đầy đủ, chính xác và kịp thời, phải đảm bảo tính an
toàn. Đồng thời NH
phải biết tổ chức, xây dựng hệ thống thông tin không chỉ
thu thập mà còn
phải biết xử lý, phân tích thông tin đó, để có thể đưa
ra nhưng quyết định cho
vay đúng đắn.