7. Cấu trúc của luận văn
2.1.1. Thiên nhiên hoang dã, dữ dội
Truyện dài Lớp lớp phù sa của Kiệt Tấn là tác phẩm tiêu biểu mang đậm màu sắc văn hóa sông nƣớc Tây Nam Bộ, từng lớp phù sa, từng đợt sóng vỗ đều ẩn trong mình hơi thở của một vùng đồng bằng thổ nhƣỡng. Dƣới ngòi bút của “Nhà văn miệt vƣờn” - Kiệt Tấn, chúng ta đƣợc ngƣợc dòng thời gian để đắm mình cảm nhận trong không gian sông nƣớc của Thới Lai, Cờ Đỏ, Bình Thủy với thiên nhiên vừa thơ mộng, lãng mạn vừa hoang dã, dữ dội.
Mở đầu thiên truyện là hình ảnh ngƣời đàn bà trong cơn trở dạ sinh con giữa cái khắc nghiệt của thiên nhiên “Vợ chú đang nằm trong khoang xuồng đau bụng đẻ rên hừ hừ. Cánh sông quá lớn tách rời cù lao với đất liền, mặt nước
vang dội tiếng quạ quang quáng kêu chiều. Trời sắp chạng vạng (...)” [24, tr.
14]. Giữa tình huống nguy cấp ấy có những khoảnh khắc con ngƣời tƣởng nhƣ tuyệt vọng khi phải vật lộn trong cái mênh mông của sóng nƣớc “Chú Ba quýnh quáng đổi mái dầm hết bên mặt sang bên trái, hết bên trái sang bên mặt, nhưng dưới con mắt chú chiếc xuồng ba lá vẫn như đứng chết trân tại chỗ. (...) Cù lao bên kia mịt mù không ngó thấy, ngoại trừ vệt xanh của rặng cây trong ánh sáng nhá nhem. Dưới sức khuấy động của dầm bơi, xuồng phăng nước ồ ồ. Nước đang lớn, sông càng rộng thênh thang. Nước tứ bề, nước lênh láng. Những cánh
chim đen trên cao bay lượn.” [24, tr. 14-15]. Giữa dòng phù sa cuồn cuộn,
ngƣời đàn bà mới mang thai có “tròm trèm bảy tháng” đang phải đối mặt với giờ phút sinh tử khi những cơn đau trở dạ cứ mỗi lúc một tăng “Thím Ba nằm dã dượi, bụng đau càng lúc càng dồn thúc (...) Bào thai dồn thúc làm thím đau điếng. Thím kêu ú ớ. (...) Thím ôm bụng cắn răng. (...) tóc sứt ra rã rượi, mặt
mày xanh lét.” [24, tr. 22-23]. Thế rồi đổi lại sự đau đớn tới mức “nằm không
cục cựa, đôi mắt hé mở lờ mờ” vì kiệt sức của ngƣời mẹ, sự hốt hoảng, sốt ruột, bồn chồn của ngƣời cha là sự ra đời của một sinh linh bé bỏng “Tiếng oe oe lại
35
ré lên tiếp theo tiếng bà mụ. Chú thấy đau nhói ở rún mình như bị cây đinh nhọn xốc vô. (...) Chú sướng ran, máu dồn lên đầu rần rần, chú đứng chết trân tại chỗ.” [24, tr. 32]. Cuộc vƣợt cạn đầy bất trắc và tiếng khóc chào đời của một đứa bé “sanh non” diễn ra hết sức tự nhiên trong cái chòi tối mà “Ánh sáng lù mù không xô dạt đƣợc bóng đêm”. Tuy vƣợt cạn, sinh con là chuyện rất thƣờng ngày, là lẽ tự nhiên của bất cứ một ngƣời đàn bà nào trên thế giới nhƣng cũng từ chính những cuộc vƣợt cạn ấy sẽ cho ta thấy hoàn cảnh sống, cách ứng xử, sức mạnh, thậm chí cả văn hóa của con ngƣời. Kiệt Tấn đã thành công trong việc tái hiện lại một cách chân thận mà sinh động không gian sinh sống của con ngƣời nơi đây.
