7. Cấu trúc của luận văn
2.2.2.3. Tính thiết thực
Theo Trần Ngọc Thêm thì tính thiết thực nằm trong hệ thống năm đặc trƣng tính cách văn hóa Việt Nam Bộ với hai biểu hiện cơ bản là việc trọng nội dung hơn hình thức và trọng cụ thể hơn trừu tƣợng. Ngoài ra, tính thiết thực của ngƣời Nam Bộ còn dẫn tới năm hệ quả tiêu biểu trong đặc trƣng tính cách của con ngƣời nơi đây. Trong tác phẩm Lớp lớp phù sa, Kiệt Tấn đã thể hiện rất rõ tính cách này thông qua biểu hiện trên hai hệ quả là khuynh hƣớng đơn giản hóa và tinh thần trọng võ.
Hệ quả thứ nhất của tính thiết thực là khuynh hƣớng đơn giản hóa trong biểu trƣng ƣớc lệ nghệ thuật: Nghệ thuật ngôn từ Nam Bộ phát triển tối đa kiểu
49
biểu trƣng ƣớc lệ ở dạng liên tƣởng đồng âm, gần âm: Mâm ngũ quả gồm mãng cầu quả sung quả dừa đu đủ quả xoài với ý nghĩa “cầu sung vừa đủ xài”. Trong phong tục hôn nhân ăn bánh hỏi để xem nhà gái có ƣng gả con không; khi công việc đã xong, ăn bánh xếp hoặc dọn món suông ngụ ý công việc đã dàn xếp xong xuôi; dọn bánh rán để mọi ngƣời ráng sức. Khi đầy tháng bé gái thì ăn chè
viên để lớn lên bé có duyên. Những liên tƣởng đồng âm, gần âm này trở thành một nét đẹp trong phong cách sống của ngƣời Nam Bộ, trở thành một đặc sản trong nét văn hóa của nơi đây. Kiệt Tấn cũng nhắc tới hệ quả này trong tác phẩm của mình, hình ảnh làm bánh tét trong dịp Tết đến xuân về của gia đình thím Ba, của mẹ thím là những hình ảnh mộc mạc và bình yên đến lạ. Bánh tét, tét là đọc chệch đi của Tết, là thức quà mà chỉ đƣợc làm vào những dịp đặc biệt, với gia đình thím Ba thì dịp đặc biệt ấy chỉ là Tết. Hình ảnh chiếc bánh tét là biểu tƣợng của một năm đầy đủ, sung túc, ấm no của gia đình. Chú Ba Khuôn đi làm cả năm cả tháng cũng chỉ để sắm Tết, để có một nồi bánh tét bốc khói nghi ngút để thằng Sơn, thằng Phát sum vầy bên nồi bánh bốc khói nghi ngút thơm nức mũi của mùi là chuối, nhân chuối chín: “...bốn đòn bánh tét đang rục chín trong nước đương sôi ùng ục. Khói nước trộn lẫn mùi lá chuối bay lên tỏa thơm mùi vườn tược ấm cúng, la đà trong bếp nhỏ....bánh tét có nhưn chuối thiệt là rệu,
còn đậu trắng xung quanh thì phải mềm, nếp phải có nhựa nhiều và dẻo” [24, tr.
469-470].
