Ứng dụng lí thuyết hệ hình trong khoa học nhân văn thế giới

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ sự đổi mới của tiểu thuyết việt nam sau 1986 nhìn từ lý thuyết hệ hình (Trang 35 - 41)

Thomas Kuhn được cho là nhà sử học khoa học có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ XX. Tác động của ông đã được kiểm nghiệm trong tất cả các lĩnh vực học thuật. Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học được đánh giá là “cuốn sách được trích dẫn nhiều nhất thế kỷ 20 trong chỉ số trích dẫn nghệ thuật và nhân văn trong giai đoạn 1976 - 1983; thậm chí 40 năm sau khi xuất bản, khi thế kỷ 20 kh p lại, đ có 400 tài liệu tham khảo về cuốn sách trong Chỉ số trích dẫn khoa học x hội năm 1999 [153].

Khái niệm hệ hình (pagadigm) của Kuhn, vốn được xây dựng trên các dữ

kiện của khoa học tự nhiên. Vì thế, với các nhà khoa học xã hội, khi phải sử dụng một lý thuyết vốn xuất phát từ khoa học tự nhiên vào nghiên cứu các vấn đề xã hội,

thường không tránh khỏi mối băn khoăn, giống như tâm trạng của Sokolovski hay P. Ansart. Nhà dân tộc học Sokolovski trong nghiên cứu Hệ hình của dân tộc học

đã đặt vấn đề: liệu có thể sử dụng khái niệm hệ hình vào nghiên cứu dân tộc học không? Khái niệm hệ hình, theo cách hiểu của Kuhn là hoàn toàn thích hợp với các khoa học tự nhiên, có đối tượng quan sát chính xác, được kiểm tra chắc chắn bằng thực nghiệm. Nhưng khoa học xã hội thì không như thế, đối tượng của nó không hiện lên một cách rắn chắc, mạch lạc, có thể định tính, định lượng như đối tượng của các khoa học tự nhiên. Sau cùng, Sokolovski nhận thấy, vẫn luôn có một sự tương tựnhư các hệ hình tồn tại trong khoa học xã hội. Vì thế, Sokolovski cho rằng,

hoàn toàn có thể sử dụng khái niệm hệ hình vào phân định cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học xã hội, mà trong trường hợp của ông, đối tượng hướng tới là dân tộc học. Cũng hiểu như Sokolovski, nhà xã hội học P. Ansart thấy rằng, lịch sử khoa học xã hội khi chuyển từ một lý thuyết này sang lý thuyết kia không bao giờ rõ nét

như khoa học tự nhiên. Nhưng, theo nsart, hoàn toàn có thể sử dụng tương thích các tư tưởng của lý thuyết hệ hình, cũng như nhiều chỉ dẫn của Kuhn cho các khoa học xã hội, mà trong trường hợp của ông là khoa xã hội học [4,18].

Quả đúng như vậy, chúng ta hiểu rằng, dù được xây dựng trên những dữ

kiện của khoa học tựnhiên, như vật lý, thiên văn, hóa học hay toán học…, Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học là một tác phẩm kinh điển nghiên cứu về bản chất các khoa học, đó chính là nền tảng của khoa học luận hiện đại, hay còn gọi là triết học khoa học. Vì thế, những nguyên tắc mà Kuhn đề ra, luôn có tính chất nền cho mọi khoa học. Hơn nữa, Kuhn không chỉ nói đến các quy luật vận động nội tại của khoa học đó, mà còn chú trọng đến cả các dữ kiện văn hóa lịch sử ở thời điểm đó. Điều này mang lại rất nhiều gợi ý cho sự quá giang từ khoa học tự nhiên sang khoa học xã hội và nhân văn của lý thuyết này. Vì thế, không chỉ dân tộc học của Sokolovski, xã hội học của Ansart, mà rất nhiều ngành khoa học xã hội cũng đã tiến hành sử

dụng lý thuyết hệhình, như một bộ công cụ nền mang tính hiệu quả cho suy tưởng.

Đó là lý do mà trong lời giới thiệu tác phẩm Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học

ấn bản tiếng Việt, dịch giảChu Lan Đình đã viết về sựảnh hưởng rộng rãi, phổ biến của lý thuyết hệ hình, trong đó, nhấn mạnh tới ảnh hưởng đặc biệt ở các l nh vực khoa học xã hội và nhân văn [40, 11].