Sự hoang dã, dữ dội là một trong những đặc trƣng của thiên nhiên miền sông nƣớc Tây Nam Bộ, nó khiến con ngƣời phải gồng mình lên chống chọi và coi đó nhƣ một lẽ tất yếu của cuộc sống. Sông nƣớc bao trọn lấy con ngƣời, con ngƣời dựa vào nƣớc để sống, để đi lại, để canh tác nhƣng đôi khi sức mạnh của nó có thể cƣớp đi mạng sống của con ngƣời bất cứ lúc nào. Trong tác phẩm, thiên nhiên không chỉ khắc nghiệt khi thím Ba sinh đứa con đầu lòng mà nó còn suýt nuốt trọn lấy đứa con ấy. Phát là đứa con lớn của vợ chồng thím, hàng ngày nó vẫn chơi đùa, tắm mát trên “mặt phù sa vặn xoáy”, vẫn “trửng giỡn” những
“Bợn nước từ dưới trồi lên vặn uốn, tỏa rộng trên mặt kinh như có loài thủy quái sắp xuất hiện, mở đường cho Hà Bá đi dạo chơi lúc chạng vạng, khi bóng
đêm vừa giao tiếp với âm cảnh” [24, tr. 220]. Sông nƣớc đầy bất trắc nhƣng một
ngƣời mẹ nhƣ thím Ba vẫn có thể để cho hai đứa trẻ tự chơi đùa với nƣớc bởi đó là cái thƣờng ngày, thƣờng nhật của con ngƣời nơi đây. Sơn và Phát vẫn chơi đùa với nƣớc nhƣ một phần của cuộc sống “Thằng Sơn quấn khăn choàng tắm ngồi chồm hổm trên bờ kinh chờ anh mình. Thằng Phát mình ngâm trong nước,
tay vịn mép cầu” [24, tr. 222]. Thế nhƣng, sông nƣớc Tây Nam Bộ không phải
là một ngƣời bạn luôn hiền hòa, dễ chiều chuộng và nịnh nọt, nó có thể quặn lên mạnh mẽ tức thời, giống nhƣ khi Phát đang chơi đùa sƣớt tóc đuôi gà thì bỗng
“Bụi cỏ lông gà chợt tróc gốc, dòng nước tức thì giựt cuốn đứa nhỏ cuồn cuộn phăng đi... Dòng phù sa vụt cuốn chìm đứa nhỏ... Đứa nhỏ hụp sâu dưới mặt
36
nước âm u mất dạng. Dòng phù sa rùng mình khép kín, cuốn tròn vặn xoáy, dợn uốn nao nao rồi tiếp tục thủy trình thường nhựt của mình như không hề có chuyện gì xảy ra. Không có gì hết. Những dề lục bình lững lờ trôi tắp. Bên kia
sông một con quạ thốt kêu. Trời chạng vạng.” [24, tr. 224].
Tiếp đó là cuộc chiến găng go, quyết liệt của một ngƣời mẹ với dòng nƣớc dữ dội để giành giật lại mạng sống cho con trai mình: “Thím Ba hả lớn miệng hớp không khí lấy hơi thở, rồi vội vàng hụp đầu lặn trở lại dưới nước, hai tay đưa cao con mình lên khỏi đầu, hai chưn chòi đạp hết sức để lội đứng xáp xô bờ. Dòng kinh tiếp tục tải con nước lớn băng băng, quấn theo phù sa lợn cợn
những âm hồn thủy quái trầm nghịch từ đời đời kiếp kiếp” [24, tr. 225]. Con
sông nhƣ muốn thử sức con ngƣời, nó ra một đề kiểm tra để thử thách tấm lòng của ngƣời mẹ, chỉ cần bỏ lỡ một tích tắc thôi cũng có thể đánh tuột mất cơ hội sống sót của đứa con mà mình chín tháng mƣời ngày mang nặng đẻ đau: “Người đàn bà phải trồi lên hụp xuống nhiều lần mới bươn được vô bờ, chân đặt lên đất sình trơn nhớt. Thím không biết mệt. Chỉ thấy sợ hãi cho tính mạng của con
mình” [24, tr. 225-226]. Sự hoang dại của thiên nhiên vẫn vậy, ngàn đời nó vẫn
cứ lững lờ trôi rồi lại quặn lên mạnh mẽ, hung dữ nuốt chửng những sinh mạng nếu lỡ sa chân, lạc bƣớc sơ sẩy. Dòng phù sa ấy mang lại cho con ngƣời những lợi ích về thủy sản nhƣng cũng nhiều lắm những tai ƣơng, sự bƣớng bỉnh và tính khí thất thƣờng của nó sẽ luôn đặt con ngƣời vào ranh giới của những nghiệt ngã và đau đớn. Sự sống và cái chết chỉ cách nhau rất ngắn, ranh giới của nó mong manh đến mức nhiều khi con ngƣời tƣởng chừng nhƣ đã mất đi cơ hội nhƣng bất chợt đƣợc hồi sinh một cách thần kì.
