7. Cấu trúc của luận văn
2.2. Con ngƣời Nam Bộ
2.2.1. Phong cách sống của con người Nam Bộ
Vùng văn hóa Nam Bộ nằm trong lƣu vực sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu Long có khí hậu hai mùa rõ rệt kết hợp với mênh mông sông nƣớc và kênh rạch chằng chịt. Với đặc thù này, cƣ dân nơi đây học cách dung hòa cùng sông nƣớc, khai thác các nguồn lợi thủy sản phục vụ cho cuộc sống thƣờng ngày. Cũng bởi vậy, sông nƣớc luôn là nguồn gợi thƣơng, gọi nhớ với những ngƣời con xa quê nhƣ Kiệt Tấn.
Biểu tƣợng của văn hóa Nam Bộ là sông nƣớc, sông nƣớc cũng chính là nguồn sống của con ngƣời vì thế cƣ dân vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long chủ yếu làm nhà có khuynh hƣớng trải dài ven kênh, ven sông để tiện cho việc đi lại và các sinh hoạt thƣờng ngày. Bởi gắn bó với sông nƣớc nên hoàn cảnh sống và cung cách sinh hoạt của ngƣời Nam Bộ có phần đặc biệt hơn so với các vùng khác. Tất cả những điều này đều đƣợc Kiệt Tấn ghi lại từ những hồi ức đẹp đẽ của một thời thơ ấu sống với gia đình trong tác phẩm Lớp lớp phù sa. Các nhân vật nhƣ vợ chồng chú Ba Khuôn, gia đình thím Tƣ, nhà thầy Bang,... tuy mỗi ngƣời một hoàn cảnh sống khác nhau nhƣng tổng thể họ đều tạo nên nét đặc trƣng trong phong cách sống của ngƣời dân miền sông nƣớc. Phần đầu tác phẩm ta không khỏi bồi hồi với hình ảnh vợ chồng chú Ba một mình đơn chiếc ở cù lao ông Chƣởng, mƣợn ruộng để cấy hái. Trong quan niệm của những nhƣ vợ chồng chú thì không phải cứ làm là sẽ có ăn mà phải làm cật lực mới sống đƣợc “Phải làm mới có ăn. Phải làm, và làm vất vả đổ mồ hôi xót con mắt,
40
như mọi tá điền khác. Mượn mùa trước trả mùa này, mượn mùa này trả mùa
sau. Cứ như vậy, nợ kinh niên” [24, tr. 16]. Không chỉ một mình vợ chồng chú
mà rất nhiều ngƣời dân Nam Bộ trong những năm 1920 phải sống nhƣ thế “Có
người đã trốn nợ, dắt vợ con lén qua miệt khác làm ăn” [24, tr. 16]. Vì thế, hình
ảnh con ngƣời lẫn trong đồng ruộng dƣới cái nắng gắt của mùa gặt hái là điều không hiếm gặp ở vùng đồng bằng sông nƣớc này. Những tá điền nhƣ vợ chồng chú Ba, mẹ con Hai Hƣờng hàng năm vẫn phải gánh gạo trả chủ điền, rồi lại vay gạo ăn, cứ thế nợ năm này qua năm khác, vụ này sang vụ nọ.
