- Đơn xin vay
1.2.2. Tác động của rủi ro tín dụng:
1.2.2.1. Đối với NH:
Rủi ro xảy ra ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh của NH, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập, lợi nhuận NH, thậm chí NH phải lấy vốn tự có của mình để bù đắp các khoả n thiếu hụt do rủi ro gây ra, lúc đó khả năng thanh toán của NH kém đi làm giảm lòng tin của KH, người gử i tiền muốn rút tiền để tránh rủi ro cho bản thân họ và người vay không muố n vay nữa, họ có thể chuyển sang NH khác.
Vì vậy, khi rủi ro ở mức nhỏ NH có thể bù đắp bằng lợi nhuận kinh doanh hoặc lỗ, nhưng rủi ro ở mức độ nghiêm trọng, nguồn vốn tự có của NH không đủ để bù đắp thiệt hại, tất yếu sẽ dẫn NH đến bờ vực của sự phá sản.
1.2.2.2. Đối với nền kinh tế:
Rủi ro làm cho lợi nhuận NH giảm, từ đó NH không có khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn cho KH và chi trả chậm đối với người cho vay. Xét trong nền kinh tế, rủi ro làm cho sản xuất bị đình trệ, các DN phải đóng cửa, hàng hóa không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường, tới chừng mực nào đó làm cho giá cả hàng hóa tăng vọt, đó là một trong các nguyên nhân dẫn đến lạm phát.
Mặt khác, các NH thường có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, khi một NH gặp phải rủi ro có nguy cơ phá sản dễ dàng kéo theo tình trạng khủng hoảng của cả hệthống NH, gây mất ổn định thị trường tiền tệ. Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động thanh toán giao dịch của KH được thực hiện qua NH, các DN hoạt động chủ yếu nhờ vào vốn NH, khi NH gặp rủi ro lớn làm cản trở trực tiếp quá trình chu chuyển vốn, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN.
1.2.2.3. Đối với khách hàng:
Nếu rủi ro từ phía NH, KH có thể mất vốn dẫn đến khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Mặt khác, nếu rủi ro xảy ra đối với chính KH gây chậm trễ trong việc thanh toán ảnh hưởng đến quan hệ của họ đối với NH. Khi đó, KH cần vốn họ buộc phả i quan hệ với NH khác và phải tốn thêm một khoảng thời gian để thiết lập hồ sơ vay vốn, gây trì hoãn quá trình sản xuất nếu rủi ro lớn có thể họ sẽ bị phá sản.