Thiên nhiên trong Lớp lớp phù sa có khi khiến ta thót tim khi lần theo cái chết hụt của cậu bé Phát có khi lại khiến ta nhói đau với cái “chết chìm” tức tƣởi của chú Tƣ. Chú Tƣ chết vì bị kẹt chà trong lúc đánh bắt cá trên sông, đấy là cái chết đau đớn đầy thƣơng tâm trên chính dòng sông quê hƣơng: “Chà là những nhánh cây và tàu dừa cắm dưới đấy sông cho có bóng mát để dụ cá vô ở. Khi ước chừng đã có nhiều cá vô ở trong đám chà, muốn bắt cá, người ta đóng đăng
37
(một loại sáo tre) vây quanh đám chà lúc nước lớn rồi dỡ chà. Chờ cho nước ròng, lấy nơm ra mà chụp và bắt cá. Chắc chú Tư đã lặn xuống dỡ chà trong lúc nước lớn, bất ngờ tóc chú sút ra quấn vô nhánh cây cắm dưới đáy sông, gỡ
không ra không đặng” [24, tr. 279]. Dòng sông nặng hạt phù sa đã cƣớp đi
mạng sống của một ngƣời con hiền lƣơng, chú Tƣ mất để lại vợ và năm đứa con nheo nhóc, nhà quá nghèo nên thím Tƣ cũng chỉ biết quấn chồng mình bằng chiếu rồi nhờ cậy bà con lối xóm chôn cất.
Sông nƣớc miền Tây cho con ngƣời nhiều sản vật thủy lợi, nuôi sống con ngƣời bằng chất phù sa quyện sánh nhƣng dòng phù sa ấy cũng ẩn trong lòng không thiếu những trắc trở, nó vẫn dỗi hờn vẫn giận dữ không báo trƣớc. Hoang dại đấy, mạnh mẽ đấy nhƣng ta thấy con ngƣời nơi đây đối diện với thiên nhiên, sông nƣớc bằng thái độ sống hòa thuận chứ không phải khát khao chế ngự hay lấn át nó. Chính bởi vậy, dù cho trong cuộc sống ấy con ngƣời có đau thƣơng hay thử thách thì ta vẫn cảm nhận thấy ở đó một mối liên hệ không hề có ranh giới xa cách giữa con ngƣời và sông nƣớc mênh mang.
2.1.2. Thiên nhiên gần gũi, thơ mộng, gắn bó với cuộc sống con người
Xuôi theo dòng chảy của sông nƣớc miền Tây Nam Bộ trong Lớp lớp phù sa, ta không chỉ thấy sự mạnh mẽ, bất trắc và ẩn chứa hiểm nguy của thiên nhiên mà hơn hết là sự gần gũi, thơ mộng, sự gắn bó giữa thiên nhiên và con ngƣời. Đặc trƣng thiên nhiên Nam Bộ là sông nƣớc, sông nƣớc ôm trọn lấy cuộc sống nơi đây, con ngƣời ăn ở, sinh hoạt cùng dòng sông, vui buồn cùng sóng nƣớc, coi dòng phù sa là một phần không thể tách rời trong sự sinh sôi, nảy nở.