Giống nhƣ bao ngƣời nông dân trên khắp mọi miền đất nƣớc, ngƣời nông dân Nam Bộ trƣớc kháng chiến chống Pháp cũng đều thuộc phận tá điền phải làm thuê cho chủ điền, phải cắn răng cam chịu những ức hiếp để đáp ứng những thú vui quái dị của quý tử nhà giàu. Ấy là cái sở thích xem thân thể đàn bà, từ những ngƣời có con đến đứa con gái mới bắt đầu tuổi dậy thì, nó khiến Kiệt Tấn đôi khi phải mƣợn giọng nhân vật để thể hiện sự uất ức đến “bể phổi”: “Mẹ tổ các quân bất nhơn! Con gái người ta mới lớn mà đòi coi cho được! Sao trời
không đánh cái quân chó đẻ đó?” [24, tr. 39]. Không chỉ nợ nần các chủ điền,
ngƣời dân Nam Bộ bấy giờ còn có rất nhiều những hoàn cảnh tội nghiệp “Nghèo rớt mồng tơi” nhƣ vợ chồng chú thím Tƣ: “vợ chồng chú thím Tư ở hiền mà sao nghèo quá xá… Con cái không có quần áo mà bận. Chú Tư đi phát cỏ dọn đất mướn cho người ta, dìa nhà còn phải lo kéo chài quẳng lưới kiếm thêm rồi cũng
hổng đủ ăn” [24, tr. 266]. Thế rồi, chú Tƣ chết đuối dƣới sông để lại năm đứa
con thơ nheo nhóc và một ngƣời vợ đơn chiếc, cái nghèo, cái khổ cái túng bấn cứ bủa vây, những con ngƣời ấy dựa vào đâu, bấu víu vào đâu để sống, họ chỉ có thể dựa vào sông nƣớc, dựa vào cá tôm nơi con sông chảy siết để mƣu sinh qua ngày “Mẹ con thường ra đồng hái rau nhút, bắt ốc bưu, ốc lát, mò cua, nơm cá
hoặc cắm câu đắp đổi qua ngày” [24, tr. 71].
Một đặc trƣng trong cách sống của ngƣời dân Nam Bộ mà Kiệt Tấn có nhắc tới trong tác phẩm của mình là việc ngƣời dân sinh sống trên các cù lao. Cù lao là phần đất nằm giữa sông do bồi đắp của dòng chảy lâu ngày, ngƣời dân làm nhà, sinh sống trên các cù lao để khai thác nguồn lợi từ sông nƣớc. Vợ
41
chồng chú Ba Khuôn, thím Tƣ và ngƣời dân sống trên cù lao đều dựa vào nguồn thủy sản và nguồn phù sa dồi dào để trồng cây trái, hình thành những miệt vƣờn.
Sống bên sông nƣớc, mƣa sinh cùng sông nƣớc chính là thói quen và cũng là văn hóa của ngƣời dân Nam Bộ. Hoàn cảnh và cách sống ấy của ngƣời dân một phần là do điều kiện tự nhiên với hệ thống sông ngòi chằng chịt, một phần là do nét đặc trƣng trong sinh hoạt ăn ở. Chính vì thế, con ngƣời tất yếu và tự nguyện sinh tồn cùng sông nƣớc, để sông nƣớc ngấm vào huyết quản nhƣ một phần thân thể không thể cắt rời.
2.2.2. Đặc trưng tính cách con người Nam Bộ
2.2.2.1. Tính trọng nghĩa
“Nghĩa phản ánh mối quan hệ xã hội, thể hiện sự quan tâm giúp đỡ người
khác mà không vụ lợi”, trọng nghĩa là “đề cao tinh thần trách nhiệm và hành vi
đạo đức bảo vệ trật tự xã hội, phù hợp đạo lí, nhằm duy trì cuộc sống yên bình cho toàn xã hội, đó là cách ứng xử mà con người sống ở đời nên làm, bất kể có
đem lại cho cá nhân mình lợi ích gì hay không” [16, tr. 672]. Với tƣ cách là một
trong những giá trị đạo đức nền tảng đề cao tinh thần trách nhiệm và hành vi bảo vệ trật tự xã hội, trọng tình nghĩa là một giá trị phổ quát mà hầu nhƣ dân tộc nào cũng có, nhƣng do có sự khác biệt nhau về không gian văn hóa, thời gian văn hóa mà tính trọng nghĩa trên thang bậc giá trị ở mỗi dân tộc, mỗi thời kì, mỗi vùng đất đều có sự điều chỉnh đôi chút cho phù hợp.
