Doanh số cho vay:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNSÀI GÒN CÔNG THƯƠNG (Trang 55 - 61)

- Đơn xin vay

2.2.1. Doanh số cho vay:

2.2. Ì.Ì. Doanh số cho vay theo kỳ hạn:

Bảng 2.2.1.1. Doanh số cho vay theo kỳ hạn

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng

Ngắn hạn 6.267 76% 7.938 73% 9.784 74%

Trung và

dài hạn 2.089 24% 2.936 27% 3.472 26%

DSCV 8.356 100% 10.874 100% 13.256 100%

Nguôn: Phòng Kê toán Hội sở NH TMCP Sài Gòn Công Thương

Có thể thấy trong giai đoạn 2008-2010 dư nợ ngắn hạn luôn chiêm tỷ trọng cao trong cơ cấu dư nợ cho vay và liên tục tăng qua các năm. Năm 2008, nợ ngắn hạn chiêm đên 76% cơ cấu dư nợ, sang năm 2009, năm 2010 là 73%, 74% tỷ trọng này đã có giảm xuống một ít so với năm 2008. Lý do có tỷ lệ nợ ngắn hạn cao như vậy có thể do trong giai đoạ n nền kinh tê khó khăn các DN không có dự án trung và dài hạn khả thi tức là dự án không có tính thực tê, không đảm bảo trả nợ cho NH dẫn đên DN thường hạn chê trong việc đầu tư, mở rộng những dự án lớn vì khó tìm được đầu ra sẽ không đảm bảo trả nợ NH. Hoặc đứng về phía NH để giải thích là do giai đoạn này có nhiều biên động, biên động từ lãi suất, giá vàng.. .khiên cho các khoản vay gặp nhiều rủi ro nên để đề phòng và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay NH buộc phải dè dặt hơn trong các khoản vay trung và dài hạn vì kỳ hạn vay này thường chiêm dụng một khoản vốn lớn nêu gặp sự cố ngoài ảnh hưởng đên tính thanh khoản thì nó còn ảnh hưởng đên lợi nhuận của NH do NH phải trích lập thêm các khoản dự phòng làm tăng chi phí dẫn đên giảm lợi nhuận.

Mặc dù vậy, doanh số cho vay trung và dài hạn của NH cũng có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2009 đạt 2.936 tỷ đồng tăng 40,5% so với năm 2008, năm 2010 đạt 3.472 tỷ đồng tăng 18,3% so với năm 2009, kết quả tăng này có được là do NH đã chú trọng hơn trong công tác cho vay trung và dài hạn để đảm bảo cân bằng dư nợ cho vay, thêm vào đó tình hình kinh tế có những dấu hiệu phục hồi qua các năm, các DN tính toán bắt tay vào thực hiện những dự án mới.

Biểu đồ 2.2.Ì.Ì. Cơ cấu doanh số cho vay theo kỳ hạn 2.2. Ì.2. Doanh số cho vay theo đối tượng vay:

Bảng 2.2.I.2. Doanh số cho vay theo đối tượng vay

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Doanh số trọngTỷ Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng

Cá nhân 1.755 21% 2.609 24% 3.049 23% TNHH, CP 3.510 42% 4.676 43% 6.098 46% DNTN 2.173 26% 2.719 25% 2.784 21% DNNN 752 9% 544 5% 795 6% DN khác 166 2% 326 3% 530 4% DSCV 8.356 100% 10.874 100% 13.256 100%

Theo bảng số liệu thống kê trên có thể thấy, đối tượng vay là công ty TNHH và Cổ phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu cho vay và doanh số của chỉ tiêu này liên tục tăng qua các năm. Năm 2009 doanh số đạt được là 4.676 tỷ đồng chiếm đến 43% so với 4 đối tượng vay còn lại, tăng 33,2% so với năm 2008 đến năm 2010 gia tăng đáng kể khi đạt đến 6.098 tỷ đồ ng chiếm đến 46% trong cơ cấu cho vay và tăng 30,4% so với năm 2009. Đây là đối tượng vay chủ yếu của NH và cũng là đối tượng vay nhiều rủi ro nhất nếu chính sách quản lý rủi ro của NH không tốt dễ dẫn đến nguy cơ mất vốn. Qua bảng số liệu thấy được doanh số này năm sau luôn cao hơn năm trước chứng tỏ NH đã quan tâm phát triển đối tượng tiềm năng này vì đây là đối tượng giao dịch lớn, chủ yếu của NH.