Sinh ra và lớn lên từ miền sông nƣớc, Kiệt Tấn luôn dành cho sông nƣớc những đặc ân trong ngòi bút miêu tả của mình. Văn hóa miền Tây vì thế mà tràn ngập trang văn của ông, nền văn hóa đặc sắc ấy bao gồm cả thiên nhiên nên thơ, lãng mạn. Điểm đặc biệt làm nên sức quyến rũ của thiên nhiên nơi đây là giàu sức sống và gắn bó với sinh hoạt thƣờng ngày sống động, với những phong tục tập quán đậm chất Nam Bộ, với những phiên chợ nổi của quê hƣơng miệt vƣờn:
38
trên nhánh nước mênh mông, gọi bầy lao nhao, cắm mổ giành mồi, tranh la xao xác. Những cánh nhạn trắng xòe ra chở nắng tươi tốt, đảo vòng trong không khí ẩm mát, chốc chốc lại bất thần chúi xuống mặt sông sông xớt một con cá vẩy bạc óng ánh, rồi vỗ cánh bay vụt lên hớn hở, rộn ràng. Ghe lớn ghe nhỏ từng đoàn túa ra dòng thủy lưu lợn cợn, chở khẳm trong khoang ghe hàng hóa, đồ ăn, vải vóc, trái cây, tuôn về chợ Phong Điền, chợ Cần Thơ, chợ Cái Răng, cho
mọi người từ thôn dã đến thị trấn thị thành đua nhau mà sắm Tết” [24, tr. 273].
Đặc trƣng của sông nƣớc miền Tây thể hiện ở những phiên chợ nổi ngày Tết và cũng chỉ có nơi đây mới có cách họp chợ theo một lối riêng biệt, nó không chỉ là nét độc đáo mà nó còn là nét văn hóa, một nét văn hóa sông nƣớc: “Lúc này gần Tết, trong chợ người ta lui tới ì ì. Ghe chở khẳm dưa hấu đỏ lên đệm lát bày bán khắp nơi. Nào pháo đỏ, nào vải vóc, nào bánh mứt, nào liễn đỏ, nào thịt quay, nào bông hoa, mọi thứ tạp nhạp trộn lẫn nhau hăng hăng thành không khí đặc biệt của Tết, gây cho người cái cảm giác ngây ngất lạ lùng mà chỉ dịp Xuân về
mới có” [24, tr. 166]. Chính nét văn hóa đặc biệt này cho ta thấy đƣợc sự gắn bó
thân mật giữa con ngƣời Tây Nam Bộ và sông nƣớc, đối với con ngƣời nơi đây nƣớc nhƣ thể một ngƣời bạn cùng chung sống trong sinh hoạt thƣờng ngày. Dòng nƣớc trong Lớp lớp phù sa tuy khắc nghiệt khi để con ngƣời phải đối mặt với sinh tử nhƣng ta vẫn thấy ở đó hiện lên sự gắn bó giữa con ngƣời với sông nƣớc mênh mang. Đó là khi thím Ba vật lộn trong cơn trở dạ giữa mênh mông sóng nƣớc, là cái dữ dội khi con ngƣời ở ranh giới giữa sự sống và cái chết thì lúc ấy bên cạnh con ngƣời chính là sông nƣớc, là dòng sông nặng gánh thổ nhƣỡng ôm trọn lấy con ngƣời: “Trên sông mái chèo khua nước bì bõm. Trăng lưỡi liềm cong sừng trâu nghé mọc rõ nét cạnh sao hôm chực sa xuống nước. Nền trời trong vắt, xanh biệt mù, xanh cao vút như một ước muốn huốt ngoài
tầm tay” [24, tr. 29]. Sông nƣớc tuy lắm lúc hung tợn nhƣng cũng chính sông
nƣớc là nguồn nuôi sống khi con ngƣời không có kế sinh nhai. Hình ảnh chú Tƣ chết chìm tức tƣởi bên dòng sông đồng thời cũng là hình ảnh của những con ngƣời bám lấy sông mà sống, dòng sông không chỉ cung cấp nƣớc sinh hoạt,
39
không chỉ là đƣờng giao thông mà dòng sông còn mang đến cho con ngƣời nguồn thủy hải sản dồi dào, nuôi sống con ngƣời đi qua những ngày bần hàn.
