- Đơn xin vay
2.3.1. Kết quả đạt được:
Trong bối cảnh chung của nền kinh tế giai đoạ n 2008-2010 đầy khó khăn, thách thức. NH TMCP Sài Gòn Công Thương đã chứng tỏ khả năng thích ứng của mình, bả n lĩnh trong điều hành quản trị nên đã đạt được một số thành quả nhất định. Tổng quan về thực trạng hoạt động tín dụng của NH TMCP Sài Gòn Công Thương từ các số liệ u thống kê và phân tích qua các năm 2008, năm 2009, năm 2010 có thể thấy một số kết quả đáng khích lệ như sau:
• Tăng trưởng tín dụng liên tục gia tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. • Chất lượng hoạt động tín dụng vẫn khá tốt khi mà nợ đủ tiêu chuẩn vẫn chiếm tỷ
trọng rất cao chiếm đến 96% trong cơ cấu nợ vay.
• Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của NH được khống chế ở mức thấp dưới 2%. Cho thấy NH có chú trọng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng giai đoạn trước và sau khi
cấp tín dụng.
• Toàn hệ thống đã duy trì ổn định nguồn vốn hoạt động trong cơn biến động lãi suất thị trường, chủ động tìm kiếm nguồn vốn - sử dụng vốn trong cho vay hiệu quả.
• Nhờ áp dụng linh hoạt các biện pháp nghiệp vụ, đồng thời làm tốt công tác quả n trị rủi ro nên NH luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu lợi nhuận do Đại hội đồng cổ đônggiao, lợi nhuận gia tăng qua các năm, cho đến cuối năm 2010 lợi nhuận trước
thuế đạt
870,61 tỷ đồng.
• Trong công tác quản trị rủi ro, để vừa đạt được mục tiêu lợi nhuận vừa để tăng trưởng tín dụng nhưng đảm bảo an toàn, theo lộ trình nâng chuẩn an toàn vốn tối thiểu
của Nhà nước thì vốn điều lệ của NH cũng không ngừng được bổ sung thông qua việc
phát hành chứng từ có giá.. .NH đã đạt được mức vốn điều lệ mới là 2.460 tỷ đồng vào
cuối năm 2010.
2.3.2. Hạn chế:
Bên cạnh những kết quả đạt được thì NH TMCP Sài Gòn Công Thương vẫn còn tồn tại những thiếu sót và hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng như sau:
• Tăng trưởng tín dụng có gia tăng qua các năm nhưng xét về cơ cấu các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ cho vay vẫn có sự phân bố chưa hợp lý,
doanh số và tỷ trọng có sự dao động không đều qua các năm.
• Chất lượng tín dụng khá tốt khi vẫn đảm bảo các chỉ tiêu an toàn, nợ tiêu chuẩ n chiếm tỷ trọng cao nhưng nợ xấu vẫn chưa được xử lý triệt để, vẫn có sự gia tăng qua
các năm.
• Trong năm 2009 chưa cân đối được nguồn vốn huy động được và nguồn vốn sử dụng cho vay nên tỷ lệ LDR đã tăng lên mức cao 101,22% ảnh hưởng đến tính
thanh
khoản cũng như các hoạt động liên quan khác của NH.
• Nhìn chung, nhờ áp dụng biện pháp nghiệp vụ linh hoạt và làm tốt công tác quản trị rủi ro nên lợi nhuận trước thuế của NH gia tăng qua các năm nhưng NH vẫn
chưa phát huy hết năng lực của mình trong việc quản lý rủi ro tín dụng nên lợi nhuận
trước thuế có tăng nhưng vẫn còn khiêm tốn. Điển hình có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của
NH vẫn còn và có xu hướng tăng chứ ng tỏ công tác quản trị rủi ro còn nhữ ng
thiếu sót,
chưa được quan tâm đúng mức, hay bắt nguồn từ những nguyên nhân như đã có phân
• Việc vốn điều lệ có sự gia tăng qua các năm nhưng quá trình tăng vốn điều lệ còn chậm và con số đạt được theo nhận định vẫn còn thấp so với nhiều NH TMCP khác trong khu vực.
Qua những nhận xét trên có thể thấy những hạn chế phát sinh ít nhiều có liên quan đến công tác quản trị rủi ro tín dụng chủ yếu là từ hoạt động cho vay của NH TMCP Sài Gòn Công Thương nó liên quan đến nhiều khâu quan trọng trong đó có thể kể như giai đoạn trước khi cho vay là quy trình thẩm định tín dụng, những chính sách quy định về điều kiện vay vốn, giới hạn vay, đối tượng cho vay.. .hay một khâu quan trọng không kém là công tác kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay của KH giai đoạn sau khi cấp tín dụng, thường xuyên kiểm tra xem vốn vay NH cấp cho KH có được sử dụng đúng mục đích hay không điều đó có vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế rủi ro phát sinh cho các khoản vay.