Lý thuyết hệhình được áp dụng rộng rãi trong nhiều công trình nghiên cứu

văn hoá. L.G.Ionin trong cuốn Bách khoa toàn thư văn hóa học thế kỉ XX đã nhìn

nhận sự phát triển của văn hoá dưới cái nhìn hệ hình. Các khoa học vềvăn hóađược

ông hình dung đã đi qua hệ hình kinh nghiệm và hệ hình tiến hóa luận, hay còn gọi là hệ hình khoa học. Sang thế kỉ XX, hệ hình khoa học mới, thay đổi tận gốc rễ quan điểm về văn hóa, được gọi là hệ hình đa nguyên. Mỗi nền văn hóa bắt đầu

được xem xét như một giá trị tự thân, không phụ thuộc nó chiếm vị trí nào trên nấc thang tiến hóa. Paradigmatologie được nhà bác học nổi tiếng người Pháp, Edgar

tập tính, tổ chức của tư tưởng. Trong sách này, người ta dịch thuật ngữ

paradigmatologie (hay Paradigmologie)chuẩn thức học (tức là hệ hình học/luận). Ông định nghĩa khái niệm chuẩn thức (tức là hệ hình) như sau: "Chuẩn thức chứa đựng, đối với mọi diễn ngôn thực hiện dưới sự chi phối của nó, những khái niệm cơ bản hay những phạm trù chủ đạo của tính nhận thức, trí tuệ cùng với loại hình những quan hệ logic về hút/đẩy (phép hội, phép tuyển, kéo theo hay các phép tính khác) giữa những khái niệm hay phạm trù ấy" [48, 441]. Đóng góp rất quan trọng của Edgar Morin là xây dựng lý thuyết hiện đại về tư duy phức hợp và dự báo vềcuộc cách mạng hệ hình mà thực chất của nó, theo ông, là sự chuyển đổi hệ hình từ khung mẫu tách rời/quy giản sang khung mẫu phức hợp.

Trong cuốn sách nổi tiếng Các nhà tư tưởng lớn của Kitô giáo, Hans Kung

đã áp dụng lý thuyết hệhình và thay đổi hệ hình để nhìn lại lịch sử thần học của Ki tô giáo từ buổi đầu tiên cho tới hiện tại. Lý thuyết hệhình đã giúp Hans Kung nhìn

nhận sự phát triển của tư tưởng Kitô giáo không chỉ như là cuộc tranh cãi, xung khắc giữa các nhà thần học khác nhau hay các nền thần học khác nhau mà là sự thay

đổi của các hệ hình tư tưởng. Lý thuyết hệ hình soi rọi sự chồng chéo, nằm đè lên

nhau của chúng, nhận định đúng mức về mặt lịch sử của từng hệ hình của một thời kì nhất định.

Rất nhiều công trình nghiên cứu khác trên thế giới đã đi sâu phân tích ảnh

hưởng của lý thuyết hệ hình tới khoa học giáo dục: Thomas Kuhn’s impact on science education: What lessons can be learned? (Tác động của Thomas Kuhn đối với Giáo dục Khoa học: Bài học nào ta có thể học được?) của Stephen Norris [153];

Understanding and Applying Research Paradigms in Educational Contexts (Hiểu

và áp dụng các mô hình nghiên cứu trong các bối cảnh giáo dục) của Charles Kivunja và Bawa Kuyini [144]; What paradigm shift? An interrogation of Kuhn's idea of normalcy in the research practice of educational administration (Sự thay đổi hệ hình nào? Một cuộc thẩm vấn ý tưởng của Kuhn về sự bình thường trong thực hành nghiên cứu về quản lý giáo dục) của Fenwick W. English phân tích các phương diện ứng dụng của lý thuyết hệ hình với thực tiễn giáo dục [145]; The importance of the paradigm shift in the development of design industry and design education (Tầm quan trọng của sự chuyển dịch hệ hình trong sự phát triển của

ngành thiết kếcông nghiệp và thiết kế giáo dục) của ndra Irbite khám phá các vấn đề phức tạp trong lĩnh vực công nghệ thiết kế giáo dục để khẳng định sự cần thiết của việc thay đổi mô hình để nâng cao chất lượng [143]. Năm 2000, Cathleen Loving và William Cobern đã tiến hành phân tích trích dẫn của hai tạp chí giáo dục khoa học lớn, Science Education và Journal of Research in Science Teaching, trong

khoảng thời gian 13 năm 1985 - 1998 và không ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng có

rất nhiều trích dẫn của Kuhnbao gồm các chủ đề Kuhnian như hệ hình (30 bài báo), lý thuyết thay đổi khái niệm, nhận thức luận kiến tạo, tính không đơn giản, tính xác

thực của sách giáo khoa, các thành phần xã hội của khoa học, và cả so sánh triết học của Kuhn và các nhà phương pháp học khác của khoa học [dẫn theo Fenwick W.

