3.1.1.1. Tiểu thuyết trước 1986 với quan niệm phản ánh hiện thực
Giai đoạn 1930-1945, với khảnăng phân tích tâm lý nhân vật, cái nhìn thế
giới theo nguyên tắc cá nhân hóa và sựtheo đuổi văn phong phát huy được các sở trường tiếng Việt, các câu chuyện kể vềphiêu lưu của Tự Lực Văn Đoàn mang tính đại diện cho hệ hình tiểu thuyết Việt Nam tiền hiện đại. Ở một cực khác, những sáng tác của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng đã đẩy kĩ thuật viết tiền hiện đại lên một mức khác, cũng đưa các ông trở thành những đại diện hệhình. Dĩ nhiên, nhìn từ sự
phân tích có tình hệ hình, hiện thực hay lãng mạn chỉ là sựđảo ngược của cùng một nền tảng mĩ học khi vẫn lấy phản ảnh hiện thực làm mô hình sáng tác. Nhưng là
tố hiện đại, chẳng hạn, sự đi sâu phân tích tâm lý chuyển dần hiện thực bên ngoài vào hiện thực bên trong, sáng tác của họ có ý nghĩa chuẩn bị những điều kiện cho sự dịch chuyển sang hệ hình hiện đại.
Tuy nhiên, ở miền Bắc điều đó đã không xảy ra. Tiểu thuyết miền Bắc Việt Nam 1945-1975 không dịch chuyển về hệ hình hiện đại mà vẫn giữ nguyên hệ hình tiền hiện đại. Do điều kiện đất nước có chiến tranh, mọi ý đồ cách tân đưa văn học
vào quĩ đạo hiện đại chủnghĩa đều bị ngáng trở. Có thể lấy các tiểu thuyết của Trần Dần như Đêm núm sen (viết 1961, in 2017), Những ng tư và những cột đèn (viết 1966, in 2011) làm ví dụ. Đó những bản-thảo-nằm, những chiến lược cách tân quốc ngữ không chịu nhiễm xạ mọi kiểu văn chương đương thời, vì thế đã đi đúng con đường cần đi của tiểu thuyết nhưng cũng vì ngược đường, ngược gió nên mang những thân phận rất riêng. Với các sự kiện như Cuộc tranh luận văn nghệ Việt Bắc 1949 hay chống Nhân Văn Giai Phẩm, những động hướng về với hiện đại chủnghĩa
có hai lựa chọn: hoặc phải trở lại với tiền hiện đại như trường hợp Nguyễn Đình Thi
sửa thơ không vần mang tính hiện đại thành thơ có vần tiền hiện đại, hoặc phải trở
thành những thủ l nh bóng tối như Trần Dần. Chính điều đó đã khiến các dòng bắt đầu qui về một hướng (Phong Lê). Văn chương nói chung, tiểu thuyết miền Bắc nói riêng từ sau 1945 đã từ bỏ con đường đến với hiện đại để hiện diện trong phạm trù hiện thực xã hội chủnghĩa với những nguyên tắc sáng tác đặc thù.
Văn học giai đoạn này tuân thủ nguyên tắc về nội dung phản ánh: phản ánh cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước với mục đích cổ vũ chiến đấu, ngợi ca cuộc kháng chiến thần kỳ của dân tộc. Nghệ thuật tự sự hiện thực chủ nghĩa xã hội quan tâm
trước hết kể về cái gì, và cái gìấy phải phản ánh trung thực hiện thực, một hiện thực có thể quan sát bằng mắt thường, nghĩa là văn học phải “bắt chước” cuộc sống. Hòn Đất, Gia đình má Bảy, Mẫn và tôi, Áo trắng, Rừng U Minh, Dấu chân người lính, Miền cháy... đều lấy các sự kiện lịch sử, các chiến công cách mạng, các vấn đề lớn
trong đời sống dân tộc làm đối tượng phản ánh.
