Hoàn thiện mô hình Ban quản lý tàisản nợ có:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNSÀI GÒN CÔNG THƯƠNG (Trang 92 - 95)

- Đơn xin vay

3.2.7. Hoàn thiện mô hình Ban quản lý tàisản nợ có:

Mục đích của quản lý tài chính là để tăng cường lợi nhuận của các NH và tăng giá trị của NH trên thị trường. Tuy nhiên, chiến lược nhằm vào mục đích tăng lợi nhuận cũng có nghĩa là phải chấp nhận nhiều rủi ro, vì vậy những nhà quản lý phải theo đuổimục đích lợi nhuận theo cách thức phải đảm bảo khả năng thanh toán và hạn chế được

những rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản và rủi ro về kinh doanh ngoại tệ.

Để đạt được cùng lúc được hai mục tiêu là nâng cao lợi nhuận và quản lý rủi ro, hầu hết các NHTM trên thế giới đều thành lập Ban quản lý tài sản nợ - có. Ban này bao gồm chủ tịch NH, giám đốc và những người điều hành bộ phận như quản lý tài sản có (quản lý việc cho vay trong nước và quốc tế), quản lý tài sản nợ (quản lý việc thu hút tiền gửi) và phân tích tình hình kinh tế của NH. Ban quản lý tài sản nợ - có sẽ chịu trách nhiệm đưa ra các chiến lược cho vay và thu hút tiền gửi. Ban này sẽ họp vài lần trong một tháng để thảo luận và đưa ra chiến lược nhằm nâng cao lợi nhuận và không phải chịu nhiều rủi ro.

Mọi quyết định do Ban này đưa ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản nợ và tài sản có của NH và để hạn chế rủi ro NH ở mức độ chấp nhận được, đảm bảo sự tồn tại và phát triển lâu dài của NH. Việc quản lý rủi ro tài chính được thực hiên thông qua đánh giá các khoản vay, đánh giá KH vay vốn. Việc đánh giá này dựa trên năm yếu tố cơ bản:

• Khả năng hoàn trả khoản vay: Khả năng của KH trong việc hoàn trả khoản vay. • Đặc điểm KH: Khả năng lãnh đạo hoạt động kinh doanh cũng như mức độsẵn lòng hoàn trả khoản vay của những người quản lý DN.

• Vốn: Sức mạnh về tài chính của DN tại thời điểm vay vốn.

• Thế chấp: Tài sản và mức độ thanh khoản (chuyển thành tiền mặt) của tàisản người vay dùng để đảm bảo khoản vay.

• Điều kiện: Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả vốn của KH, đó là điều kiện hiện tại về tình hình kinh tế, về cơ cấu thị trường, mức độ cạnh

tranh và

một số yếu tố khác mà vượt quá sự kiểm soát của KH vay vốn. Để đánh giá được năm

• Nhận thức và tham gia một cách nghiêm túc vào việc định giá và đánh giá các khoản vay.

• Thực hiện giám sát đầy đủ.

• Xúc tiến mối quan hệ lâu dài giữa NH và KH • Quản lý tài sản có một cách chủ động

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNSÀI GÒN CÔNG THƯƠNG (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w