7. Cấu trúc của luận văn
2.3. Đặc trƣng đời sống văn hóa Nam Bộ
2.3.1. Tình sông nước
Gắn bó với sông nƣớc là một trong những nét tính cách cố hữu của con ngƣời Nam bộ. Con ngƣời với sông nƣớc có một mối liên hệ tuy vô hình nhƣng bền chặt, đây chính là cái tình với sông nƣớc đã ăn sâu vào tận trong tâm thức của cƣ dân nơi đây. Cái tình ấy không phải chỉ thể hiện ở tình yêu thiết tha, đằm thắm mà nó còn là sự gắn bó thân thiết, khó tách rời giữa con ngƣời với dòng phù sa nặng hạt.
Biểu hiện đầu tiên trong tình sông nƣớc là đặc điểm cƣ trú của ngƣời dân Nam bộ, họ chủ yếu sinh sống ở ven các con sông lớn để hƣởng trọn bầu không khí sông nƣớc và tiện thu các nguồn lợi thủy hải sản. Sông nƣớc đối với con ngƣời không đơn thuần chỉ là một yếu tố tự nhiên mà nó giống nhƣ là máu thịt với con ngƣời. Con ngƣời dù có ý định đi đâu cũng đều bịn rịn với sông nƣớc,
52
một phần vì tính cách không muốn thay đổi, một phần vì nó là lối sống, sông nƣớc với ngƣời có mối giao tình nồng thắm, cũng giống nhƣ chú Ba trong tác phẩm của Kiệt Tấn: “Chú tới ngồi ở đầu cầu cây dừa, bên dưới còn buộc chiếc xuồng ba lá cùng chú châu du sông nước cả ngày hôm nay. Một ngày tưởng chừng giống như mọi hôm khác bên dòng phù sa rộng lượng. Nhưng thiệt ra đó chính là cái ngày vô cùng trọng yếu, cái ngày đã đưa chú tới một quyết định quan hệ suốt cả đời mình. Một ngày đã làm đảo lộn hết mọi lề lối cảm nghĩ của chú, đảo lộn hết mọi cách thức làm lụng mưu sinh của chú. Và cũng do đó mà làm thay đổi hết mọi định hướng tương lai cho con cái mình. Một phương trời mới đã thình lình rộng mở ra!... Chú tự hỏi: Rồi đây không biết sẽ còn dịp một bữa đẹp trời nào đó, chú bơi xuống trở lại cái cù lao ân tình xa khuất bóng bần ở vọt nước bên kia vàm sông để thăm viếng bà con quen thuộc một lần cuối cùng hay không nữa. Và cái cảm giác bâng khuâng đó không khỏi khiến cho dạ
chú dấy lên nhiều nỗi bứt rứt muộn phiền...” [24, tr. 306-307]. Một đặc trƣng
tiêu biểu của con ngƣời vùng phù sa là cho dù có rời quê hƣơng mình sinh sống để đi làm ăn xa thì họ vẫn tìm đến những nơi gắn với dòng nƣớc để sinh sống. Chú Ba Khuôn rời quê nhà đến làm thợ ở xƣởng cƣa Tấn Phát, Bạc Liêu, đơn giản chỉ là chú từ khúc sông này chuyển đến cạnh khúc sông khác của vùng châu thổ sông Cửu Long: “Nơi cuối điểm này của châu thổ Cửu Long, xứ sở trương rộng mũi phù sa hít thở không gian bát ngát của Thái Bình Dương, mơ ước những chuyến viễn du biển cả, có bầy cá rước mướt đen phóng mình bơi lội
đua với ghe lườn trong buổi chiều nắng quái.” [24, tr. 422]. Con ngƣời dù đi
đâu cũng đều tự gắn mình với sông nƣớc, dòng sông không đơn giản chỉ là dòng chảy mà nó chính là dòng thời gian, dòng kí ức, kỉ niệm của những con ngƣời nhƣ nhân vật chú Ba Khuôn và với cả chính tác giả Kiệt Tấn. Tuy ở một vùng đất xa hôi nhƣng Kiệt Tấn vẫn luôn nhớ về quê hƣơng, vẫn mƣờng tƣợng ra dòng phù sa của một thời yêu dấu với đầy đủ thanh vị của nỗi niềm thƣơng mến, sâu nặng không thể dứt bỏ.