Về tính chất của sự phản ánh, tiểu thuyết giai đoạn 45-75 đề cao nguyên tắc phán ánh gương . Nguyên tắc phản ánh hiện thực bị dung tục hóa thành phản
ánh như thật. Xem thực tại biểu kiến bên ngoài là trung tâm của mọi tác phẩm, xem sự phản ánh chân thực khách quan như nhiệm vụ tất yếu của văn học chính là quan
niệm thống ngựgiai đoạn này. Có thể thấy điều đó khi lật lại một số sách lý luận văn
học giai đoạn nửa sau thế kỷ XX: Trong Luyện thêm chất thép cho ngòi bút [65, 98]:
Chủ ngh a hiện thực xã hội chủngh a đề ra nguyên tắc văn học phản ánh hiện thực trong sự phát triển lịch sử của nó. Tính lịch sử cụ thể của hình thức đời sống không thể tách ra ngoài khuôn khổmôi trường dân tộc, ra ngoài lịch sử phát triển của dân tộc ; trong Lý luận văn học do Nguyễn Lương Ngọc chủ biên [49, 286]: Mặc dù vậy, văn học và sử học vẫn gần gũi nhau, gặp nhau trong việc phát hiện, trình bày chân lý của lịch sửcũng như bộ mặt nói chung của lịch sử xã hội và con người … Phản ánh hiện thực bị chi phối bởi lập trường ta - địch, một lập trường điển hình của tư duy loại trừ tiền hiện đại. Bên cạnh đó, cái nhìn về cuộc sống - tươi sáng và tin tưởng đã
khiến công việc của nhà văn không phải là cho hiện thực có mặt một cách tự do trong tác phẩm, mà lựa chọn các chi tiết và sắp xếp nó để chỉ ra tương lai đẹp đẽ đang tới. Bản chất, đó là biểu hiện của tâm thế lãng mạn. Vì thế, văn xuôi hiện thực xã hội chủ nghĩa, sau cùng, lại chính là một thứ siêu lãng mạn. Tiểu hệ hình văn chương này
không có tính chất đại diện cho hệhình văn xuôi tiền hiện đại viết về sựphiêu lưu, mà
chỉ có tính chất nối dài hệ thống thẩm mĩ văn học lãng mạn đã được định dạng và đạt
đến những đỉnh cao trước đó.
Việc nhấn mạnh quá mức bản chất phản ánh và nhiệm vụ mô tả hiện thực của văn học là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng "suy tư tưởng" của khá nhiều tác phẩm văn học 45-75 trong đó có tiểu thuyết. "Suy tư tưởng" ở đây
không phải là sai lầm vềquan điểm, lập trường mà về chất triết học, chiều sâu của sự khái quát, khả năng vươn tới những tư tưởng có tầm nhân loại cũng như cách lý
giải hiện thực độc đáo, bộc lộ bản lĩnh và cách nhìn riêng của nhà văn về thế giới.
Điều đó đã làm nghèo nàn hóa văn học một thời. Hệ hình này không chỉ có tính độc tôn, mà cả tính khép kín, không chấp nhận giá trị nào ngoài giá trị hiện thực được coi là cao nhất, không chấp nhận phương thức nghệ thuật nào khác lạ, nhất là nghệ
thuật của các trào lưu chủnghĩa tiền phong.
