Nâng cao hiệu quả thu hồi và xử lý các khoản nợ quá hạn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH HÒA BÌNH PHÒNG GIAO DỊCH ĐỒNG KHÁNH (Trang 91 - 93)

-4- Cơ sở của giải pháp:

- Hiện nay, Eximbank Đồng Khánh đã tổ chức bộ phận giám sát, đôn đốc thu

hồi nợ, xử lý các khoản nợ khó đòi nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Quá trình thu nợ và xử lý nợ là khâu quan trọng nhất có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NH. Nợ quá hạn là biểu hiện không lành mạnh của hoạt động cho vay. Nó gây ra nhiều hậu quả như: ứ đọng vốn, có thể mất khả năng thanh toán, xấu hon có thể làm NH phá sản. Nợ quá hạn của NH trong giai đoạn 2012-2014 liên tục tăng. Cụ thể, nợ quá hạn tăng từ 5.952 triệu đồng (năm 2012) lên 6.499 triệu đồng (năm 2014). Xử lý tốt nợ quá hạn là yêu cầu bức thiết trong tình hình hiện nay đối với NH.

-4- Mục tiêu của giải pháp:

- Giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới mức 1%, nâng cao hiệu quả hoạt

động tín

dụng của NH.

-4- Cách thực hiện giải pháp:

- Cần áp dụng phưong pháp thu nợ hợp lý cho từng khoản vay, nó sẽ giúp cho người đi vay có điều kiện trả nợ đúng hạn và ngoài ra nó còn giúp NH không bị ứ động vốn. Cụ thể là đối với khoản vay ngắn hạn này thì phưong thức thu hồi nợ được áp dụng phổ biến là phưong thức trả lãi định kỳ hằng tháng và nợ gốc được thanh toán một lần. Nhưng tùy thuộc vào khoản vay và khả năng hoàn trả nợ của KH thì NH có thể áp dụng phưong thức thu lãi định kỳ và nợ gốc thanh toán định kỳ hằng tháng.

- Cán bộ tín dụng cần phải đưa ra các đề xuất thay đổi việc xếp hạng khoản vay và sự thay đổi đó cần phải được báo cáo lên ban lãnh đạo xem xét tổng thể. Thường xuyên thiết lập báo cáo nợ quá hạn phải thu hồi và lên kế hoạch thu hồi nợ. NH cần lập danh sách theo dõi KH vay bị giảm cấp, xuống hạng mà NH lo ngại.

- Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc KH, thường xuyên tiếp cận thông tin liên quan đến KH để có những biện pháp thu nợ hợp lý. Nếu thấy khả năng hoạt động kinh doanh của KH thuận lợi, việc sử dụng vốn đúng mục đích thì khi đến hạn cán bộ tín dụng nhắc nhở KH trả nợ đúng hạn để giảm bớt tỷ lệ nợ quá hạn. Còn nếu xét thấy việc sử dụng vốn của KH sai mục đích thì phải kịp thời tìm giải pháp xử lý thích hợp. NH có thể xử lý bằng cách cho ngừng hoặc chấm dứt cho vay; thu hồi nợ trước hạn một phần hoặc toàn bộ. Nếu xét thấy tình hình sản xuất của KH khó khăn thì cán bộ tín dụng giúp KH giải quyết bằng cách đề xuất ý kiến cho phép KH kéo dài thời hạn trả nợ.

- Các khoản nợ khó đòi có khả năng thu hồi trong năm thì tiến hành xử lý ngay, kiên quyết thu hồi triệt để và xử lý đến nơi đến chốn, cần tuyệt đối không cho vay khoản mới khi chưa hết nợ cũ, không lấy nợ nuôi nợ, không để tình trạng đảo nợ xảy ra.

- Để hạn chế nợ quá hạn thì cán bộ tín dụng cần có những đợt kiểm tra định kỳ đến cơ sở và cả những đợt kiểm tra bất kỳ. Trong mỗi đợt kiểm tra cán bộ tín cần tận dụng triệt để thời gian tiếp xúc ở đơn vị đảm bảo xem xét tất cả các yếu tố liên quan đến đặc tính của khoản cho vay. Cán bộ tín dụng cần xem xét:

- + Tinh thần trách nhiệm của chủ DN đối với vốn vay: NH thông qua

trách nhiệm gặp gỡ trao đổi với cán bộ tín dụng về những vấn đề liên quan đến khoản vay và khả năng nghĩa vụ hoàn trả nợ.

- + Phương án xin vay vốn: Trong thực tế, so sánh, xem xét sự khác

biệt giữa dự án và thực tế ở các chỉ tiêu như quy mô, doanh thu, lợi nhuận, hiệu suất sử dụng tài sản, sức cạnh tranh của sản phẩm. Qua đó tìm hiểu xu hướng phát triển để có những nhận định đúng về dự án, về khoản vay, về những rủi ro tiềm ẩn, đặt cơ sở để xử lý các phát sinh nếu có sau này.

- + Khả năng thanh toán của KH: thông qua các chỉ tiêu về khả năng

thanh toán như khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán hiện hành để đảm bảo KH có thể thực hiện được lịch trả nợ.

- + TSĐB: về giá trị và tình trạng, xem xét giá trị của TSĐB đó có còn

đáp ứng được các tỷ lệ yêu cầu so với giá trị khoản vay hay không.

- + Sự thay đổi trong tình hình tài chính của DN: cơ cấu vốn, tình hình

phân chia lợi nhuận trong DN. Nếu có sự thay đổi bất thường về cơ cấu vốn tăng nợ bất thường thì đó là dấu hiệu DN đang hoạt động không tốt.

- Tiến hành gia hạn nợ cho KH: gia hạn nợ chỉ áp dụng cho những KH đang còn sản xuất kinh doanh, có nguồn thu nhập, có khả năng trả nợ, tài sản thế chấp cầm cố thuộc sở hữu KH để phát mãi, và chú ý giấy phép kinh doanh còn hiệu lực trong thời gian gia hạn nợ hay không.

- Sau khi áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa nhưng rủi ro vẫn xảy ra thì tùy trường hợp mà NH có cách xử lý khác nhau:

- + Đối với KH đang tạm thời khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh

nhưng trong tương lai hoạt động sản xuất này có triển vọng, thì NH tạm thời giản nợ, đồng thời tư vấn giúp đỡ họ về năng lực quản lý sản xuất, giúp đỡ về kỹ thuật sản xuất, thông tin về thị trường để đảm bảo tiếp tục sản xuất và có thể trả nợ cho NH. Nên đề nghị KH quản lý chặt chẽ ngân quỹ, khuyên bán nốt tài sản có giá trị, giảm lượng hàng tồn kho, thanh lý tài sản không sử dụng...

- + Đối với trường hợp KH bị thiệt hại nặng nề do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn,.. .không có khả năng khắc phục thì NH nên đề nghị với cấp trên cho khoanh nợ, xóa nợ.

- + Trường hợp KH không muốn trả nợ hoặc có dấu hiệu lừa đảo thì cần

cố sự

can thiệp của pháp luật. NH có thể lập danh sách các khoản nợ khó đòi, nhờ các cơ quan ban ngành, các cấp chính quyền địa phương giúp đỡ trong việc thu hộ.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH HÒA BÌNH PHÒNG GIAO DỊCH ĐỒNG KHÁNH (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w