Tình sông nƣớc của ngƣời Nam Bộ còn đƣợc thể hiện ở cách sinh hoạt. Mọi sinh hoạt của con ngƣời đều gắn với dòng sông hay bờ kênh, con rạch, con
53
ngƣời tắm giặt trên sông, lấy sông là nguồn nuôi sống bản thân. Dòng sông không những cung cấp nƣớc tƣới tiêu cho canh tác, bồi đắp phù sa cho ruộng đồng mà nó còn là tuyến đƣờng giao thông trọng yếu để con ngƣời di chuyển từ vùng này qua vùng khác, nhà này qua nhà khác. Con ngƣời buôn bán trên sông, họp chợ trên sông, sự phát triển của vùng miền đƣợc thể hiện thông qua sự tấp nập, phong phú của những chợ nổi trên sông: “Dưới cầu, dòng sông xôn xao nhộn nhịp mở rộng cho chợ nhà lồng cất trên đất liền tràn xuống khắp mặt sông. Ghe lớn, ghe nhỏ, tam bản, xuồng, đò máy tới lui tấp nập, huyên náo. Sự phồn thịnh của tỉnh lỵ Bạc Liêu quy tụ tại khu này, nơi huyết mạch bán buôn, trao đổi”. [24, tr. 424]. Giao tiếp, trao đổi hàng hóa trên sông nƣớc trở thành nhu cầu, thành nét đặc trƣng riêng biệt của con ngƣời Nam Bộ, tất cả sự phồn thịnh, giàu có của cả một vùng văn hóa đƣợc phô bày trên mạn thuyền trôi trên sông nƣớc. Chính cách bày bán trên sông nƣớc tạo nên cái phóng khoáng của con ngƣời, mua bán không có quá nhiều sự kì kèo hạ giá mà nó diễn ra trong không khí nhộn nhịp, thoải mái. Điều này không chỉ thể hiện nét đẹp của văn hóa mà nó còn biểu hiện cái duyên của sông nƣớc. Sông nƣớc không chỉ là yếu tố thiết yếu quyết định đến sự sống còn của con ngƣời mà nó còn là môi trƣờng sinh thành, di dƣỡng những giá trị văn hóa rất riêng, rất độc của một miền đất trên Tổ quốc Việt Nam.
Các nhân vật nhƣ chú Ba Khuôn, thím Ba, ông Đƣơng, Lão Thần Y,...là những ánh xạ về tính cách và văn hóa mà Kiệt Tấn đã khéo léo đƣa vào tác phẩm của mình. Mỗi nhân vật là một phác họa sinh động về đặc điểm của cƣ dân vùng sóng nƣớc. Cùng gắn với sóng nƣớc nhƣng ngƣời dân của vùng văn hóa sông nƣớc khác với cƣ dân miền biển, họ không có cái vạm mỡ, mặn mòi của chất muối biển mà thay vào đó là cái trữ tình, đằm thắm xen lẫn những mộng mơ của miền nƣớc ngọt. Cái mộng mơ, thanh thoát này thể hiện rõ nét nhất ở những điệu hò trên sông. Chỉ có đi trên sông thì những điệu hò mới đƣợc cất lên đắm say đến thế, mới hút hồn ngƣời đến vậy. Sóng nƣớc và tiếng va đập loong boong vào mạn thuyền của nó tạo tiếng nhạc đƣa những điệu hò vang khắp một khoảng sông. Phải yêu sông nƣớc trữ tình, hiểu cá tính và những dòng
54
uốn khúc thì con ngƣời mới vững tay chèo để vừa đi trên sông vừa cất tiếng ca hò vang dậy khắp trên thuyền, dƣới bến. Cảm giác ấy nhƣ khiến con ngƣời chìm đắm vào sông nƣớc, hòa mình vào cái mát trong lăn tăn gợn sóng. Tiếng hò hòa cùng tiếng nƣớc tạo nên những thanh điệu lôi cuốn lòng ngƣời, khiến con ngƣời quên đi những lo âu mệt mỏi. Tiếng hò trên sông làm cho thiên nhiên mở ra đẹp hơn, thơ mộng hơn và quan trọng là khiến cho lòng ngƣời trở nên thanh thản.