Để có cái nhìn toàn cảnh, cũng cần nhắc đến bộ phận tiểu thuyết Miền Nam
giai đoạn 1945-1975. Ở miền Nam, bên kia dòng sông bến Hải, kể từ sau hiệp định Genève, hình thành một quốc gia riêng với một tiền đềtư tưởng vã xã hội khác hẳn. Nếu trên lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở phía Bắc vĩ tuyến 17 đời sống tinh
thần chịu sự chi phối của ý thức hệ Marx-Lênin và văn hóa xã hội chủ nghĩa, trên lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa ở phía Nam, các luồng tư tưởng đến từ phương Tây
tranh chấp nhau ảnh hưởng và gây ra những tác động đa chiều và đa dạng đến đời sống người dân. Nếu Việt Nam dân chủ cộng hoà ở miền Bắc đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản, hai nền Đệ nhất và Đệ nhị cộng hoà theo chế độ đa đảng dẫn đến hệ quả tất yếu là xã hội được/ bị phân mảnh ra nhiều đối cực, một
nghĩa nào đó là tự do được biểu đạt. Xã hội tiêu dùng được biết đến với sự giàu có không bền vững của đồng đô la viện trợ thời chiến nhưng dẫu sao trong 20 năm
này, bầu không khí dân chủ, nhất là trong ý hệ và ý chí sáng tạo đã giúp miền Nam bảo tồn những gì mà miền Bắc không thể giữ được trong thời kỳ toàn trị: ngoài việc lưu trữ những tác giả Nhân Văn Giai Phẩm trong ký ức nửa phần dân tộc, miền Nam bảo tồn và phát huy văn nghệ tiền chiến. Tất cả các tác giả và tác phẩm tiền chiến, đều được phổ biến rộng rãi tại miền Nam. Từ nhạc Văn Cao,
Đoàn Chuẩn đến văn Nguyễn Tuân, Nam Cao, thơXuân Diệu, Huy Cận. Bộ Nhà
văn hiện đạicủa Vũ Ngọc Phan và cuốnThi nhân Việt Namcủa Hoài Thanh
được giảng dạy trong chương trình trung học. Khi văn nghệ sĩ ở miền Bắc phải chối bỏ các sáng tác tiền chiến lãng mạn của mình, thì ở trong Nam, những tác phẩm ấy vẫn được phổ biến trong lòng người Việt. Chính nhờ sự bảo tồn nền văn nghệ tiền chiến mà miền Nam đã có cơ sở để phát triển văn học trong thời kỳ chia đôi đất nước.
Mặt khác, theo thống kê của Võ Phiến trong cuốnVăn học miền Nam,
riêng ở Sài Gòn thời kỳ này đã có cả ngàn nhà in, 150 nhà xuất bản. Đời sống văn học phát triển phong phú, đa dạng, đáp ứng đủ mọi cung bậc cảm thụ, thưởng thức văn chương của mọi tầng lớp độc giả. Đặc biệt, văn học Mỹ, Pháp, nh, Nga… đều được chú trọng giới thiệu. Thị phần sách dịch theo Võ Phiến đã có một thời vào năm 1970 chiếm đến 60% và đến năm 1972 đã lên đến 80% toàn bộ đầu sách xuất bản ở miền Nam. Theo kết quả điều tra tiến hành vào tháng
7/1976, số sách dịch của miền Nam trong 20 năm bao gồm: Đức 57 đầu sách, Ý
58, Nhật 71, Anh 97, Mỹ 273, Pháp 499, Đài Loan và Hương Cảng 358, Nga
đông đảo. Những tác giả được dịch nhiều nhất là J.P. Sartre, A. Camus, F.
Sagan, P. Buck, St Exupery, E. Hemingway, Hermann Hesse, Kim Dung, Quỳnh
Giao… Các dịch giả quen thuộc với bạn đọc trên các báo và tạp chí là Cô Liêu, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Châu, Vũ Anh Tuấn, Vi Huyền Đắc, Quốc Dũng, Vũ Ký, Đặng Trần Huân, Phong Nh , Hà Hữu Nguyên, Nguyễn Minh Hoàng, Trần Phong, Lương Ngọc, Nguyễn Văn Trung, Trần Hương Tử (bút danh của Trần Thái Đỉnh)… Với sách dịch, những dịch giả quen thuộc là: Bùi Giáng, Phùng Thăng, Trần Phong Giao, Hoàng Thiện Nguyễn, Mai Vi Phúc, Phạm Bích Thủy,
Trần Thiện Đạo, Võ Văn Dung, Lê Thanh Hoàng, Thụ Nhân, Nguyễn Hữu Hiệu,
Bửu Nghi, Từ An Tùng, Từ Huệ, Trần Công Tiến, Phạm Công Thiện, Trần Thái
Đỉnh v.v…” [120]. Các văn nhóm xuất hiện nhiều làm sôi động thêm đời sống
văn học. Có thể kể đến nhóm “Người Việt” (sau đổi tên là nhóm “Sáng Tạo”), nhóm “Quan Điểm”, nhóm “Văn Hóa Ngày Nay”, nhóm “Nhân Loại”, nhóm “Khởi Hành”, nhóm “Thời Tập”, nhóm “Tuổi Ngọc”, nhóm “Văn” ... Mỗi nhóm lại có riêng một tờ báo, tạp chí và thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động văn học nghệ thuật như hội thảo, diễn thuyết, triển lãm...