Trong phạm vi văn hóa Việt Nam, càng đi về phƣơng Nam tính trọng nghĩa lại đƣợc quan niệm khác đi một chút và đến vùng đất Tây Nam Bộ, trọng nghĩa đã trở thành một trong những giá trị quan trọng nhất, trở thành giá trị đặc trƣng trong tính cách của con ngƣời nơi đây. Có thể xem tính trọng tình và tính cộng đồng là nguồn gốc đầu tiên hình thành nên tính trọng nghĩa của ngƣời Việt Tây Nam Bộ bởi lẽ “Tính trọng tình hình thành trong môi trường làng xã khép kín của Bắc Bộ với những người sống ổn định, quen biết nhau rất rõ, có nhu cầu tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Trong khi đó thì Nam Bộ là đất của dân tứ xứ, con người không quen biết nhau, nhưng cũng có nhu cầu tương trợ giúp đỡ lẫn
42
nhau, do vậy cơ sở của quan hệ giữa họ ở đây không phải tình mà là nghĩa”
[31]. Từ trọng tình đến trọng nghĩa là một bƣớc phát triển mới phù hợp điều kiện tự nhiên và xã hội của vùng đất Tây Nam Bộ. Ngƣời nông dân di cƣ vào Tây Nam Bộ là những ngƣời liều mình đi tìm đất sống, để có thể trụ lại vùng đất mới lạ lẫm, đầy thử thách này, họ phải tụ họp lại nƣơng tựa, đùm bọc lẫn nhau. Tuy đến từ nhiều vùng đất khác nhau nhƣng ở họ có cùng điểm chung đó là sự liều lĩnh, mạnh mẽ, giàu nghị lực, đầy nghĩa khí và đây chính là cơ sở cho sự hình thành tính trọng nghĩa. Cuộc sống cộng cƣ giữa các tộc ngƣời có nguồn gốc, đặc điểm lịch sử, văn hóa khác nhau cũng đã tạo nên một thái độ ứng xử rất riêng ở Tây Nam Bộ: tính chất “tứ xứ” đã làm cho các tộc ngƣời, lớp ngƣời đến đây có một tinh thần phóng khoáng, cởi mở nên dễ dung hòa, dễ tiếp nhận những yếu tố văn hoá khác.
Không gian văn hoá của Tây Nam Bộ cũng góp phần hình thành nên tính trọng nghĩa. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Tây Nam Bộ là vùng đất lành hiếm khi có bão, thêm vào đó thảm động - thực vật ở đây lại vô cùng phong phú, đa dạng, khí hậu dễ chịu, đời sống đa dạng nên con ngƣời sống với nhau chân thành, cởi mở và giản dị, không quá coi trọng tiền tài, của cải vật chất. Tuy nhiên, để có thể đón nhận đƣợc sự giàu có mà thiên nhiên ban tặng cho mình thì con ngƣời nơi đây cũng phải nỗ lực rất nhiều bởi lẽ Tây Nam Bộ vốn là vùng đất chƣa từng đƣợc khai phá trong nhiều thế kỉ nên trong buổi đầu khai hoang mở đất, trong điều kiện đất rộng ngƣời thƣa, vùng đất mới khai phá còn hoang sơ với đầy rẫy những hiểm nguy bất trắc đang rình rập đòi hỏi con ngƣời phải đoàn kết, sống nƣơng tựa vào nhau, hết lòng vì việc nghĩa.
Do hoàn cảnh sống tƣơng đối đặc biệt của mình, đa phần ngƣời dân Tây Nam Bộ sống theo lối phóng khoáng, an nhiên, tự tại. Họ có đi học nhƣng không chú trọng lắm đến việc khoa cử. Quyển sách “gối đầu giƣờng” của tầng lớp trí thức Tây Nam Bộ là sách Minh Tâm bửu giám - là tập hợp những trích đoạn của hệ tƣ tƣởng trong các sách Nho giáo, Lão tử, Phật giáo. Nó bao gồm những câu nói mang tính chất giáo huấn, khúc chiết về đạo đức, triết lí nhân sinh, nhằm rèn
43
luyện tâm hồn, bồi dƣỡng đức hạnh, hƣớng dẫn việc ứng xử hằng ngày. Do đó, vấn đề đạo đức, lễ nghĩa ở Tây Nam Bộ rất đƣợc xem trọng.