Chú Ba trong lúc chờ thím Tƣ sinh vẫn có thể vừa nghe ca hò vừa xốn xang, bởi tiếng hò vang động cả khúc sông ấy để trấn tĩnh tâm hồn, nó khiến cho mọi sự trôi theo lúc nhanh lúc khoan theo nhịp trữ tình.
“Nền trời trong vắt, xanh biệt mù, xanh cao vút như ước muốn huốt ngoài tầm tay. Có giọng hò nữ cất lên rất nhẹ, nhưng quá xa, nghe không rõ, chỉ loáng thoáng rơi lại chút hò ơ ơ… ở đằng cuối. Rồi giọng hò nam đáp lại:
Hò… ơ ờ ơ ớ
Bỏ chiếc ghe sau (chớ) chèo mau anh đợi (ờ ờ…)
Kẻo khuất khúc sông nầy (ờ ờ…) (rồi) bờ bụi tối tăm… (ờ ơ ơ…)
… Ý nghĩ của chú bị cắt ngang bởi giọng hò nữ bây giờ tới gần nghe rõ hơn: Hò… ơ ờ ơ ớ…
Bên sông này bắc cây cầu mười tấm ván (mà) Bên sông kia lập cái quán mười hai từng Bán buôn nuôi mẹ (...hò ờ ờ…)
(chớ em) bán buôn nuôi mẹ
(để) cầm chừng đợi (ờ ớ…) anh (ờ ớ ơ…)
Chèn ơi! cái giọng ngân nga sao mà mùi tận mạng. Điệu này nếu mà chú cầm chèo chắc sẽ bủn rủn hay cũng khoan mái chèo để mà nhìn cho rõ mặt nữ.” [24, tr. 29-30] Tiếng hò chỉ hay và mê đắm lòng ngƣời khi nó đƣợc ngâm nga trên sông nƣớc, chỉ có sông nƣớc mới đủ sức bao chứa nó và cũng chỉ có thiên nhiên sông
55
nƣớc vô tận mới sẵn sàng nghe con ngƣời trải lòng san sẻ trên những câu ca đƣợm chất trữ tình.
Sông nƣớc mênh mang giống nhƣ là máu thịt, là huyết thanh chảy trong khắp cơ thể của cƣ dân Nam Bộ. Họ yêu sông nƣớc, nặng tình, nặng nghĩa với sông nƣớc, coi sông nƣớc nhƣ tình yêu vĩnh hằng và bất diệt. Ngƣời Nam Bộ yêu sông nƣớc, thiết tha với sông nƣớc cũng bởi họ sinh ra đã gắn với sông nƣớc, mở mắt chào đời đã nhìn thấy sông nƣớc. Sông nƣớc ăn sâu tận vào máu thịt, xƣơng cốt là thành tố không thể thiếu trong cuộc đời của những con ngƣời đã quen nghe tiếng sóng vỗ mạn thuyền.
2.3.2. Nét đẹp ẩm thực
Ẩm thực là một trong những nét đẹp văn hóa, con ngƣời ăn uống không phải chỉ để thỏa mãn nhu cầu hàng ngày mà trên hết là sự thể hiện bản sắc văn hóa của từng vùng, từng miền, từng quốc gia dân tộc. Trong mỗi quốc gia lại chia ra thành các miền, mỗi miền lại có một nét văn hóa ăn uống đặc thù, tạo nên đặc trƣng riêng biệt để phân biệt giữa vùng này với vùng khác. Phong cách ăn uống một phần phản ánh thói quen sống và tính cách con ngƣời. Con ngƣời tỉ mỉ thì món ăn cũng chỉn chu, kĩ càng, con ngƣời phóng khoáng, ƣa sự đơn giản thì món ăn cũng đƣợc phô bày theo phong cách phóng khoáng của chính chủ nhân làm ra nó. Ẩm thực là nghệ thuật và cũng là văn hóa của con ngƣời.