Sự cởi mở của tư tưởng cộng hưởng với sự phát triển mạnh mẽ của dịch thuật, báo chí đã khiến triết học phát triển mạnh mẽ ở các đô thị Miền Nam. Võ Phiến có nói về hiện tượng đặc biệt này: Thường thường trong giới văn nghệ những kẻ được quần chúng biết rộng rãi nhất là các thi s , các tiểu thuyết gia. Nhưng vào thời kì này những tác giả viết triết luận lại được đọc nhiều, được tiếp đón ồn ào. Nguyễn Văn Trung, Phạm Công Thiện, Trần Thái Đỉnh, Kim Định…đều nổi tiếng nhanh chóng, được giới trẻ hoan nghênh. Sách triết học thành ra sách hốt bạc của các nhà xuất bản, tên tuổi các triết luận gia thành ra mốt ăn khách trên thị trường [67,153] Có thể thấy dấu ấn của các học thuyết triết học, nhất là triết học hiện sinh trên tất cả mọi mặt của đời sống, từ lối sống đến học thuật, từ sáng tác đến lý luận phê bình. Sự du nhập của nhiều học thuyết hiện đại góp phần kiến tạo nên đời sống văn hoá đa dạng, giúp nền văn nghệ ấy tiếp cận với
văn hoá/ văn học thế giới: Ngày nay, khủng hoảng là khủng hoảng chung: niềm hoang mang của Châu Âu cũng là hoang mang của Mỹ châu, Á Châu, cơn buồn
nôn phi lý ở bên này cũng làm xây xẩm đến bên kia [67, 155]. Đó chính là một cơ
hội để văn học Nam Việt Nam 1954-1975 có mặt bằng tương đương với sự phát triển của văn học thế giới.
Sơ thảo 15 năm văn xuôi miền Nam (1955-1969), tác giả Cao Huy Khanh nhận xét: Tiểu thuyết miền Nam trong 15 năm qua đ thực sự vượt qua bên kia ranh giới của một thời văn chương đ từng huy hoàng trong quá khứ, thời văn chương gọi là văn chương Tiền Chiến... [34, 26]. Căn cứ vào mục đích sáng tác và
thực tiễn tiếp nhận tác phẩm của người đọc, có thể phân chia tiểu thuyết đô thị miền
Nam giai đoạn 1954-1975 ra làm ba thành phần: Thứ nhất - loại tác phẩm giải trí
đơn giản (thường dành cho độc giả bình dân); thứ hai - loại tác phẩm hướng đến các giá trị tư tưởng hay đạo lý truyền thống; thứ ba là những tác phẩm hướng đến những
cách tân, đổi mới về nghệ thuật. Sự phân chia này dĩ nhiên không phải là những nhát cắt rạch ròi, xác định bởi văn chương nghệ thuật vốn phức tạp và một tác phẩm vẫn có thểđi theo nhiều mục tiêu khác nhau. Tiếp nối di sản văn chương cũ, nối tiếp trực tiếp với lối viết tiền hiện đại, có các tác giả tiêu biểu như Dương Tử Giang, Lý
Văn Sâm, Thẩm Thệ Hà, Vũ nh Khanh, Phi Vân, Hồ Hữu Tường, Đông Hồ,
Vương Hồng Sển, Lê Văn Siêu, Toan Ánh, Quách Tấn, Thiếu Sơn, Bình Nguyên
Lộc, Sơn Nam, Nguyễn Văn Xuân, Lê Ngọc Trụ, Thanh Lãng… Quan tâm đến ý thức nữ quyền cùng những khám phá về bản năng tính dục, về tiềm thức, về các ẩn
ức, mặc cảm, về dục tình thủa ấu thơ… đã khiến các tiểu thuyết của Túy Hồng, Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Trùng Dương, Bà Tùng Long, Minh Đức Hoài Trinh, về sau có thêm Lệ Hằng, Trần Thị NgH… có tham vọng truy tầm, phát hiện những bí ẩn bên trong con người, nhờ đó, đưa tiểu thuyết đi xa hơn.