Tính trọng nghĩa của ngƣời Tây Nam Bộ dẫn tới những hệ quả nhất định trong tính cách của con ngƣời nơi đây đó là sự hào hiệp, sự hiếu khách và tính thẳng thắn, bộc trực trong phong cách sống và lối hành xử bình dị thƣờng ngày. Trong tác phẩm Lớp lớp phù sa, dƣới ngòi bút tái hiện về quê hƣơng của Kiệt Tấn, ta thấy hiện lên nổi bật là hình ảnh của những con ngƣời sống hết mình, sẵn sàng dang tay đùm bọc, sẻ chia, đó là cách sống rộng rãi, đối đãi với nhau bằng tấm lòng, không quan tâm chuyện đƣợc mất, hơn thua. Đọc thiên truyện dài của Kiệt Tấn, ta không khỏi bồi hồi, khâm phục trƣớc hành động của chú Ba Khuôn, của Lão Thần Y, của Bảy Đãi khi hết mình giúp đỡ những ngƣời yếu thế gặp hoạn nạn. Dân gian truyền tai nhau câu ca dao “Trong cơn hoạn nạn mới tỏ lòng nhau”, trong cái chết tức tƣởi của chú Tƣ, ta không chỉ đau thƣơng trƣớc cái đói khổ của ngƣời dân Nam Bộ mà hơn hết ta xúc động trƣớc hành xử của chú Ba.
Đó là nét tính cách văn hóa đẹp, rất văn minh và đáng trân trọng của con ngƣời miền Tây. Hoàn cảnh gia đình chú Ba cũng không khá giả, chú chỉ có một món tiền khiêm nhƣờng đã chắt mót từ lâu để mua đồ sắm Tết cho vợ con nhƣng ngƣời đàn ông nghèo ấy chấp nhận dùng cả số tiền ít ỏi duy nhất ấy để mua hòm chôn ngƣời đã khuất, chấp nhận hi sinh lợi ích của bản thân để đền đáp cho một chữ nghĩa: “Chú tưởng tượng nét mặt buồn xo của vợ chú, khi chú trở về tay không, không có xấp vải bánh ú mà thím Ba đã chờ đợi cả năm nay. Thằng Phát mếu khóc khi không có áo mới bận Tết, rồi thằng Sơn mít ướt cũng ré khóc theo. Không có dưa hấu, không có bánh mứt, không có thèo lèo cứt chuột! Một cái Tết không có chút gì là Tết. Cũng tầm thường như mọi ngày. Như mọi bữa. Như mọi hôm... Nhưng hình ảnh người đờn ông nằm chết lạnh lẽo trong căn nhà lá lụp xụp, với độcc một các quần xà lỏn trơ trụi và cái khăn cũ rách đắp trên mặt lại
lởn vởn trở về trong đầu chú.” [24, tr. 283]. Mặc dù trong tâm trí, chú Ba cũng
có những xót xa, dằn vặt cho số phận của chính mình và gia đình nhƣng với trái tim bao dung và giàu tình cảm khi chứng kiến số phận của thím Tƣ và năm đứa
44
con nhỏ nheo nhóc, một ngƣời đàn ông đầy bản lĩnh mang khí phách miền Tây nhƣ chú không thể làm ngơ trƣớc tình cảnh vợ con của ngƣời bất hạnh, xấu số qua đời vì cuộc mƣa sinh. Trong lòng chú dấy lên sự cảm thƣơng sâu sắc
“Người đờn ông bước lẹ, trái tim trĩu nặng thương xót buồn rầu, xen lẫn căm hờn phẫn uất. Một người hết sức hiền lương mà sao lại mạng bạc? Chết đã yên
phận hẩm hiu, nhưng còn vợ, còn con biết để lợi ai nuôi đây?” [24, tr. 281], chú
thƣơng cho số phận gia đình chú Tƣ. Chú tƣ thì hiền lành, chịu khó nhƣng đoản mệnh, bỏ mạng trong lúc kiếm sống nuôi gia đình, còn thím Tu thì sức khỏe không tốt giờ lại chỉ có một thân một mình gồng gánh nuôi năm đứa con nhỏ. Chú cảm thƣơng cho hoàn cảnh của những ngƣời nghèo nhƣ chú, quanh năm vất vả mà vẫn không đủ ăn, đủ mặc. Tuy nhiên, so với gia đình chú Tƣ thì ít ra chú Ba Khuôn còn khá giả hơn, thằng Phát, thằng Sơn vẫn có cái để ăn, có quần áo lành để mặc, thậm chí còn đƣợc đi học chữ, nhƣ thế đã hơn hẳn cái cơ cực, bần hàn so với năm đứa con của ngƣời bất hạnh “Đứa con cái lớn đã mười ba tuổi rồi mà chỉ bận độc có một cái xà lỏn, không có áo che thân. Đứa con gái kế thì
bận áo khính dài thòn, không có quần. Ba đứa sau trần truồng trụi lủi” [24, tr.