Bởi nó là văn hóa nên không thể so sánh ẩm thực của vùng này, quốc gia này cao hơn vùng khác, quốc gia khác mà ngƣời ta chỉ có thể so sánh những nét tƣơng đồng và khác biệt của nó mà thôi. Trên quốc gia hình chữ S này, nếu nói đến tính hoang dã và tính sáng tạo trong văn hóa ẩm thực thì tức là ta đang nói đến văn hóa ẩm thực Nam Bộ. Nam Bộ là vùng đất trù phú với nhiều nguồn lợi tự nhiên nên đặc tính ăn uống của cƣ dân nơi đây là gắn với tự nhiên, các món ăn có nhiều nguồn gốc từ tự nhiên và đƣợc chế biến thành nhiều món khác nhau. Ngƣời ta nói ẩm thực của cƣ dân Nam Bộ lạ mà hoang dã, phản ánh rõ nét nhất của tính hoang dã chính là việc con ngƣời nơi đây có thể ăn cả những loài mang tính hoang dã nhƣ: con còng, con ba khía, rắn lƣơn, ếch, nhái, chuột,…có khi họ
56
còn ăn cả cào cào, châu chấu, ve sầu và bọ xít. Đặc biệt, thịt chuột là một trong những món đặc sản, thƣờng ngày của ngƣời dân nơi đây, họ ăn trong những bữa ăn hàng ngày và ăn khi tụ họp gia đình con cháu, họ vừa ăn món khoái khẩu này vừa hàn huyên trò chuyện:
“Chuột đồng chiên vàng cháy đen giòn đầy ắp trong đĩa lớn, thơm phức mùi xả và mỡ chuột ngầy ngậy. Cậu Tư thò tay cầm lấy nửa con, lên tiếng:
- Ờ, năm nay anh chị tính sao cái vườn cam? Nếu tính ở nhà hái lấy ra
chợ Cái Răng bán thì tui với mấy đứa nhỏ qua hái tiếp cho anh chị.” [24, tr.
110]
Không chỉ đặc biệt trong ăn món gì, ăn con gì mà ẩm thực của ngƣời Nam Bộ còn đặc biệt ở cách kết hợp món ăn, đôi khi những trái xoài, trái chuối hay mấy con cá kết hợp hợp với cơm nguội cũng trở thành thức cao lƣơng mĩ vị đặc trƣng và ngon miệng: “Thím ốp một mo cơm nguội, với lại hai ba con mắm sặt sống bằng nửa bàn tay, chuối hột non, khế chua và gừng xắt mỏng. Thím rón rén ra sau vườn ngồi bẹp dưới đất gần mấy bụi rau thơm, rau húng lủi, rau dấp cá và giở mo cơm ra. Thím xé một miếng mắn sống, bốc một nắm cơm nguội bỏ vô miệng nhai ngấu nghiến. Rồi một miếng chuối chát, tiếp theo liền một miếng khế chua, một miếng gừng cay, một lá rau thơm ngắt ngay tại chỗ… Thím không khỏi tiếc giùm cho các bực vua chúa ngự trên ngôi cửu phẩm trùng đài. Các bực ấy đó có bao giờ được thưởng thức món cơm nguội với mắm sống ngon tuyệt
trần như thím…” [24, tr. 350-351]. Theo quan niệm của thím Tƣ thì đây là
“món ngon mà trời ban phát cho khắp cả mọi chúng, nằm ngay trong tầm tay của tất cả mọi người. Sống ở đời mà chưa biết thưởng thức món mắm sống là
chưa biết sống” [24, tr. 351]. Ngƣời Nam Bộ thích sự đơn giản nên các món ăn
đôi khi không cần chế biến quá cầu kì, chỉ cần ăn theo các cách khác nhau là đã có những món ngon mới lạ. Sự kết hợp các loại nguyên liệu khác nhau để tạo ra nhiều cách thƣởng thức mới mẻ là đặc sắc ẩm thực của ngƣời dân Nam Bộ, có khi một loại cá thôi nhƣng cũng chế biến đƣợc thành 20 món khác nhau với 20
57
công thức nấu khác nhau. Đây chính là sự sáng tạo trong việc chế biến các món ăn vô cùng phong phú của ngƣời Nam Bộ.