Sông nƣớc Tây Nam Bộ tuy trắc ẩn lắm hiểm nguy nhƣng nó cũng thật dịu êm, hiền hòa và đầy thơ mộng. Với con ngƣời Nam Bộ, sông nƣớc nhƣ có linh hồn, có sinh khí, những ngƣời dân xứ sở này yêu sông nƣớc sâu sắc, gắn bó với sông nƣớc, coi sông nƣớc chính là một phần quan trọng không thể tách rời của quê hƣơng.
2.2. Con ngƣời Nam Bộ
2.2.1. Phong cách sống của con người Nam Bộ
Vùng văn hóa Nam Bộ nằm trong lƣu vực sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu Long có khí hậu hai mùa rõ rệt kết hợp với mênh mông sông nƣớc và kênh rạch chằng chịt. Với đặc thù này, cƣ dân nơi đây học cách dung hòa cùng sông nƣớc, khai thác các nguồn lợi thủy sản phục vụ cho cuộc sống thƣờng ngày. Cũng bởi vậy, sông nƣớc luôn là nguồn gợi thƣơng, gọi nhớ với những ngƣời con xa quê nhƣ Kiệt Tấn.
Biểu tƣợng của văn hóa Nam Bộ là sông nƣớc, sông nƣớc cũng chính là nguồn sống của con ngƣời vì thế cƣ dân vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long chủ yếu làm nhà có khuynh hƣớng trải dài ven kênh, ven sông để tiện cho việc đi lại và các sinh hoạt thƣờng ngày. Bởi gắn bó với sông nƣớc nên hoàn cảnh sống và cung cách sinh hoạt của ngƣời Nam Bộ có phần đặc biệt hơn so với các vùng khác. Tất cả những điều này đều đƣợc Kiệt Tấn ghi lại từ những hồi ức đẹp đẽ của một thời thơ ấu sống với gia đình trong tác phẩm Lớp lớp phù sa. Các nhân vật nhƣ vợ chồng chú Ba Khuôn, gia đình thím Tƣ, nhà thầy Bang,... tuy mỗi ngƣời một hoàn cảnh sống khác nhau nhƣng tổng thể họ đều tạo nên nét đặc trƣng trong phong cách sống của ngƣời dân miền sông nƣớc. Phần đầu tác phẩm ta không khỏi bồi hồi với hình ảnh vợ chồng chú Ba một mình đơn chiếc ở cù lao ông Chƣởng, mƣợn ruộng để cấy hái. Trong quan niệm của những nhƣ vợ chồng chú thì không phải cứ làm là sẽ có ăn mà phải làm cật lực mới sống đƣợc “Phải làm mới có ăn. Phải làm, và làm vất vả đổ mồ hôi xót con mắt,
40
như mọi tá điền khác. Mượn mùa trước trả mùa này, mượn mùa này trả mùa
sau. Cứ như vậy, nợ kinh niên” [24, tr. 16]. Không chỉ một mình vợ chồng chú
mà rất nhiều ngƣời dân Nam Bộ trong những năm 1920 phải sống nhƣ thế “Có
người đã trốn nợ, dắt vợ con lén qua miệt khác làm ăn” [24, tr. 16]. Vì thế, hình
ảnh con ngƣời lẫn trong đồng ruộng dƣới cái nắng gắt của mùa gặt hái là điều không hiếm gặp ở vùng đồng bằng sông nƣớc này. Những tá điền nhƣ vợ chồng chú Ba, mẹ con Hai Hƣờng hàng năm vẫn phải gánh gạo trả chủ điền, rồi lại vay gạo ăn, cứ thế nợ năm này qua năm khác, vụ này sang vụ nọ.
Giống nhƣ bao ngƣời nông dân trên khắp mọi miền đất nƣớc, ngƣời nông dân Nam Bộ trƣớc kháng chiến chống Pháp cũng đều thuộc phận tá điền phải làm thuê cho chủ điền, phải cắn răng cam chịu những ức hiếp để đáp ứng những thú vui quái dị của quý tử nhà giàu. Ấy là cái sở thích xem thân thể đàn bà, từ những ngƣời có con đến đứa con gái mới bắt đầu tuổi dậy thì, nó khiến Kiệt Tấn đôi khi phải mƣợn giọng nhân vật để thể hiện sự uất ức đến “bể phổi”: “Mẹ tổ các quân bất nhơn! Con gái người ta mới lớn mà đòi coi cho được! Sao trời