Hướng đến thành phần công chúng chọn lọc, một số nhà văn nỗ lực tiếp nhận các trào lưu văn học hiện đại như chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa hiện sinh, dòng ý thức, tiểu thuyết mới và coi cách tân như là ý hướng… như Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Nguyên Sa, Ngô Kha, Diễm Châu, Du Tử Lê, Nguyễn Quốc Thái, Võ Phiến, Dương Nghiễm Mậu, Thế Nguyên, Phạm Công Thiện… Chính những tác phẩm của họ đã đẩy tiểu thuyết miền Nam bước sang hệ hình hiện đại chủ nghĩa theo qui chuẩn phương Tây.
Võ Phiến đã nhận xét: Cho đến năm 1945, các tiểu thuyết gia Việt Nam dù viết loại truyện nào, dù theo khuynh hướng nào, vẫn diễn đạt trong khuôn khổ truyền thống Tây phương. Không mấy ai tính chuyện vượt ra ngoài mẫu mực của những Balzac, Tolstoi, Dostoievsk.v.v.., mẫu mực đ thành hình từ thế kỉ trước. Sau thế chiến thứ hai, có những cố gắng táo bạo để phá vỡ cái truyền thống ấy, mở một chân trời mới cho tiểu thuyết, đem đến cho bộ môn này những khả năng mới [67, 329]. Có thể thấy rõ nhu cầu, ý hướng dịch chuyển hệ hình tiểu thuyết giai đoạn này qua phong trào Tiểu thuyết mới. Đầu những năm 60, những nhà nghiên cứu văn chương và những nhà văn đã truyền bá phong trào đổi mới tiểu thuyết phương Tây vào Việt Nam [Xem thêm thống kê của tác giả Võ Quốc Việt, 98]. Cuộc thảo luận của nhóm Sáng tạo giữa các tác giả: Mai Thảo, Cung Trầm Tưởng, Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, Duy Thanh, Huỳnh Văn Phẩm, Lê Huy Oanh, Ngọc Dũng,
Nguyễn Sỹ Tế, Thái Tuấn, Tô Thùy Yên, Trần Thanh Hiệp về việc nhìn lại Văn nghệ tiền chiến ở Việt Nam (1965) kì thực trong cùng một tâm thế với những
người viết văn xuôi ở Pháp khi nhìn lại tiểu thuyết truyền thống. Cả hai cùng là cuộc đảo hoán khởi đi từ chính sự bức bách và đòi hỏi vềnghĩa lí của sự viết, thế
giới, văn bản, người đọc. Những nhân tố này là chất xúc tác đầy đủ cho sự hiện diện của một lối “Tiểu thuyết mới” trong văn chương miền Nam 1954-1975. Nổi bật nhất trong phong trào này, Hoàng Ngọc Biên được định vị như một nhà phản tiểu thuyết. Truyện của Hoàng Ngọc Biên chẳng có thắt - mở nút, không có cao trào, không có mâu thuẫn, không có những tình tiết hay chi tiết éo le oan nghiệt, cũng