Không chỉ sáng tạo trong cách chế biến món ăn, ẩm thực Nam Bộ còn độc đáo trong kết hợp gia vị và nguyên liệu. Cách ăn của ngƣời miền Nam không giống với cách ăn của ngƣời miền Bắc. Nêm gia vị cho các món ăn của ngƣời miền Nam không phải có vị mặn trung tính nhƣ miền Bắc hay cay nồng nhƣ miền Trung mà vị của họ rất đặc biệt, đã cay là phải cay xé lƣỡi, đã mặn là mặn quéo lƣỡi nhƣ các món kho quẹt hay các món mắm cá sống, khi ăn phải cảm đƣợc cái vị mặn chát tan ở đầu lƣỡi: “Vị mắm tan ra trong miệng, thấm trên đầu
lưỡi vừa mặn, vừa ngọt dịu, vừa có mùi hương đồng nội thơm bát ngát” [24, tr.
351]. Không chỉ thích vị mặn, cay, ngƣời Nam Bộ còn đặc biệt thích ăn ngọt và chủ yếu ăn ngọt, nơi đây cũng chính là nơi sản sinh ra những món chè ngon nổi tiếng và những món bánh ngọt thơm ngon nhƣ bánh đúc lá dứa, bánh tét hay trái chuối nếp nƣớng. Nói tới bánh tét là nói tới một món ăn truyền thống vào dịp Tết của ngƣời Nam Bộ, có vị ngọt của “nhân chuối thiệt là rệu, còn đậu trắng
xung quanh thì phải mềm, nếp phải có nhựa nhiều và dẻo” [24, tr. 470], đấy là
thức quà có mùi hƣơng đặc biệt “Khói nước trộn lẫn mùi lá chuối bay lên tỏa
thơm mùi vườn tược ấm cúng” [24, tr. 469].
Ẩm thực miền Nam đa dạng và phong phú, tuy không cầu kỳ về trƣng bày nhƣ miền Bắc, đậm đà hƣơng vị nhƣ miền Trung nhƣng vẫn rất hấp dẫn bởi sự tƣơi ngon, dồi dào của nguyên liệu chế biến tạo ra nét rất riêng không pha lẫn. Điều đó làm nên sự chân chất, giản đơn mà độc đáo trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ.
2.3.3. Văn hoá ứng xử trong giao tiếp
Giao tiếp là một trong những nhu cầu thiết yếu hằng ngày của con ngƣời, vì là nhu cầu nên nó có những đòi hỏi và yêu cầu nhất định trong giao tiếp. Chính những đòi hỏi và yêu cầu đã tạo nên nét khác biệt giữa các dân tộc và vùng miền, mỗi một nơi lại có một cách giao tiếp riêng. Việc con ngƣời đối đáp lại nhau trong giao tiếp đƣợc gọi là ứng xử, ứng xử trở thành văn hóa trong giao tiếp của con ngƣời. Nó là biểu hiện cho tính cách và con ngƣời khi tham gia cuộc đối thoại.
58
Trong tác phẩm Lớp lớp phù sa của Kiệt Tấn, văn hóa không chỉ đƣợc thể hiện trong lối ăn ở, đi lại mà còn đƣợc biểu hiện trong ứng xử hàng ngày.
Trong tác phẩm, văn hóa ứng xử của cƣ dân Nam Bộ thể hiện trƣớc hết ở cách xƣng hô. Xƣng hô trong quan hệ gia đình thƣờng theo quan hệ dòng họ (nội - ngoại) và theo quan hệ thứ bậc trên dƣới. Cặp xƣng hô tƣơng ứng theo quan hệ thứ bậc nhƣ: ông, bà - cháu; bố, mẹ - con; anh, chị - em. Cặp xƣng hô tƣơng ứng theo quan hệ dòng họ nhƣ: cô/bác (bên nội) - dì/cậu (bên ngoại); mợ/dƣợng (bên ngoại) - bác/thím (bên nội) - cậu/dì (bên ngoại). Tuy nhiên, trong quá trình giao tiếp, nếu ngƣời miền Bắc thƣờng dùng kết hợp giữa quan hệ