English, 145].

Ngoài ra, lý thuyết của Thomas Kuhn đã được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực

nghiên cứu xã hội khác. Chuyên gia hệ thống học người Ấn độ, Jamshid Gharajedaghi cho rằng nếu hình dung công cuộc kinh doanh như trò chơi hệ thống thì sựthay đổi hệ hình trong bản chất của tổ chức có thể đi từhệ không trí tuệ(như

mô hình máy móc - mô hình cơ giới) chuyển sang hệ đơn - trí tuệ (như mô hình

sinh học) và sang hệ đa - trí tuệ (như mô hình xã hội) [36]. Trong nghiên cứu về

Sự dịch chuyển của mẫu hình mã nguồn mở (Open source paradigm shift), Tim

O‟Reilly lập luận rằng phong trào mã nguồn mở và mã nguồn miễn phí là một sự

dịch chuyển mẫu hình của khoa học và công nghệ thế giới trong hơn 30 năm bùng

nổ công nghệ thông tin vừa qua. Climate Change, Sociological Theory and Paradigm(Biến đổi khí hậu, lý thuyết xã hội học và chuyển đổi mô hình) của Lynn McDonald phân tích sự thay đổi của các hệ hình lý thuyết xã hội học và cách tiếp cận của các hệ hình này với vấn đề biến đổi khí hậu [147]. Paradigm of historiography, based on historical methodology of information (Hệ hình lịch sử, dựa trên phương pháp lịch sử thông tin) của nhà nghiên cứu Trung Quốc Wenping Li đã chỉ ra sự dịch chuyển các hệ hình nghiên cứu lịch sử từ hệ hình tuân theo mâu thuẫn giữa thế giới chủ quan và tồn tại khách quan, mang tính cố định đến hệ hình nghiên cứu lịch sử dựa trên thông tin hóa với số hóa lịch sử, điện ảnh và truyền hình và công nghệ dữ liệu lớn và cơ sở dữ liệu định lượng [146]. Hai tác giả Marilene Loewen Wall và Telma Elisa Carraro đã có công trình nghiên cứu Kuhn's

revolutionary theory and its influence on the construction of nursing knowledge

(Lý thuyết mang tính cách mạng của Kuhn và ảnh hưởng của nó đối với việc xây dựng kiến thức điều dưỡng) là dẫn chứng cho sự áp dụnglý thuyết của Kuhn ở lĩnh vực y tế [148]

Ở lĩnh vực nghiên cứu văn học, công trình Shifting paradigm of major literature in perspective and orientation of science, history, culture and civilization

(Chuyển đổi hệ hình văn học chính theo quan điểm và định hướng của khoa học, lịch sử, văn hóa và văn minh ) [150], tác giả đã vận dụng lý thuyết hệ hình để phân

tích sựdịch chuyển hệ hình trong văn học nh từ những thay đổi căn bản của khoa

học, văn hoá, văn minh và các quan điểm tôn giáo từ thời kì cổ điển, qua thời Phục Hưng sang thời kì hiện đại.Bài viết đã đặt vấn đề phân tích nền tảng của sựthay đổi hệhình văn chương, đó là sự thay đổi của hệ hình thế giới quan, chẳng hạn, chiến tranh thế giới cùng sự phát triển của khoa học trong đó có vật lý học với thuyết

tương đối, là nền tảng quan niệm về thực tại của chủ nghĩa hiện đại: Nhà triết học hàng đầu của thế kỷ trước, Alfred North Whitehead, do đó đ định ngh a thực tại là quá trình , chấp nhận sự thay đổi và chuyển động là diện mạo của thực tại, phá vỡ hệ hình trước đó của thực tại tối thượng không thay đổi, bất di bất dịch và v nh cửu 1. Tác giả đã phân tích sự thay đổi hệ hình thế giới quan với các đại diện Spengler, Armold. J Toynbee, Thomas Stearns…, từđó lý giải sựthay đổi trong hệ hình văn chương, với trường hợp điển hình như Eliot với trường ca The Waste Land (1922).