Hệ quả thứ hai của tính thiết thực là tinh thần trọng võ, trọng làm ăn buôn bán hơn văn chƣơng. Cuộc sống đầy bất trắc (cọp beo, giặc cƣớp) nên phải có sức khỏe, trong văn học xƣa cũng phản ánh đặc điểm này. Nếu nhƣ ở miền Bắc
coi Truyện Kiều là sách gối đầu giƣờng thì ở miền Nam lại ƣa chuộng Lục Vân
Tiên, bởi nhân vật chính là con ngƣời toàn tài giỏi võ, thiên về hành động, ra tay
tƣơng trợ kẻ yếu thế. Theo dòng của Văn học hiện đại, tác phẩm Lớp lớp phù sa
có quá nửa nhân vật giỏi võ, trọng nghĩa khinh tài. Trong tác phẩm của mình, ta nhận thấy Kiệt Tấn không có lấy một cảnh miêu tả bình thơ hay văn chƣơng nhƣng có rất nhiều dòng văn kì bút xây dựng cảnh thi tài võ thuật hay những
50
bƣớc đi quyền của nhân vật, đặc biệt là những cảnh tả cuộc đối đầu võ thuật giữa các nhân vật:
“Bắt đầu hiệp tư, Năm Thẹo tung quyền cước vài thế rồi giở ngón thực hiện dự tính của mình. Y cum tay trái theo một hư chiêu, cố tình đánh chậm vào mặt ông Đương. Ông vừa đưa tay mặt lên tạt ngang hất tay địch thủ thì bỗng y nương theo đà hất đó, lẹ làng xoay người nửa vòng đồng thời lướt tới giựt cùi chỏ mặt được giấu kín xẹt vào quai hầm ông Đương. Ông Đương chỉ kịp niểng đầu ra sau né cú chỏ độc hiểm trong đường tơ kẽ tóc, còn nghe gió lướt dưới cằm. Nhưng cũng vì né đòn vậy mà bụng ông để trống. Chỉ chờ có vậy, Năm Thẹo tung một đá thốc vào bụng địch thủ. Ông Đương vội vàng vận nội công chịu đòn, đồng thời thối lui một bước cho đòn đá nhẹ bớt. Đầu ngọn cẳng Năm Thẹo nhấn ông Đương bật vào góc đài, lưng ngửa lên cột nhưng không té. Dưới đài Ba Thiên buột miệng la lớn: “Nguy tai”...Cùng lúc với tiếng la, mọi người bỗng thấy ông Đương vọt lên trên cao như pháo thăng thiên, hai chân ông chớp
lia tơ điện xẹt. Năm Thẹo loạng choạng dạt ra rồi té bật ngửa trên sàn đài”.[24,
tr. 193-194].
“Một tên liền quay sợi dây luộc đầu có buộc chì nặng rồi quăng vào chưn lão Đương. Lão nhảy phóc lên tránh khỏi. Nhưng khi vừa rớt xuống mặt đất, lão chỉ kịp rút một chưn lên, chưn còn lại đã bị sợi dây buộc của tên thứ hai quấn vô kéo té. Lão tự động lăn thêm mấy vòng nữa, rồi nắm sợi dây quấn ở chưn mình giựt mạnh. Tên thuộc hạ té nhào tới trước bị lão thuận tay xáng cho một con lên đầu phun máu, té lộn mèo ra sau. Chớp lấy cơ hội địch thủ còn đương lăn lộn trên mặt đất, Tư Trà chém vút xuống một đường đại tấu quyết liệt. Lão Đương lăn mình ra xa, đại tấu chém phụp xuống mặt đất một đường dài sâu hoắm. Lão Đương vừa dậy được thì đại tấu đã xả tới chém tiếp vào ngực. Lão sàng mình qua một bên né được, đoạn quay lựng dợm bỏ chạy. Tư Trà phóng mình rượt theo. Sợi dây quấn ở chưn vướng víu, lão Đương bất thần khựng lại. Nắm được lợi thế, Tư Trà vụt tốc chém xuống lưng lão Đương cấp kỳ, thanh đại tấu chực xả lão già ra làm hai mảnh… Hức! Một tiếng kêu ngắn ngủn bật lên tắc nghẹn,
51
Tư Trà té lật ra sau như thân cây bị đốn, miệng há hốc cố hớp lấy hơi thở.”[24,
tr. 321-322]
Đúng là con ngƣời Nam Bộ ƣa hành động, trọng võ học, ƣa cách nói ngắn gọn hơn cách trình bày dài dòng rƣờm rà. Võ học là một trong những niềm yêu thích của con ngƣời nơi đây, họ học võ để rèn luyện thân thể, để dùng khi phòng thân chứ không phải để đánh nhau, gây hấn thù. Chính vì điều này, ta thấy trong tác phẩm của Kiệt Tấn các phân cảnh đấu võ sống động luôn luôn đƣợc ông xây dựng kì công với ngòi bút miêu tả tỉ mỉ từ đƣờng đƣa tay, múa chân, các cú nhảy, lực đƣa quyền tới biểu hiện trên gƣơng mặt của nhân vật. Chính tinh thần thƣợng võ giúp cho con ngƣời nơi đây có thêm khí chất mạnh mẽ, hình thể khỏe khoắn để đƣơng đầu với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Tính thiết thực thể hiện đặc trƣng của con ngƣời Nam Bộ, họ là những con ngƣời thiên về lí trí hơn ủy mị, coi trọng thực tế hơn những mộng mơ, ảo vọng. Tinh thần trọng võ khiến con ngƣời Nam Bộ trở nên mạnh mẽ, họ sẵn sàng ra tay tƣơng trợ kẻ yếu khi cần thiết. Đây chính là một trong những đặc điểm riêng biệt của con ngƣời nơi đây so với các vùng miền khác trên Tổ quốc.