Kiến nghị với NHNN:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNSÀI GÒN CÔNG THƯƠNG (Trang 104 - 108)

- Đơn xin vay

3.3.2. Kiến nghị với NHNN:

3.3.2.I. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng:

Nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụng tại Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và chính xác về KH. Tăng cường các quy chế công bố thông tin, nâng cao chất lượng và mức độ tin cậy của thông tin thông qua cải thiện chất lượng và hiệu quả hoạt động của kiểm toán độc lập. Ban hành các văn bản hướng dẫ n việc xây dự ng hệ thống xếp hạng tín nhiệm ở từng NH cũng như việc thành lập và hoạt động của các tổ chức tín nhiệm độc lập. Đối với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập, cho phép thành lập với nhiều hình thức sở hữu khác nhau nhưng cũng phải giám sát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng của các kết quả xếp hạng này. Không để xảy ra tình trạng thông đồng giữa tổ chức xếp hạng với tổ chức được xếp hạng. Những tiêu chí của tổ chức xếp hạng cũng phải phù hợp với Hiệp ước Basel.

3.3.2.2.Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra kiểm soát, giám sát NH theo tiêu chuẩn Camels:

Theo Hiệp ước Basel, NHNN đóng vai trò là cơ quan giám sát NH giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định cho hoạt động của toàn hệ thống NH.

Xây dựng và triển khai khuôn khổ quy trình và phương pháp thanh tra, giám sát

dựa trên cở sở tổng hợp và rủi ro. Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro trong hoạt động

NH có khả năng cảnh báo sớm đối với các TCTD có vấn đề và các rủi ro trong hoạt

SVTH: Nguyễn Thị Bích Trâm - 66 - Lớp:07DKT4

động NH. Ban hành quy định mới đánh giá, xếp hạng các TCTD theo tiêu chuẩn Camels.

3.3.2.3. Ban hành các chính sách hỗ trợ DN và hoàn thiện các văn bản pháp luật:

• Cần có những chính sách thích hợp đề DN tiếp cận với nguồn vốn một cách dễ dàng.

• Cần có những chính sách thích hợp để giúp các NH trong nước có lợi thế cạnh tranh với các NH nước ngoài.

• Cần có những chính sách để giúp NH thanh lý tài sản một cách dễ dàng khi có rủi ro do KH không trả được nợ cho NH.

• Cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, trong đó cần chú ý các văn bản hướng dẫn luật, nhất là các luật có liên quan đến hoạt động của NH (như Luật các Tổ

chức tín dụng có sửa đổi bổ sung, Luật đất đai, Luật các DN Nhà nước, Luật thương

mại, Luật phá sản, Luật dân sự...). Mặt khác, cần chú ý tới việc thực hiện của các cơ

quan thực thi luật các cấp, nhằm xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, lành

mạnh hơn, qua đó tạo điều kiện cho các NH hoạt động ngày càng có hiệu quả, an toàn

và bền vững.

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hậu khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi nhưng vẫn còn những tồn tại như: chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hiệu quả đầu tư thấp, bội chi ngân sách,... NHNN đã chuyển hướng điều hành chính sách tiền tệ từ kích cầu sang kiềm chế lạm phát, ban hành nhiều thông tư quy định nhằm đảm bảo tính an toàn, bền vững cho hoạt động của các NHTM.

Riêng bản thân các NH để có thể tồn tại và phát triển các NHTM nói chung và NH TMCP Sài Gòn Công Thương nói riêng phải biết vượt lên chính mình, đẩy lùi những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại trong kinh doanh, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất bằng các biện pháp khác nhau và quản lý rủi ro càng phải được quan tâm hàng đầu, nó có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các NH TMCP Sài Gòn Công Thương nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung.

Trong thời gian thực tập tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương - CN Bến Nghé, em đã tìm hiểu thực trạng hoạt động tín dụng, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng của NH, đúc kết được một số thành tựu mà NH đạt được trong giai đoạn này cũng như những hạn chế còn tồn tại từ đó có đề xuất một vài giải pháp giúp hỗ trợ công tác quản lý rủi ro tín dụng đạt hiệu quả. Tuy nhiên với năng lực bản thân và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên chuyên đề khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo và ban lãnh đạo NH để luận văn của em được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy Châu Văn Thưởng và các cô, chú, anh chị trong ban lãnh đạo NH, đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thiện bài luận văn này.

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNSÀI GÒN CÔNG THƯƠNG (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w