Trong cuốn sách The morden, post morden and the fact of transition: The paradigm shift through peninsular literatures (Hiện đại, hậu hiện đại và bản chất của quá trình chuyển đổi: Chuyển đổi hệ hình qua các nền văn học bán đảo), Robert Simon phân tích sự thay đổi hệ hình thơ ca các nền văn học Bồ Đào Nha và Tây

Ban Nha theo ba giai đoạn: giai đoạn thứ nhất, từ năm 1955 đến năm 1975; và hai

1. “The leading philosopher of the last century, Alfred North Whitehead, therefore defined reality as process , accepting change and movement as aspects of ultimate reality, shattering the earlier paradigm of ultimate reality as changeless, unmoving and eternal .

giai đoạn sau đó, từ 1975 đến 2000. Công trình chỉ ra sự dịch chuyển từ chủ nghĩa hiện đại sang các biểu hiện của hậu hiện đại chủ nghĩa trong thơ, trùng hợp với những chuyển đổi chính trị - xã hội diễn ra ở Iberia 1950 đến cuối thế kỷ XX [152].

Paradigm shifts of novels in Indian English writing (Sự thay đổi hệ hình tiểu thuyết trong văn học tiếng Anh - Ấn) của tác giả Naathi Naresh Babu nghiên cứu sự dịch chuyển các hệ hình tiểu thuyết trong văn học tiếng nhẤn Độ từ hiện đại sang hậu hiện đại chủ nghĩa trong bối cảnh kỷ nguyên kỹ thuật số và sự đa nguyên văn hoá toàn cầu. Các nhà văn như Vikram Chandra và Salman Rushdie trên face book, twitter và blog đã tái tạo không gian cho những thay đổi văn hóa trong sáng tạo văn học. Thế giới đa hướng nội tại và ngoại tại của cá nhân được tương tác với những trải nghiệm thực tế trong cuộc sống. Do đó, các quan niệm văn hóa đang đem đến sự thay đổi mô hình của tiểu thuyết trong bối cảnh toàn cầu [150]. Trong công trình

The development and trends of literary studies in Thailand (Sự phát triển và xu hướng nghiên cứu văn học ở Thái Lan), tác giả Trisilpa Boonkhachorn khảo sát sự phát triển và xu hướng nghiên cứu văn học ở Thái Lan từ thuở sơ khai cho đến nay, đặc biệt tập trung vào ba thập kỷ từ 1965 - 1995 với các hệ hình tương ứng các phần: Phần 1: Nhà thơ hiện thực: Nhà thơ truyền thống của Thái Lan như một hệ hình cho nghiên cứu văn học, Phần 2: Sự bá đạo: Văn học như lịch sử và bản sắc

dân tộc, Phần 3: Ngọn gió phương Tây: Hệ hình của chủ nghĩa phê bình mới, Phần 4: Sự chống đối bá chủ: Tiếng nói địa phương, Phần 5: Người ngoài cuộc: Nội tại và xu hướng hệ hình liên ngành cho tương lai, mở đầu hệhình liên ngành… [154]

Ở cấp độ tác giả, tác phẩm cụ thể, Paradigm shifts in literature: Chaucer

của nhà nghiên cứu Peter Sinclair từ nghiên cứu các hệ hìnhđã làm thay đổi cách chúng ta nhìn và hiểu thế giới đến phân tích sự thay đổi mô hình trong lịch sử văn học, từ đó nhìn nhận vị trí của Geoffrey Chaucer trên tiến trình chuyển đổi hệ hình của văn học nh. [151]

Các công trình vừa liệt kê trên đã khẳng định sức lan toả của lý thuyết hệ

hình. Sự ảnh hưởng của lý thuyết hệ hình không đơn thuần thể hiện ở độ phủ sóng của lý thuyết mà ở cách mà Thomas Kuhn đã thay đổi cách nhìn thế giới của chúng

ta, đem lại nhiều nhận thức mới mẻ cho các nhà nghiên cứu, trong đó có lĩnh vực văn chương.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ sự đổi mới của tiểu thuyết việt nam sau 1986 nhìn từ lý thuyết hệ hình (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)