Nét đẹp ẩm thực

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong tác phẩm Lớp lớp phù sa của Kiệt Tấn (Trang 60 - 62)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Nét đẹp ẩm thực

Ẩm thực là một trong những nét đẹp văn hóa, con ngƣời ăn uống không phải chỉ để thỏa mãn nhu cầu hàng ngày mà trên hết là sự thể hiện bản sắc văn hóa của từng vùng, từng miền, từng quốc gia dân tộc. Trong mỗi quốc gia lại chia ra thành các miền, mỗi miền lại có một nét văn hóa ăn uống đặc thù, tạo nên đặc trƣng riêng biệt để phân biệt giữa vùng này với vùng khác. Phong cách ăn uống một phần phản ánh thói quen sống và tính cách con ngƣời. Con ngƣời tỉ mỉ thì món ăn cũng chỉn chu, kĩ càng, con ngƣời phóng khoáng, ƣa sự đơn giản thì món ăn cũng đƣợc phô bày theo phong cách phóng khoáng của chính chủ nhân làm ra nó. Ẩm thực là nghệ thuật và cũng là văn hóa của con ngƣời.

Bởi nó là văn hóa nên không thể so sánh ẩm thực của vùng này, quốc gia này cao hơn vùng khác, quốc gia khác mà ngƣời ta chỉ có thể so sánh những nét tƣơng đồng và khác biệt của nó mà thôi. Trên quốc gia hình chữ S này, nếu nói đến tính hoang dã và tính sáng tạo trong văn hóa ẩm thực thì tức là ta đang nói đến văn hóa ẩm thực Nam Bộ. Nam Bộ là vùng đất trù phú với nhiều nguồn lợi tự nhiên nên đặc tính ăn uống của cƣ dân nơi đây là gắn với tự nhiên, các món ăn có nhiều nguồn gốc từ tự nhiên và đƣợc chế biến thành nhiều món khác nhau. Ngƣời ta nói ẩm thực của cƣ dân Nam Bộ lạ mà hoang dã, phản ánh rõ nét nhất của tính hoang dã chính là việc con ngƣời nơi đây có thể ăn cả những loài mang tính hoang dã nhƣ: con còng, con ba khía, rắn lƣơn, ếch, nhái, chuột,…có khi họ

56

còn ăn cả cào cào, châu chấu, ve sầu và bọ xít. Đặc biệt, thịt chuột là một trong những món đặc sản, thƣờng ngày của ngƣời dân nơi đây, họ ăn trong những bữa ăn hàng ngày và ăn khi tụ họp gia đình con cháu, họ vừa ăn món khoái khẩu này vừa hàn huyên trò chuyện:

“Chuột đồng chiên vàng cháy đen giòn đầy ắp trong đĩa lớn, thơm phức mùi xả và mỡ chuột ngầy ngậy. Cậu Tư thò tay cầm lấy nửa con, lên tiếng:

- Ờ, năm nay anh chị tính sao cái vườn cam? Nếu tính ở nhà hái lấy ra

chợ Cái Răng bán thì tui với mấy đứa nhỏ qua hái tiếp cho anh chị.” [24, tr.

110]

Không chỉ đặc biệt trong ăn món gì, ăn con gì mà ẩm thực của ngƣời Nam Bộ còn đặc biệt ở cách kết hợp món ăn, đôi khi những trái xoài, trái chuối hay mấy con cá kết hợp hợp với cơm nguội cũng trở thành thức cao lƣơng mĩ vị đặc trƣng và ngon miệng: “Thím ốp một mo cơm nguội, với lại hai ba con mắm sặt sống bằng nửa bàn tay, chuối hột non, khế chua và gừng xắt mỏng. Thím rón rén ra sau vườn ngồi bẹp dưới đất gần mấy bụi rau thơm, rau húng lủi, rau dấp cá và giở mo cơm ra. Thím xé một miếng mắn sống, bốc một nắm cơm nguội bỏ vô miệng nhai ngấu nghiến. Rồi một miếng chuối chát, tiếp theo liền một miếng khế chua, một miếng gừng cay, một lá rau thơm ngắt ngay tại chỗ… Thím không khỏi tiếc giùm cho các bực vua chúa ngự trên ngôi cửu phẩm trùng đài. Các bực ấy đó có bao giờ được thưởng thức món cơm nguội với mắm sống ngon tuyệt

trần như thím…” [24, tr. 350-351]. Theo quan niệm của thím Tƣ thì đây là

“món ngon mà trời ban phát cho khắp cả mọi chúng, nằm ngay trong tầm tay của tất cả mọi người. Sống ở đời mà chưa biết thưởng thức món mắm sống là

chưa biết sống” [24, tr. 351]. Ngƣời Nam Bộ thích sự đơn giản nên các món ăn

đôi khi không cần chế biến quá cầu kì, chỉ cần ăn theo các cách khác nhau là đã có những món ngon mới lạ. Sự kết hợp các loại nguyên liệu khác nhau để tạo ra nhiều cách thƣởng thức mới mẻ là đặc sắc ẩm thực của ngƣời dân Nam Bộ, có khi một loại cá thôi nhƣng cũng chế biến đƣợc thành 20 món khác nhau với 20

57

công thức nấu khác nhau. Đây chính là sự sáng tạo trong việc chế biến các món ăn vô cùng phong phú của ngƣời Nam Bộ.

Không chỉ sáng tạo trong cách chế biến món ăn, ẩm thực Nam Bộ còn độc đáo trong kết hợp gia vị và nguyên liệu. Cách ăn của ngƣời miền Nam không giống với cách ăn của ngƣời miền Bắc. Nêm gia vị cho các món ăn của ngƣời miền Nam không phải có vị mặn trung tính nhƣ miền Bắc hay cay nồng nhƣ miền Trung mà vị của họ rất đặc biệt, đã cay là phải cay xé lƣỡi, đã mặn là mặn quéo lƣỡi nhƣ các món kho quẹt hay các món mắm cá sống, khi ăn phải cảm đƣợc cái vị mặn chát tan ở đầu lƣỡi: “Vị mắm tan ra trong miệng, thấm trên đầu

lưỡi vừa mặn, vừa ngọt dịu, vừa có mùi hương đồng nội thơm bát ngát” [24, tr.

351]. Không chỉ thích vị mặn, cay, ngƣời Nam Bộ còn đặc biệt thích ăn ngọt và chủ yếu ăn ngọt, nơi đây cũng chính là nơi sản sinh ra những món chè ngon nổi tiếng và những món bánh ngọt thơm ngon nhƣ bánh đúc lá dứa, bánh tét hay trái chuối nếp nƣớng. Nói tới bánh tét là nói tới một món ăn truyền thống vào dịp Tết của ngƣời Nam Bộ, có vị ngọt của “nhân chuối thiệt là rệu, còn đậu trắng

xung quanh thì phải mềm, nếp phải có nhựa nhiều và dẻo” [24, tr. 470], đấy là

thức quà có mùi hƣơng đặc biệt “Khói nước trộn lẫn mùi lá chuối bay lên tỏa

thơm mùi vườn tược ấm cúng” [24, tr. 469].

Ẩm thực miền Nam đa dạng và phong phú, tuy không cầu kỳ về trƣng bày nhƣ miền Bắc, đậm đà hƣơng vị nhƣ miền Trung nhƣng vẫn rất hấp dẫn bởi sự tƣơi ngon, dồi dào của nguyên liệu chế biến tạo ra nét rất riêng không pha lẫn. Điều đó làm nên sự chân chất, giản đơn mà độc đáo trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong tác phẩm Lớp lớp phù sa của Kiệt Tấn (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)