7. Cấu trúc của luận văn
2.2.2.2. Tính bao dung
Bao dung là một trong những nét tính cách đặc trƣng của ngƣời Nam Bộ, đặc biệt là cƣ dân Tây Nam Bộ sinh sống bên dòng phù sa mạnh mẽ. Theo Hoàng Phê định nghĩa: “bao dung” là rộng lòng cảm thông, thƣơng yêu với mọi ngƣời, trái nghĩa với bao dung là hẹp hòi. Nhƣ vậy, tính bao dung đƣợc hiểu là một đức tính của con ngƣời, trên nền tảng lòng nhân hậu và tình thƣơng, biểu hiện thành lối ứng xử dung nạp và điều hòa, rộng lƣợng tha thứ, thông thoáng
47
châm chƣớc và quan tâm trợ giúp nhau trong mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, giữa con ngƣời với xã hội, với tự nhiên và với thế giới.
Tính bao dung của ngƣời Tây Nam Bộ một phần đƣợc hình thành trên cơ sở của tình thƣơng ngƣời và lối sống phóng khoáng không suy tính để bụng. Họ sẵn sàng vui vẻ, thân thiện trong các mối quan hệ, những hành động thể hiện lòng vị tha, dung thứ xuất phát một cách rất tự nhiên và bình dị. Họ không để bụng những thiếu sót của ngƣời khác, đôi khi quên đi những lần vô tình vô tâm của ngƣời thân để hƣởng niềm vui đoàn tụ gia đình. Trong Lớp lớp phù sa
không ít lần ta thấy Lão Thần Y vì mải mê ngao du chữa bệnh mà quên đi vợ con nơi quê nhà khiến cho vợ con phải lâm vào cảnh thập tử nhất sinh. Nhớ lại cảnh vợ Lão Thần Y rơi vào cơn bạo bệnh đến tắt thở, chân tay cứng đờ chỉ còn một chút hơi ấm phần ngực thì lão mới về tham thiền nhập định cho vợ mình
“Người đàn bà sống lại ngủ li bì liên tiếp ba ngày đêm… Mạch mỗi lúc một mạnh lên và đều hơn… Qua ngày thứ tư, bà mẹ đã ngồi dậy được và nói chuyện
lại được như thường” [24, tr. 81] hay nhƣ thím Ba đẻ xong thì đâm ra điên dại,
nhiều khi không nhận ra ai, có khi thiếu chút nữa thì nhấn chìm cả chồng con, thế mà Lão Thần Y cũng không về đƣợc chỉ nhờ một sƣ cô mang thuốc đến cứu chữa. Trƣớc sự vô tâm, vô ý của Lão Thần Y, vợ lão, con lão không trách móc, không oán thán lấy một lời, cứ lão về nhà là vui vẻ. Đó chính là lòng bao dung, là sự cảm thông cho công việc của lão, là sự sẻ chia cho lòng ham muốn đi tứ phƣơng hành y tích đức của lão. Con ngƣời Tây Nam Bộ là thế, họ rộng lƣợng, không trách hờn mà lúc nào cũng vui vẻ, niềm nở khi ngƣời thân từ phƣơng xa trở về.
Sẵn sàng bỏ qua là một trong những tính cách của ngƣời Nam Bộ. Thím Ba bụng mang dạ chửa, một mình chăm con, nhớ chồng nơi phƣơng xa nhƣng chú Ba vì ham vui mà có quan hệ tình ái với Sáu Huê. Biết chuyện thím Ba nổi trận ghen tuông với Sáu Huê nhƣng rồi vì thƣơng chồng mà cũng bỏ qua mọi chuyện. Lẽ ra ngƣời ta sẽ làm tới cùng của sự uất ức nhƣng thím Ba lại bỏ qua, một phần vì không muốn rắc rối, một phần vì khoan thứ là tính cách đặc trƣng
48
của con ngƣời nơi đây. Họ giận là giận tím ngƣời mà bỏ qua là bỏ qua luôn không suy tính quá nhiều về thiệt hơn, đƣợc mất trƣớc sau. Một ngƣời đàn bà bị chồng phản bội khi đang mang trong mình đứa con của chồng, một mình gồng gánh nuôi con nhƣng lại dễ dàng bỏ qua sự phản bội để tiếp tục chung sống, tiếp tục vun đắp cho gia đình nhỏ bé thì sự tha thứ ấy chỉ có thể đƣợc xuất phát từ tận trong bản tính con ngƣời chứ không thể do thôi luyện mà thành đƣợc. Tình yêu và thù hận chỉ cách nhau qua ranh giới mỏng và mong manh. Con ngƣời miền sông nƣớc Cửu Long luôn biến thù thành bạn, tha thứ, khoan dung để kéo nhau lại gần hơn trong tình thân, nghĩa lớn.
Môi trƣờng tự nhiên miền Tây ƣu đãi con ngƣời cũng nhiều mà khắc nghiệt cũng lắm. Ứng xử với hai mặt khắc nghiệt và ƣu đãi của môi trƣờng tự nhiên góp phần khắc sâu thêm tính cách của con ngƣời. Để đối phó với khắc nghiệt, họ phải đoàn kết lại, dung nạp, chấp nhận lẫn nhau, thậm chí chia sẻ những tổn thất. Sự ƣu đãi của môi trƣờng giúp họ có cuộc sống không thiếu hụt về vật chất, không sợ đói cho ngày mai, không cần thắt lƣng buộc bụng, không cần hẹp hòi. Đời sống vật chất một phần quy định nên cách sống của họ. Lâu dần thói quen “rộng mở” trở thành đặc trƣng. Đó cũng là điểm khởi đầu sinh lòng bao dung. Lối sống giản dị cũng ảnh hƣởng đến cách nghĩ rộng thoáng của ngƣời dân miền Tây.