280]. Ngƣời miền Tây là thế, họ giàu lòng thƣơng, sự nhân ái, chú Ba vì chữ nghĩa mà không thể buông tay, làm ngơ đƣợc, cũng vì nhớ ân nghĩa ngày xƣa vợ chú chuyển dạ may có thím Tƣ đỡ đần mà chú sẵn sàng đem toàn bộ số tiền dành dụm cả năm để mua hòm chôn cất chú Tƣ thay vì đi sắm Tết cho cả nhà. Hành động của chú Ba xuất phát từ truyền thống đoàn kết, tƣơng thân tƣơng ái của dân tộc.
Tây Nam Bộ là vùng đất của dân tứ xứ, con ngƣời vốn không quen biết nhau, phải đối mặt với những nguy hiểm từ vùng đất mới dẫn đến nhu cầu tƣơng trợ lẫn nhau. Hơn nữa, Nam Bộ còn là đất của những lƣu dân bần cùng, những ngƣời đi đày vô sản nên ngƣời Nam Bộ liều lĩnh, đầy khí phách. Họ là những con ngƣời ƣu hành động, ứng xử thì bộc trực, thẳng thắn. Đối với họ, ngƣời đạo nghĩa là ngƣời ăn ở có trƣớc sau, dám hi sinh lợi ích, tính mạng của bản thân để giúp đỡ ngƣời khác mà không phân biệt giàu nghèo, sang hèn. Ở đây, trong tác phẩm này, điều đáng nể phục là hành động “Lá rách ít đùm là rách nhiều” của
45
chú Ba, vào khoảnh khắc nguy cấp họ sẵn sàng đặt lại lợi ích của bản thân ở phía sau để hành động vì chữ nghĩa. Đây chính là lòng thƣơng ngƣời, là tấm chân tình cùng chia sẻ với những con ngƣời khốn khổ của chú Ba Khuôn nói riêng và của ngƣời dân Nam Bộ nói chung.
Tính trọng nghĩa khinh tài trở thành một đặc trƣng riêng của ngƣời Tây Nam Bộ, khinh tài ở đây không phải là coi thƣờng tiền tài mà là đặt tiền tài sau cái nghĩa, cái tình:
“Tiền tài như phấn thổ Nghĩa trọng tợ thiên kim Con le le mấy thuở chết chìm
Người bạc tình bạc nghĩa kiếm tìm làm chi…”
(Ca dao) Một nhân vật nữa cũng mang nét đặc trƣng tính cách trọng nghĩa của ngƣời Tây Nam Bộ là Lão Thần Y, nhân vật đƣợc Kiệt Tấn dụng công xây dựng theo cách hết sức đặc biệt và mang nhiều màu sắc thần bí, huyền thoại. Lão Thần Y là cha ruột của thím Ba, lão hành nghề y, bốc thuốc chữa bệnh cho mọi ngƣời, lão thƣờng ngao du đó đây chứ không ở yên một chỗ bao giờ. Ở lão toát lên sự phóng khoáng và nhân hậu của ngƣời Tây Nam Bộ. Lão là ngƣời bộc trực, thẳng thắn, thích làm theo ý mình, lão xuất hiện ở đâu là mang lại niềm vui