Bên cạnh các công ty TNHH, Cổ phần thì trong nền kinh tế ngày nay còn có một đối tượng nổi lên khá nhiều và chiếm tỷ trọng tương đối lớn là DNTN. Họ mạnh dạ n thành lập DN và kinh doanh do vậy nên đây cũng là KH quan trọng không kém của NH nên tỷ trọng của đối tượng này trong cơ cấu cho vay cũng cao. Đối với DNTN doanh số cho vay trong giai đoạn này cũng tăng qua các năm nhưng xét về cơ cấu cho vay thì có dấu hiệu giảm. Do ảnh hưởng từ tình hình kinh tế giai đoạ n 2008-2010 nhiều công ty vừa và nhỏ không đủ sức chống chọi đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc phá sản nên NH cũng thận trọng hơn trong việc cho vay đối với đối tượng này. Năm 2008 chiếm tỷ trọng 26% trong cơ cấu cho vay và tỷ lệ này giảm xuống 25%, 21% cho 2 năm tiếp theo.

Cho vay cá nhân cũng chiếm tỷ trọng lớn tương đương với đối tượng DNTN trong cơ cấu cho vay của NH tuy doanh số có tăng qua các năm nhưng có sự biến động tăng giảm trong cơ cấu cho vay. Năm 2008, chiếm tỷ trọng 21% trong cơ cấu cho vay sang năm 2009 tăng lên 24% nhưng lại giảm xuống 23% vào năm 2010. Do đây là đố i tượng nhạy cảm với biến động của thị trường nên có kết quả trên là điều có thể hiểu được.

Đối tượng chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu cho vay của NH là DNNN và các DN khác khi DNNN chiếm tỷ trọng dưới 10% và DN khác có tỷ trọng dưới 5%, do NH những năm trở lại đây có khuynh hướng tập trung cho vay các đối tượng ngoài quốc doanh.

Biểu đồ 2.2.1.2. Cơ cấu doanh số cho vay theo đối tượng vay 2.2.I.3. Doanh số cho vay theo mục đích vay:

Bảng 2.2.I.3. Doanh số cho vay theo mục đích vay

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng SXKD 3.677 44% 5.197 48% 6.445 49% Nông nghiệp 3.293 39% 4.579 42% 5.248 40% Tiêu dùng 1.386 17% 1.098 10% 1.563 12% DSCV 8.356 100% 10.874 100% 13.256 100%

Nguôn: Phòng Kế toán Hội sở NH TMCP Sài Gòn Công Thương

Qua số liệu thống kê danh số cho vay theo mục đích vay trong giai đoạn này ta thấy có sự biến động với một số điểm đáng lưu ý sau:

Năm 2008 doanh số cho vay đối với nhu cầu SXKD và Nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong đó SXKD là 44% và Nông nghiệp là 39% sở dĩ có kết quả này là

do để

đối phó với suy giảm kinh tế Chính phủ đã áp dụng các biện pháp kích cầu, có những

biện pháp hỗ trợ các DN và người nông dân vượt qua khó khăn bằng các biện

pháp như

kêu gọi các NHTM, tổ chức tín dụng cho các đối tượng trên vay với lãi suất ưu đãi...

Năm 2009 doanh số cho vay SXKD và Nông nghiệp tiếp tục tăng nhưng doanh

số cho vay tiêu dùng giảm xuống đạt 1.089 tỷ đồng giảm 288 tỷ đồng giảm

20,78% so

với năm 2008 nên tỷ trọng chỉ tiêu này cũng từ 17% năm 2008 giảm xuống 10% điều

này có thể được lý giải là do năm 2009 để kiềm chế lạm phát Chính phủ đã ban hành

các chính sách thắt chặt tiền tệ tác động đến các NHTM hạn chế tiền lưu thông trong

dân nhưng đồ ng thời vẫn hỗ trợ các DN ổn định sản xuất nên tỷ trọng cho vay tiêu

dùng giảm, tỷ trọng cho vay SXKD, Nông nghiệp tăng.

Năm 2010 khi mà dấu hiệu lạm phát có xu hướng giảm thì tỷ trọng cơ cấu cho

vay theo mục đích của NH cũng ổn định hơn khi doanh số cho vay của các chỉ tiêu này

đều tăng lên so với năm 2009. Cụ thể năm này doanh số cho vay SXKD tăng

1.248 tỷ

tỷ lệ 14,61%, doanh số cho vay tiêu dùng tăng 465 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 42,35% so với năm

2009.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNSÀI GÒN CÔNG THƯƠNG (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w